Nhóm khách đào hố cát rồi nằm như "huyệt mộ" gây ra nhiều tranh cãi
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Không phải người Tây nào đến Việt Nam cũng là giàu có, và không phải người ăn xin nào cũng là nghèo khó không biết ăn chơi.
Thông tin và hình ảnh một nam du khách nước ngoài, tay cầm biển xin tiền với lý do "Cần sự hỗ trợ, giúp đỡ"... hiện đang gây nhiều ý kiến trái chiều.
Được biết, những ngày gần đây trên mạng xã hội đã lan truyền hình ảnh một nam du khách nước ngoài cầm biển xin tiền được viết bằng tiếng Việt, đứng ở một số tuyến phố khu vực trung tâm thuộc quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng với nội dung: "Tôi đang đi du lịch mà không có tiền. Xin vui lòng hỗ trợ chuyến đi của tôi".
Những hình ảnh không đẹp này được lan truyền trên mạng xã hội, cùng những thông tin chia sẻ về việc "người nước ngoài xin tiền" đã khiến dư luận, người dân và cả du khách tại TP Đà Nẵng không khỏi ngạc nhiên và đặt một câu hỏi: Do bởi, chính quyền TP Đà Nẵng nổi tiếng nói không với tình trạng người lang thang xin ăn trên đường phố. Đặc biệt hơn, đây lại là trường hợp người nước ngoài.
Ngay sau đó, Sở LĐ-TB&XH TP Đà Nẵng đã vào cuộc và xác minh, làm rõ nam du khách này có visa du lịch tại Việt Nam đến ngày 14/3. Theo ghi nhận thì vài ngày gần đây, ban ngày nam du khách này đi xin tiền, còn ban đêm thì vào một số quán bar trên địa bàn.
Đáng nói, trước đây cán bộ Sở LĐ-TB&XH TP Đà Nẵng đã từng làm việc với du khách này khi phát hiện sự việc xin tiền và đề cập được hỗ trợ. Tuy nhiên, người này không trả lời. Và ngay trong ngày 3/3, khi phát hiện sự việc, cán bộ Sở đã thực hiện nhắc nhở và du khách trên không xuất hiện nữa. Bên cạnh đó, Tổ xử lý nhanh của Sở Du lịch TP Đà Nẵng cũng đã tiếp cận nam du khách trên, hỏi có cần hỗ trợ gì không nhưng nam du khách này nói không cần hỗ trợ rồi im lặng bỏ đi.
Đối với trường hợp người lang thang xin ăn, ngành chức năng TP Đà Nẵng sẽ xác minh, nếu trường hợp không có sức lao động sẽ đưa vào các trung tâm bảo trợ xã hội. Riêng trong trường hợp này là người nước ngoài nên quan điểm xử lý trước hết là nhắc nhở và giải thích.
"Sở LĐ-TB&XH TP Đà Nẵng đã đề nghị các quận, huyện theo dõi, nếu phát hiện du khách nước ngoài này tiếp tục xuất hiện, cầm bản xin tiền gây ảnh hưởng đến ANTT, hình ảnh và môi trường du lịch của TP Đà Nẵng sẽ báo cáo thông tin đến Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh (XNC) Công an TP Đà Nẵng, Sở Ngoại vụ và các ngành liên quan cùng phối hợp xử lý", lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH TP Đà Nẵng khẳng định.
Những du khách thường dựa vào lòng thương cảm của người dân địa phương để xin tiền cho chuyến đi của mình được gọi là "bagpacker". Đây là từ ghép giữa động từ beg (xin xỏ, ăn xin) và danh từ backpacker ( khách du lịch bụi), theo Từ điển Macmillan. Một số người chọn mang theo tấm bảng viết lời cầu cứu bằng ngôn ngữ địa phương để xin tiền. Số khác lại kiếm tiền bằng cách hát rong hoặc bán những món đồ nhỏ. Đơn giản hơn, nhiều du khách ăn xin lợi dụng trào lưu Free Hugs (ôm miễn phí) để trang trải cho chuyến đi của mình. Họ chỉ cần đến một nơi công cộng, đặt một tấm biển đề cụm từ "Free Hugs" và xin tiền. Người dân địa phương có thể trả tiền tùy ý cho mỗi cái ôm.
Họ thường chọn điểm đến là các điểm đến châu Á như Việt Nam, Thái Lan, Hong Kong ... Một nghiên cứu của Đại học Bách khoa Hong Kong lý giải Hong Kong nói riêng và các điểm đến châu Á nói chung trở thành điểm đến chính của những du khách ăn xin bởi vị trí địa lý đắc địa, chính sách thị thực đơn giản và độ hào phóng của người dân địa phương.
Sau Covid 19, việc những beg packer trở lại khi các điểm đến mở cửa du lịch đang trở thành một vấn nạn lớn ở châu Á. Một người dùng Twitter đã gọi những du khách này là "những kẻ ăn xin không biết xấu hổ". "Họ đã quay trở lại. Thậm chí họ còn đang kiếm tiền ở một trong những khu vực nghèo nhất của thành phố. Đây là những kẻ ăn xin chuyên nghiệp và không biết xấu hổ", người này viết.
Tuy nhiên, dưới góc nhìn của một begpacker đã đi du lịch hơn 10 năm khắp châu Âu, Nam Á và Trung Đông bằng việc biểu diễn đường phố, lại không cho rằng mình là người ăn xin. Người này nói với ABC News rằng bất kỳ hình thức kiếm tiền nào đòi hỏi phải lao động thì đó không phải là ăn xin, ví dụ như biểu diễn nghệ thuật đường phố.
Mới đây, tại phường Dương Đông, TP Phú Quốc, Kiên Giang cũng xuất hiện 3 người đàn ông ngoại quốc cầm bảng xin tiền. Trên tấm bìa carton có ghi nội dung bằng tiếng Việt: "Xin chào, chúng tôi đến từ Nga. Chúng tôi đã đi du lịch mà không có tiền trong 5 năm nay. Hãy ủng hộ hành trình của chúng tôi. Cảm ơn". Hiện cơ quan chức năng tỉnh Kiên Giang đã thành lập đoàn công tác đến Phú Quốc để tìm hiểu vụ việc này.
Du khách tố bị 'tác động vật lý' ở đảo Phú Quý, nam HDV phốt ngược, CĐM ném đá: 'Đánh là đúng' Yaya07:32:38 18/07/2023Thông tin một nam du khách tố bị một hướng dẫn viên du lịch tại đảo Phú Quý tác động vật lý dẫn đến việc bị rách mặt đang nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng. Mới đây, phía nam hướng dẫn viên đã lên tiếng tốc ngược.
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Báo cáo