Vũ Khắc Tiệp dứt tình, Ngọc Trinh cũng hết nghĩa, nghỉ chơi với cả Chị Ông Địa?
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Để gây dựng được một công ty hàng đầu trong lĩnh vực văn phòng phẩm với vốn hóa thị trường xấp xỉ 4.000 tỷ đồng như ngày hôm nay, ông Cô Gia Thọ - đã trải qua khoảng thời gian vất vả nắng mưa, đạp xe khắp thành phố bán bút bi dạo.
Hai chỉ vàng, 1 chiếc xe cà tàng mà làm nên cơ ngơi
Trước năm 1981, ông Cô Gia Thọ cũng như bao thanh niên thời bấy giờ chỉ nghĩ rằng bản thân phải nỗ lực kiếm tiền để giúp đỡ cuộc sống gia đình khấm khá hơn. Nối gót truyền thống gia đình là buôn bán ở khu chợ người Hoa tại quận 6, ông Thọ ngày ngày đạp chiếc xe cà tàng đi bán bút bi dạo khắp Sài Gòn. Khi tích cóp được 2 chỉ vàng, ông nhận thấy rằng thị trường nhu yếu phẩm tại Việt Nam bấy giờ rất thiếu, trong khi đó hầu như ai ai cũng cần có cây viết để học chữ.
Đến năm 1981, ông Cô Gia Thọ lập nên một xưởng sản xuất nhỏ với 20 nhân công. Ban đầu vốn liếng rất ít, chỉ với 2 chỉ vàng khởi nghiệp và tài sản lớn nhất là chiếc xe đạp cà tàng, ông chủ người Hoa phải kiêm rất nhiều khâu từ sản xuất, rao hàng, bán hàng và thu tiền. Vì vốn quá hạn hẹp nên ông Cô Gia Thọ phải dùng tiền xoay vòng, nghĩa là trong 1 tuần ông chỉ đủ chi phí sản xuất cho 3 ngày, đến ngày thứ 4 thì đem sản phẩm đi bán dạo tại các sạp báo ở Sài Gòn và chờ thu tiền luôn tại chỗ. Sau đó ông Thọ dùng tiếp số tiền này để sản xuất và để dành lợi nhuận gom góp trả lương cho nhân công. Vì vốn ít nên ông Thọ cũng không dám bỏ mối ở chợ Tân Bình bởi khi bỏ mối thì phải bỏ theo đơn sỉ và thu tiền sau. Ông Thọ và nhân công cứ loay hoay mãi như thế cho đến năm 1996 mới bắt đầu có doanh thu ổn định.
Chia sẻ về những khó khăn lúc mới khởi nghiệp, ông Cô Gia Thọ cho biết bà xã đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Khi đó, chị nhà có kinh nghiệm bán hàng cho một cơ sở sản xuất xà phòng do bà tự tay lập nên. Đây cũng là cơ duyên mà 2 người đến với nhau.
"Vợ tôi trước đây cũng có 1 cơ sở sản xuất xà phòng. Bà xã thương lấy xà phòng đi giao hàng. Bà không giao hàng xa mà chỉ phân phối ở miền Tây, chợ Bình Tây và Chợ lớn mới.
Còn tôi thì cũng kiêm đủ việc: Ở nhà quản lý sản xuất, lấy hàng đi giao và chiều trực thu tiền đem về mua nguyên liệu làm vốn tiếp, từ đó 2 người gặp nhau, quen nhau và lấy nhau. Sau này về làm cho Thiên Long, vai trò của chị từ hồi còn cơ sở cho đến công ty cổ phần đều nằm trong bộ phận quản lý, phụ trách mảng kinh doanh. Tuy sau này tôi sử dụng mô hình quản lý chuyên nghiệp nhưng cũng cần sự đóng góp của vợ. Bà có thể không trực tiếp làm nhưng cố gắng hỗ trợ nhân sự trong công tác kinh doanh, giờ thì lùi về là thành viên trong HĐQT và tiếp tục hỗ trợ, tin tưởng chồng", ông Thọ nhấn mạnh vai trò của bà xã trong sự thành công của mình.
Nhớ lại hành trình khởi nghiệp, ông Cô Gia Thọ cho biết thời điểm đó lĩnh vực này khá mới và nhỏ, chưa hề có cơ sở sản xuất nhu yếu phẩm nào ở Việt Nam. Ông cũng không có nhiều sự lựa chọn như bây giờ mà chỉ làm theo thực tế xã hội. Khi đất nước vừa giải phóng sau năm 1975, người dân phải đi xếp hàng nhận nhu yếu phẩm hàng ngày. Do đó, ông Thọ chỉ nghĩ rằng xã hội thiếu cái gì thì làm cái đó, đời sống cần gì thì tập tập trung phát triển sản phẩm đó.
Trong 40 năm qua, Thiên Long đã trải qua đầy đủ các mô hình phát triển kinh tế, từ kinh tế hộ gia đình, cá thể, cơ sở sản xuất, công ty TNHH rồi đến Công ty cổ phần và sau đó là niêm yết trên sàn chứng khoán. Từ những trải nghiệm song hành với từng thời điểm chuyển mình của đất nước, ông Thọ cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt của Thiên Long ở mỗi giai đoạn. Thị trường cũng có những bước tiến vượt bậc, các nhà quản lý cũng tìm cách thay đổi để phù hợp hơn với nhu cầu của người tiêu dùng.
Học hỏi và May mắn là 2 yếu tố tạo nên thành công cho ông chủ Thiên Long
Chủ tịch Thiên Long cho biết thành công của mình đến từ sự học hỏi và cố gắng không ngừng nghỉ, tuy nhiên cũng không thể thiếu yếu tố may mắn. Nhớ lại thời còn hàn thi vào khoảng năm 1992, vị doanh nhân cho biết có 1 lần đang lúc loay hoay tìm cách xoay vốn thì cơ sở của ông may mắn được Sở Lao động Thương binh & Xã hội hỗ trợ chương trình vay vốn 200 triệu đồng không lãi suất đối với doanh nghiệp thuê xưởng với quy mô 200 công nhân.
Do thời điểm đó không có mấy cơ sở sản xuất hội đủ điều kiện về hợp đồng lao động, kê khai thuế cùng những yêu cầu khắt khe khác nên ông Cô Gia Thọ đã quyết tâm chứng minh cơ sở mình đủ khả năng để vay vốn. Từ 200 triệu này, ông Thọ đã mở rộng xưởng sản xuất và thuê 200 nhân công rồi tăng số lượng đơn hàng, tìm cách tiếp cận với những thị trường lớn hơn và đà phát triển đi lên từ đó.
Mặc dù không có kiến thức nhiều về kinh doanh, cũng không qua trường lớp đào tạo nào nhưng ông chủ Thiên Long luôn tâm niệm phải học hỏi liên tục mới có thể phát triển. Vào năm 1993, các doanh nghiệp Đài Loan là những doanh nghiệp đầu tiên đầu tư vào Việt Nam. Do đó, chính phủ Đài Loan đã có chương trình hỗ trợ những doanh nhân trẻ người Hoa đi học về quản trị kinh doanh miễn phí tại Đài Bắc. Ông Cô Gia Thọ đã chớp lấy cơ hội này để tìm hiểu sâu hơn về cách quản trị một doanh nghiệp.
Đến năm 2002, Việt Nam bắt đầu xuất hiện nhiều chương trình học về quản trị kinh doanh, ông Cô Gia Thọ tham gia rất nhiều lớp học từ trong nước cho đến việc đi sang Mỹ để tham quan các mô hình nhà máy tại Mỹ và gặp gỡ các giáo sư để học hỏi thêm. Cũng từ đây, vị doanh nhân mới bắt đầu tìm hiểu về thị trường chứng khoán tại Mỹ, học hỏi dần và bắt đầu chuẩn bị hành trình cho công ty được niêm yết trên sàn. Đến năm 2010 Thiên Long mới được niêm yết trên sàn nhưng ông Thọ cho biết từ năm 2005 công ty đã bắt đầu có sự chuẩn bị mọi mặt.
"Thành công của tôi cũng không có bí quyết gì đặc biệt cả mà chỉ là sự học hỏi. Tôi thấy mình thiếu cái gì thì học cái đó, cũng như chúng ta thích ăn thì tìm ăn món đó. Tôi luôn khát khao học hỏi, không chỉ học người ngoài mà còn học từ chính nhân viên của mình. Khi công ty lớn mạnh, tôi tuyển kỹ sư giỏi, chuyên viên giỏi về làm cùng để qua đó học hỏi nhiều thứ từ họ.
Quá trình mình làm việc với nhau, trao đổi với nhau chính là sự học hỏi. Slogan của Thiên Long là học. "Sự học là trọn đời" và bây giờ đổi thành "Sức mạnh của tri thức". Trong công tác marketing cũng vậy, Thiên Long cũng như bao doanh nghiệp khác là muốn doanh số tăng lên từng ngày, tuy nhiên sứ mệnh của chúng tôi vẫn là phục sự học của học sinh, sinh viên.
Nhiều năm qua Thiên Long vẫn bền bỉ với chương trình tiếp sức mùa thi, chương trình mỗi năm một lớn và càng ngày càng mở rộng ra toàn quốc. Mặc dù chi phí tổ chức 1 chương trình tiếp sức không hề nhỏ", ông chủ Thiên Long từ tốn nói.
Bà Phương Hằng vừa sang Châu Âu đã đón tin vui, nhận đề cử giải truyền cảm hứng? Thảo Mai15:03:24 15/12/2024Kể từ khi sang châu Âu sinh sống, bà Phương Hằng hạn chế lên mạng xã hội phát ngôn. Thay vào đó, nữ CEO dành thời gian đi chơi, mua sắm xe. Mới đây, bà chủ Đại Nam còn nhận thêm tin vui khủng.
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Báo cáo