Bí mật hiếm ai biết về ông Công ông Táo, 23 tháng Chạp được dân gian tín ngưỡng
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Châu Phi được các quốc gia khác biết đến là một lục địa với nhiều tục lệ kỳ lạ và có phần khiếp đảm. Con người nơi đây tin tưởng vào thánh thần, tôn sùng sự dũng cảm và khi đánh dấu mốc trưởng thành của một người, họ luôn có những nghi lễ thật "đặc biệt" và "đau đớn".
Giết sư tử chứng tỏ sự dũng cảm
Maasai là một bộ lạc ở Kenya. Khi là một thành viên của bộ lạc, để mọi người biết đến "sự tồn tại" của mình và được tôn trọng, một người đàn ông
cần phải đạt được "cảnh giới Moran". Để có được địa vị mà ai cũng thèm khát đó, một nam thanh niên cần phải tự mình đi vào rừng và săn về được một con sư tử chỉ với một cây giáo để chứng tỏ sự dũng mãnh của mình. Lẽ dĩ nhiên, có người cũng sẽ phải bỏ mạng trong chốn rừng sâu.
Hai bộ lạc Samburu và Maasai được xem như hai bộ lạc thân thiện nhất ở Tanzania và Kenya. Họ sẽ luôn chào đón những vị khách lạ ghé thăm. Khi có khách đến, họ thường mời khách ăn thịt nướng. Tuy nhiên, sẽ có lúc, họ yêu cầu những vị khách của mình uống một loại máu tươi pha với sữa hoặc máu tươi rỉ ra từ một con vật sống để bày tỏ sự hiếu khách.
Đối với một số bộ lạc của Châu Phi, có một tục lệ đã ăn sâu vào máu của họ đó là kết liễu ai đó. Đối với họ, lấy mạng người không phải là một hành động đáng ghê sợ mà đó chỉ là một phong tục. Nạn nhân của những vụ này có thể là một người hoặc cũng có thể là cả một bộ lạc và thường nguyên nhân dẫn đến những lần kết liễu như thế này là để lấy tài sản.
Tục đấu bò
Đấu bò là một trong những môn thể thao phổ biến ở Mexico và Tây Ban Nha. Trên thực tế, loại hình giải trí này được sáng tạo ra bởi người Châu Phi và Châu Phi cũng xem đấu bò như một thứ đã ăn sâu vào văn hóa của mình. Tuy nhiên, ở Châu Phi, đấu bò là một trò chơi đáng sợ và nguy hiểm. Sẽ chẳng có bất kỳ một thiết bị nào để bảo vệ mạng sống cho những người đấu bò. Thế nên, chấn thương hay thậm chí tử vong là điều vẫn thường xảy ra ở những trận đấu bò của châu Phi.
Chữa bệnh bằng rắn độc, tôn sùng thầy thuốc
"Bitis arietans" là tên khoa học của một loài rắn độc sống chủ yếu ở các vùng thảo nguyên, đồng cỏ kéo dài từ vùng Maroc tới Ả Rập và toàn bộ Châu Phi. Ở bộ lạc Zulu của Châu Phi, những vị thầy thuốc được gọi là "Sangoma". Họ thường dùng loài rắn độc này để tiên tri và chữa bệnh cho người dân. Để chữa bệnh bằng loài rắn này, họ đặt đầu con rắn lại gần miệng của người bệnh và không ai biết chuyện gì có thể xảy ra nếu con rắn "đổi ý".
Trong nền văn hóa của nhiều nước Châu Phi, thầy thuốc là một nhân vật rất "thần thánh". Mọi người sẽ luôn tìm đến những người này khi bị bệnh và tôn sùng họ như thánh nhân vì sức mạnh "thần thánh" của họ. Niềm tin vào các bậc thầy thuốc của nhiều người Châu Phi lớn đến nỗi họ không "thèm" đến trạm xá, bệnh viện, nhà thờ hay phòng khám gì khi bị bệnh cả. Khi một người đến khám bệnh, họ cần phải đem theo trứng rắn hoặc trứng cá sấu. Trong một số trường hợp, những vị thầy "thần thánh" có thể muốn lấy răng nanh hoặc móng vuốt của một số loài sinh vật nguy hiểm như hổ, sư tử, voi, cá sấu, v.v.
Tục lệ " chuyện ấy lộn xộn"
Một trong những bộ lạc lớn nhất ở Uganda là Baganda. Bộ lạc này nổi tiếng với nhiều tục lệ "rùng rợn" và nguy hiểm. Một trong số những tục lệ đó chính là làm "chuyện ấy bừa bãi". Sau khi có một ai đó đánh dấu mốc trưởng thành của mình, cả bộ lạc sẽ ăn mừng và nhảy múa cùng nhau. Sau đó, họ có thể làm "chuyện ấy" với bất kỳ ai. Một người đàn ông có thể "làm" với nhiều người phụ nữ và ngược lại. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến dịch AIDS lây lan rộng ở bộ lạc này.
Ngoài ra, hủ tục "thừa hưởng vợ" là một trong những tục lệ lạ lùng nhất ở Châu Phi vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Anh hay em trai của một người đàn ông vừa mới chết có thể "thừa hưởng" người vợ góa của anh hay em trai mình. Lý do cho tục lệ này là vì họ muốn "tình thân" trong gia đình không bao giờ bị đứt và luôn luôn bền chặt. Tuy nhiên, đây là nguyên nhân
hàng đầu gây ra việc lây lan dịch AIDS ở những bộ lạc này. Vả lại, nó cũng hoàn toàn trái ngược với luân thường đạo lý và những nhân quyền cơ bản nhất.
Tục cắt bao quy đầu và "bông hồng" khi trưởng thành
Tục cắt bỏ bao quy đầu của đàn ông ở Châu Phi thoạt nhìn có vẻ không khác gì nhiều nơi trên thế giới nhưng thật ra nó đau đớn gấp nhiều lần. Tục lệ này được thực hiện như một dấu hiệu chứng tỏ một bé trai đã trưởng thành. Ở đây, họ dùng dao để cắt bao quy đầu và không hề có sự can thiệp của thuốc mê. Sau đó, những thanh niên đã "được" cắt bao quy đầu sẽ phải đi vào rừng sâu một mình để chứng tỏ sự dũng cảm của một người "đàn ông". Việc cắt bao quy đầu như thế này đã khiến không ít bé trai bị nhiễm trùng "cậu bé".
Bên cạnh đó, cắt bỏ "cô bé" cũng là phong tục tại Châu Phi, người phụ nữ sẽ phải chịu một nỗi đau thể xác vô cùng kinh khủng và chỗ ấy của họ sẽ bị "khâu sống" lại sau khi bị cắt bỏ bởi dao lam. Hủ tục này đã chính thức bị cấm dù thật sự nó vẫn còn tồn tại ở một số bộ lạc của Châu Phi. Khi người phụ nữ đến tuổi dậy thì sẽ bị đục một cái lỗ ở môi dưới. Sau đó, chiếc đĩa lớn hơn được thay thế liên tục theo sự trưởng thành của cô gái. nào sở hữu bờ môi với chiếc đĩa căng môi lớn nhất, thì cô đó là hoa hậu của bộ tộc. Không những căng môi làm đẹp, mà những của bộ tộc Surma còn xăm khắp cơ thể. Hình xăm là những vệt tròn, gồ lên như vết sẹo. Những hình xăm thường như ruộng lúa, chéo qua chéo lại như mưa rơi, ngoằn ngoèo như rắn bò. Những bầu ngực đẹp nhất khi nó có chi chít hình xăm và khuôn mặt đẹp nhất cũng là khuôn mặt có nhiều hình xăm cùng với cái đĩa to nhất trên môi.
Rạch da làm sẹo để đẹp hơn
Những người đàn ông bộ lạc quan niệm, làn da trần mịn màng trông rất xấu xí. Cơ thể phải nhiều vết rạch lồi lõm mới là cái đẹp thực sự. Những bé gái 12 tuổi ngồi im lặng, cắn răng chịu đau khi mẹ mình dùng dao sắc rạch thẳng lên cơ thể tạo thành các vết sẹo lồi trong ngày lễ trưởng thành. Đây là nghi lễ đánh dấu các bé gái đã bước sang giai đoạn trưởng thành. Nhiếp ảnh gia người Pháp Eric Lafforgue chứng kiến quá trình từ đầu tới cuối, miêu tả lại đầy chân thực: "Máu chảy, ruồi bâu xung quanh vết thương và ngồi dưới thời tiết oi nóng, các bé gái không hé một lời nào trong suốt 10 phút nghi lễ, thậm chí không biểu hiện sự đau đớn".
Theo quan niệm của người đàn ông Surma, sở hữu làn da trần mịn màng trông rất xấu xí. Một cơ thể chằng chịt với những vết sẹo lồi lõm mới là cái đẹp. Ngoài ra, sau khi trải qua quá trình "hành xác" đau đớn này, các bé gái cho thấy đã sẵn sàng trở thành người phụ nữ của trong tương lai. Nhiếp ảnh gia nói: "Đây cũng là dấu hiệu về vẻ đẹp trong các bộ lạc, cũng là truyền thống của người Surma. Các bé gái không bao giờ lộ rõ sự đau đớn bởi điều này sẽ ảnh hưởng tới danh tiếng gia đình". Với những vết thương hở, người Surma sẽ dùng thứ nước ép từ thực vật hay than củi chà lên để tăng thêm vết sẹo. Quá trình này có thể gây nhiễm trùng, hoặc vết sẹo càng lớn hơn khi nó lành lặn.
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Báo cáo