Đã tìm thấy bé Hạo Nam và đưa về nhà, mẹ ruột khóc rồi ngất lịm trước bàn thờ con trai
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Sau khi bị nhận về nhiều ý kiến trái chiều, cô giáo K.T.G đã xóa bài đăng và khóa bình luận trên trang cá nhân. Cách đây chưa lâu, dư luận cũng được 1 phen xôn xao về trường hợp cô giáo K.T.G - Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS - THPT huyện Đắk R'lấp (tỉnh Đăk Nông), có nguy cơ mất việc do phản ánh thông tin liên quan đến nhà trường trên mạng xã hội.
Giữa lúc toàn xã hội đang hướng về vụ việc bé trai 10 tuổi bị rơi xuống cọc bê tông 35m ở Đồng Tháp thì một cô giáo có tên K.T.G đã lên án công tác cứu trợ cháu bé. Theo đó, cô cho rằng nếu các ban ngành Việt Nam yếu kém không cứu được cháu bé sớm thì mời quốc tế đến cứu, cụ thể là Mỹ đến.
Cô bình luận rằng chắc là do nhục nhã, sĩ diện nên là không dám mời quốc tế, Mỹ đến cứu trợ, chắc lo sợ bị khui ra nhiều vấn đề... Thậm chí cô nói thêm rằng, công tác cứu trợ quá kém, chậm chạp nên sợ bị quốc tế phanh phui nên không dám nhờ quốc tế.
Quan điểm này ngay lập tức nhận nhiều "gạch đá" từ phía cư dân mạng: "Nói vậy mà cũng nói được. Đợi Mỹ bay 30 tiếng tới rồi 10 tiếng thủ tục hải quan nữa chắc bé còn sống? Cô giáo ngớ ngẩn vậy", "Giáo viên mà thế này bảo sao bây giờ lớp trẻ có nhiều em ngỗ ngược là phải", "Nước Mỹ công nghệ thật đấy nhưng cô giáo quên rằng, nước xa không cứu được lửa gần"...
Sau khi bị nhận về nhiều ý kiến trái chiều, cô giáo K.T.G đã xóa bài đăng và khóa bình luận trên trang cá nhân. Cách đây chưa lâu, dư luận cũng được 1 phen xôn xao về trường hợp cô giáo K.T.G - Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS - THPT huyện Đắk R'lấp (tỉnh Đăk Nông), có nguy cơ mất việc do phản ánh thông tin liên quan đến nhà trường trên mạng xã hội.
Theo phản ánh của cô G., xuất phát từ việc học sinh dân tộc thiểu số được hưởng hỗ trợ của Nhà nước. Nhưng thay vì chi trả 100% cho học sinh, nhà trường đã "vận động" phụ huynh ủng hộ trở lại, và được phụ huynh đồng ý.
Theo nhà trường thì việc làm nói trên không sai, nhưng cô G. phản đối vì cho rằng phụ huynh rất nghèo, do nể nang nhà trường nên mới đồng ý, đó là cách vận động tự nguyện theo kiểu "bắt buộc". Được biết, cô G. cũng đã nhiều lần phản ánh các thông tin liên quan nhà trường lên mạng xã hội.
Trường yêu cầu cô G. viết cam kết dừng đăng tải các thông tin chưa được kiểm chứng của trường lên mạng xã hội Facebook. Nếu cô không thực hiện và tiếp tục tái phạm, trường sẽ thực hiện tinh giản biên chế theo quy định. Tuy nhiên, cô giáo này không đồng ý ký cam kết.
Do đó, lãnh đạo nhà trường đã nhóm họp để biểu quyết "tinh giản biên chế" đối với cô K.T.G. Sự việc nói trên gây xôn xao dư luận. Một số ý kiến cho rằng nhà trường có quyền xử lý giáo viên do đã đưa thông tin không kiểm chứng về nhà trường lên mạng xã hội.
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia pháp lý, việc làm nói trên của Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS - THPT huyện Đắk R'lấp là không bảo đảm nguyên tắc, quy định của pháp luật. Việc tinh giản biên chế đối với giáo viên phải thực hiện theo đúng quy trình, quy định, tiêu chuẩn của nhà nước, được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật.
Ở đây tiêu chí tập trung vào năng lực, trình độ chuyên môn, hiệu quả công việc, phẩm chất đạo đức, sức khỏe... để bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục. Việc tinh giản biên chế cần xem xét, căn cứ vào nguyện vọng giáo viên trên tinh thần tự nguyện. Không có quy định tinh giản biên chế đối với giáo viên có vi phạm trong việc tham gia mạng xã hội.
Mặt khác, nhà trường chỉ có quyền đánh giá, xếp loại, xử lý đối với giáo viên trong các mối quan hệ liên quan đến công việc chuyên môn theo quy định. Đối với các hoạt động ngoài xã hội của giáo viên, họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân nên việc xử lý phải tuân theo các quy định của pháp luật. Ở đây, khi cô G. viết Faceook về nhà trường, thì về mặt quan hệ pháp luật cô G. và đại diện nhà trường là hai chủ thể bình đẳng.
Nếu cho rằng cô G. viết Facebook về nhà trường không chính xác, lãnh đạo trường có thể yêu cầu cô G. đính chính, gỡ bài, xin lỗi...Trường hợp cô G. không chấp nhận, thì nhà trường có thể khởi kiện, tố cáo, khiếu nại ...lên cơ quan có thẩm quyền. Nhà trường không thể đứng ra chủ trì xử lý vấn đề này, vì sẽ vi phạm nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ pháp luật, nghĩa là "vừa đá bóng vừa thổi còi".
Vì không đồng ý với nội dung trên mạng xã hội mà tổ chức họp để biểu quyết tinh giản biên chế (cho thôi việc) đối với giáo viên là có dấu hiệu lạm quyền, trù dập giáo viên. "Thời gian qua, tôi yêu cầu trường giải trình một số vấn đề về chi tiêu tài chính.
Như khoản chi công tác phí cho giáo viên năm nay thấp hơn năm trước; học bổng cho học sinh dân tộc thiểu số của trường chỉ được nhận hơn 1,1 triệu đồng, trong khi một số trường khác học sinh được nhận cao hơn. Bức xúc những chuyện này, tôi đã chia sẻ thông tin lên mạng xã hội" - cô G. nói.
Diễn biến nóng vụ bé trai lọt vào trụ bê tông: Phát hiện mới ở độ sâu 30m, Đồng Tháp có động thái Jennie14:46:59 06/01/2023Được biết, để hỗ trợ công tác tìm kiếm Hạo Nam, chiều 5/1 các chuyên gia Nhật Bản được mời đến hiện trường để khảo sát, đánh giá hiện trạng để đưa ra giải pháp tốt nhất trên tinh thần sớm đưa xác bé trai lên mặt đất
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
37 | 0 Thảo luận | Báo cáo