Chồng Trương Mỹ Lan được gỡ phong tỏa tài sản, người nhận hối lộ xin giảm án
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Hiện tại, công an phường Hoàng Liệt và Thanh tra Sở Văn hóa - Thể thao và Sở Thông tin - Truyền thông Hà Nội đã vào cuộc xác minh vụ việc và xử lý những đối tượng giả danh thanh niên xung phong.
Trước đó, vào ngày 19/3, trên mạng xã hội Facebook và TikTok không ngừng lan truyền hình ảnh một nhóm người trong trang phục thanh niên xung phong vào quán karaoke hát hò, nhảy nhót gây bất bình dư luận.
Theo như trong đoạn clip được đăng tải, nhóm này khoảng 10 người, bước vào quán karaoke, rồi đi ngang qua và bắt tay các nữ nhân viên của quán hát. Tiếp đó là hình ảnh hát hò, nhảy nhót của nhóm người này bên trong phòng hát. Đoạn cuối là cảnh nhóm người mặc đồ thanh niên xung phong chào tiễn biệt một nhóm phụ nữ, cảnh quay trước cửa quán karaoke Paris Club Linh Đàm cơ sở 2, chung cư HUD2 Twin Towers (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội).
Sau khi bị nhiều người dùng mạng xã hội phản ứng dữ dội, kênh TikTok "Karaoke Paris Club Linh Đàm" đã nhanh chóng gỡ bỏ video nói trên. Ngay lập tức trong chiều 19/3, ông Võ Xuân Trọng, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai cho biết đã nắm bắt được thông tin phản ánh, đồng thời chỉ đạo các đơn vị liên quan vào cuộc xác minh, xử lý hành vi vi phạm (nếu có).
Sáng 20/3, báo Công Thương thông tin ông Ngô Văn Trang, pháp nhân quản lý hệ thống Paris Club - nơi đăng tải đoạn clip nói trên đã xác nhận sự việc. Nói về đoạn clip gây "sóng gió", ông Trang tiết lộ nhóm thanh niên mặc trang phục biểu diễn có màu sắc và kiểu dáng giống trang phục của lực lượng thanh niên xung phong là bạn của một nhân viên đang làm việc tại quán. Nhóm người này đến quán tổ chức liên hoan chia tay một số bạn nhân viên vừa khám nghĩa vụ quân sự, chuẩn bị lên đường nhập ngũ. Một nhân viên đã quay video và đăng trên kênh TikTok mang tên quán. Kênh Tiktok này được một nhân viên quản lý.
Ngay sau khi phát hiện sự việc, ông Trang đã yêu cầu nhân viên gỡ clip ngay lập tức. Người quản lý nói rằng đây là ý tưởng bộc phát của nhóm bạn trẻ, nhân viên của quán do có phần thiếu hiểu biết nên đã đăng tải lên mạng xã hội, làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của lực lượng thanh niên xung phong. Ông Trang nói thêm, công ty đã quán triệt tới toàn thể nhân viên, nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc quay clip tại cơ sở cũng như đăng tải trên mạng xã hội, không để ra những sự việc tương tự.
Được biết ngoài video trên, kênh TikTok "Karaoke Paris Club Linh Đàm" còn đăng tải hàng chục video với các cô gái nhảy nhót, uốn éo trong trang phục "thiếu vải", hở hang, có phần dung tục, phản cảm khác, không đúng thuần phong mỹ tục để câu view, câu like, kéo khách cho quán.
Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật cho biết, chưa rõ động cơ, mục đích Karaoke Paris Club Linh Đàm dàn dựng, đăng tải video trên là gì, song nội dung này đã ảnh hưởng xấu tới hình ảnh thanh niên xung phong, hình ảnh người Bộ đội cụ Hồ. "Nếu video này bị các thế lực thù địch, bất mãn chính trị, phản động lợi dụng để xuyên tạc, chống phá là rất nguy hiểm", Luật sư Luật sư Diệp Năng Bình đánh giá.
Luật sư Diệp Năng Bình cho biết thêm, trang phục thanh niên xung phong gồm: Đồng phục, cấp hiệu, phù hiệu, biển tên và thẻ thanh niên xung phong.
Đồng phục thanh niên xung phong gồm: Quần, áo ngắn tay và dài tay, ba lô, thắt lưng, mũ, giày, tất, ủng, dép và cà vạt, được sử dụng đồng bộ đối với cán bộ, đội viên thanh niên xung phong khi thực hiện nhiệm vụ.
Luật sư Diệp Năng Bình dẫn quy định tại Điều 4 Nghị định 12/2011/NĐ-CP ngày 30/01/2011 của Chính phủ cho biết, thanh niên xung phong có nhiệm vụ như giáo dục, rèn luyện, đào tạo và bồi dưỡng văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức và chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho đội viên, cán bộ quản lý thanh niên xung phong...
"Chính vì vậy việc sử dụng đồng phục của thanh niên xung phong (giả sử là thật) không đúng mục đích hoặc lồng ghép tạo cho người khác lầm tưởng là hình ảnh Bộ đội cụ Hồ là vi phạm pháp luật", Luật sư Diệp Năng Bình phân tích.
Vẫn theo Luật sư Diệp Năng Bình, việc sử dụng hình ảnh của lực lượng vũ trang, tổ chức, cá nhân khi không được sự đồng ý hoặc sử dụng sai mục đích, quy định sẽ được xử phạt tại điểm e, khoản 3, Điều 102, Nghị định 15/2020/NĐ-CP, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
"Mức phạt đối với hành vi này từ 10 đến 20 triệu đồng. Mức phạt sẽ tăng gấp đôi nếu là tổ chức có hành vi vi phạm", Luật sư Diệp Năng Bình nói.
Trương Mỹ Lan viết đơn xin miễn giảm gần 700 tỷ án phí giai đoạn 1 Thảo Mai17:49:39 30/10/2024Dự kiến từ ngày 4-11 đến ngày 25-11, TAND Cấp cao tại TP.HCM sẽ xét xử phúc thẩm giai đoạn 1 vụ án Vạn Thịnh Phát để xem xét kháng cáo của bị cáo Trương Mỹ Lan, 47 bị cáo khác và các bị hại cùng một số người có quyền lợi và...
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
0 | 1 Thảo luận | Báo cáo