Nhân viên bảo vệ bị tạm đình chỉ vì nằm lên nắp ca pô ngăn lái xe gây phản cảm ở Yên Tử - Quảng Ninh
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Chiếc thuyền chở khách rời chùa để trở về, khi đến giữa sông thì không may va chạm với tàu chở hàng và bị chìm, 1 hành khách không may đuối nước không qua khỏi, những người còn lại may mắn được cứu nhưng vẫn để lại tâm lý hoang mang lo sợ.
Khoảng 8h30, thuyền chở khách khi ra giữa sông, cách chùa chừng 60 m thuộc phường Long Bình Tân, TP Biên Hòa, đã va chạm với tàu chở container từ hướng TP HCM lên Đồng Nai. Cú tông khiến thuyền lật úp, chìm xuống sông trên địa phận TP Thủ Đức. Nhiều người hoảng loạn la hét kêu cứu.
Theo anh Bình (lơ thuyền), va chạm mạnh hất đầu thuyền lên cao rồi chìm nhanh. Thuyền lật úp, anh Bình tìm được lỗ hổng bên hông thuyền để ngoi lên mặt nước, sau đó cứu được 4-5 người, hầu hết là phụ nữ và trẻ em. Nhiều thuyền chở khách gần đó tới vớt 12 nạn nhân lên bờ. Tuy nhiên, chị Nguyễn Thị Hương, 32 tuổi, bị ngạt nước không qua khỏi. Lực lượng cứu hộ cứu nạn Công an Đồng Nai đã có mặt ứng cứu.
Chị Nguyễn Thị Tình, chị gái nạn nhân Hương, cho biết sáng nay hai chị em thuê thuyền tại bến đò Xưa phường Long Bình Tân, Biên Hòa để qua viếng chùa Châu Đốc nhân dịp rằm tháng Giêng. Khi vừa rời bến khoảng 5 phút, thuyền va vào tàu đang chạy chậm trên sông. Khi tai nạn xảy ra, hai chị em đều mặc áo phao.
Khu vực xảy ra tai nạn là luồng tàu hàng vào cảng Đồng Nai và Bình Dương, cách cầu Đồng Nai chừng 800 m, bên cạnh cù lao Ba Xê. Khoảng 12h30, công tác cứu hộ kết thúc. Theo cơ quan chức năng, nạn nhân gặp nạn do kẹt trong thuyền không thoát ra ngoài được. Công an TP HCM và Đồng Nai phối hợp điều tra nguyên nhân.
Thông tin ban đầu, thuyền bị nạn có giấy phép chở khách đi chùa Châu Đốc 3 ở TP HCM; công suất máy 12 mã lực (CV), trọng tải 2,15 tấn, chở 12 người.
Trưa ngày cùng, trao đổi với PV Thanh Niên, Chủ tịch P.Long Bình Tân Đoàn Văn Đoàn cho biết có 1 hành khách không may gặp nạn, còn lại đều được cứu an toàn. Hiện cơ thể chị Hương đã được đưa về nhà xác Bệnh viện đa khoa Đồng Nai.
Nhiều người để lại bình luận cảnh báo trước vụ việc:
Lo sợ của tôi cũng có ngày đến, hồi trước tôi và vợ đi chùa Bửu Long quận 9 xong cũng tính đi thuyền qua bên chùa Châu Đốc 3 nhưng xuống bến thấy thuyền bé,sóng thì lớn,xà lan chạy ngang dọc giữa sông đành kêu vợ quay về không dám đi.a di đà phật,cầu mong mọi người bình an!
Thua, lại kiểu ẩu không cho khách mặc áo phao hoặc khách ẩu không chịu mặc áo phao. Mặc áo phao là đã không sao rồi. Một bài học đáng giá cho nhiều người không biết bơi khi đi thuyền trên sông.
Mình đã từng chùa này rồi thấy nhiều người đi thuyền cũng chủ quan ko mặc áo phao nên giờ tai nạn xảy ra sao phản ứng kịp.
Dịp đầu năm mới là khoảng thời gian nhiều người đi tham gia các lễ hội cũng như đi chùa lấy may đầu năm. Thế nhưng ngoài những tai nạn hy hữu như việc chìm đò ở bên trên thì du khách còn phải đối mặt với mối nguy nâng giá, chen lấn tại các điểm du xuân.
Theo nhà nghiên cứu văn hóa Phạm Đình Hải, đi lễ đầu xuân năm mới là tín ngưỡng văn hóa truyền thống của người Việt, có sự kế thừa và không trái pháp luật. Theo quan niệm xưa, người Việt đi du xuân trong tâm thế hoan hỉ, tận hưởng không khí mùa xuân ấm áp, nhìn ngắm vạn vật nảy nở, sinh sôi. Đi chùa đầu năm mới không chỉ để ước nguyện những điều tốt đẹp cho gia đình, người thân, bạn bè mà còn là thời gian để tìm về chốn tâm linh, hiểu thêm về văn hóa truyền thống.
"Nhưng hiện nay số người vãn cảnh thì ít, mà đến cầu cạnh, xin công danh, tiền bạc là nhiều. Điều này khiến bản chất ban đầu của đi lễ đầu năm bị hiểu sai", ông Hải nói.
PGS. TS Đỗ Minh Cương cho rằng việc liên tục đi lễ có thể gây tác động xấu đến cuộc sống, công việc như thiệt hại về kinh tế khi phải chi nhiều tiền cho việc di chuyển, mua đồ cúng; sao nhãng công việc; vợ chồng lục đục; gây ra hiện tượng ùn tắc giao thông, xả rác bừa bãi.
"Chưa kể việc a dua mù quáng, chạy theo phong trào còn có thể bị nhiều đối tượng xấu lợi dụng, hòng chuộc lợi", ông Cương cảnh báo.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Hải cho rằng tư tưởng quyết định vận mệnh của một người. "Đi lễ muốn tốt, hiệu quả thì mỗi người phải giải quyết được tâm lý của chính mình, làm sao luôn giữ được sự thẳng thắn, cương trực. Tuyệt đối không để những yếu tố tác động bên ngoài gây ảnh hưởng xấu, khiến bản thân bị lôi kéo, a dua mù quáng", ông Hải nói.
PGS. TS Đỗ Minh Cương cũng cho rằng mỗi cá nhân cần nhận thức rõ ràng các vấn đề tôn giáo. Theo ông, mỗi người cần xác định động lực, mục tiêu phát triển thay vì chỉ trông đợi vào một thế lực nào đó. Ngoài cá nhân, các cơ quan, tổ chức cũng cần hạn chế phong trào đi lễ đầu năm dưới mác du xuân.
"Nếu thực sự là du xuân, nên chọn thời điểm phù hợp để mọi người cảm nhận được sự thoải mái, thay vì chèn ép nhau vào biển người", ông Cương nói.
Vụ lật thuyền ở sông Đồng Nai: Chồng nạn nhân đau lòng vì mất vợ lẫn con, nhân chứng kể lại đầu đuôi Hoàng Phúc11:57:10 06/02/2023Chị gái ruột và chồng của nạn nhân trong vụ chìm thuyền trên sông Đồng Nai đau đớn, mong muốn các cơ quan chức năng nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân dẫn đến vụ việc thương tâm...
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Báo cáo