Tông Nhân Phủ là gì mà phi tần nghe tên đều khiếp sợ, chẳng ai muốn đến?
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Chuyện về những vị hoàng đế ăn chơi trác táng, tiêu tiền như nước đã không còn xa lạ gì với hậu thế. Ngược lại, những người tiêu xài dè xẻn, tiết kiệm thì không quá nhiều.
Trong lịch sử Trung Quốc, có một người được mệnh danh là hoàng đế keo kiệt nhất. Người đó là Đạo Quang đế - cháu nội của Càn Long. Đạo Quang lên ngôi khi thời kỳ thịnh trị của nhà Thanh (Khang - Càn) đã không còn, quốc khố ngày càng thâm hụt vì chính sách bế quan tỏa cảng. Sau khi nhận ngai vàng, Đạo Quang đành phải thi hành loạt chính sách "thắt lưng buộc bụng". Không chỉ ông mà hậu cung cũng phải tiết kiệm theo.
Đạo luật tiết kiệm dưới thời Đạo Quang gồm 3 điều: Thứ nhất, trọng nghĩa khinh lợi, không tích tư tài, trước là vì quốc gia, sau là vì thiên hạ, vì bách tính.
Thứ hai là đình chỉ việc các tỉnh tiến cống. Ông tin rằng các đặc sản vùng miền đều là mồ hôi công sức của dân. Bỏ chúng đi sẽ giúp dân bớt gánh nặng, cũng không bị lãng phí nhân công, tài lực vận chuyển. Thứ ba, dưới thời Đạo Quang không có thêm cung điện, lầu các nào xuất hiện. Thậm chí ai đề xuất xây thêm còn bị xem như tội nhân, truy cứu trách nhiệm.
Nếu chỉ dừng lại ở đó, có lẽ Đạo Quang là hình mẫu lý tưởng cho một vị hoàng đế thương dân, tiết kiệm. Nhưng không, ông bị người đời chê cười nhiều hơn vì sự bủn xỉn, dè xẻn quá đáng. Sau khi tài sản của Hòa Thân bị hoàng đế Gia Khánh tịch thu, ngân khố nhà Thanh bắt đầu dồi dào trở lại. Thế nhưng, Đạo Quang vẫn luôn than vãn với quần thần rằng đất nước đã khánh kiệt, cần thắt chặt chi tiêu hơn nữa.
Là hoàng đế nhưng ông chỉ có duy nhất bộ long bào là không chắp vá, còn lại bộ nào cũng cũ kỹ, vá đi vá lại nhiều lần. Quần thần vì thế cũng chẳng thể ăn mặc tươm tất. Mỗi lần đến phiên chầu, hai bên quần thần nhà Thanh trông không khác gì hai hàng ăn mày xin bố thí, hoàng đế thì bị ví với bang chủ cái bang.
Các phi tần cũng chung hoàn cảnh, phải mặc đồ cũ từ năm này sang tháng khác. Chi phí son phấn của họ cũng bị Đạo Quang cắt bỏ. Vậy nên dưới thời vị hoàng đế này, dù mang tiếng là phi tần thì một năm cũng chỉ tiết kiệm được khoảng trăm vạn lạng bạc.
Không chỉ quần áo, đồ ăn cũng nằm trong danh sách cắt giảm của Đạo Quang. Ông chỉ ăn rau dưa qua ngày. Quá quắt hơn, bữa tối của hoàng đế và hoàng hậu chỉ là một cái bánh nướng kèm một ấm trà nóng hoặc nước ấm. Ăn xong, cả hai sẽ lên giường đi ngủ luôn để tránh tốn tiền mua dầu thắp đèn.
Trong cung, trừ thái hậu, hoàng đế và hoàng hậu thì tất cả đều không được ăn thịt. Đến cả tiệc sinh nhật hoàng đế, hoàng hậu hay các dịp lễ lớn cũng không tổ chức để tránh lãng phí. Duy có một lần Đạo Quang tổ chức sinh nhật cho hoàng hậu, đã đặc biệt chuẩn bị cho mỗi người một bát mì không thịt, không đậu phụ. Món ăn hoàng đế chiêu đãi khách khi đó là 2 chiếc thủ lợn.
Chính sách tiết kiệm quá mức của Đạo Quang chỉ khiến ông và những người thân cận chịu khổ, hoàn toàn không kiểm soát được quan lại hủ bại. Kết cục là bọn quan tham vẫn cướp bóc, ăn chặn của nhân dân, khởi nghĩa nổi lên khắp nơi. Chính vì thế mà vị vua keo kiệt nhất lịch sử Trung Quốc cũng chẳng được dân ca ngợi câu nào.
Ngoài ra, trong lịch sử Trung Hoa vẫn tồn tại một vị hoàng đế 'bủn xỉn' không kém cháu nội Càn Long. Hán Văn Đế (202 TCN - 157 TCN), tên thật là Lưu Hằng, là vị hoàng đế thứ năm của nhà Tây Hán trong lịch sử Trung Quốc, trị vì từ năm 180 TCN đến năm 157 TCN, tổng cộng 23 năm.
Sau khi Lã thái hậu chết, các đại thần Trần Bình và Chu Bột đã trừ khử các thân tính của họ Lã và phế truất cháu bà là Hán Hậu Thiếu Đế. Trong tình thế không có ai làm Hoàng đế, Trần Bình và Chu Bột quyết định phò tá Lưu Hằng, khi đó đang là vua chư hầu nước Đại. Bởi lẽ theo họ, mẹ ông là Bạc Cơ nổi tiếng hiền đức và quan trọng hơn là bà không có một gia thế quyền quý, không lập lại sự chuyên quyền của Lã hậu như trước.
Hán Văn Đế Lưu Hằng được đánh giá cao trong sử sách Trung Quốc, nổi tiếng là một minh quân, thiết lập và cai trị quốc gia Đại Hán trở nên thái bình thịnh trị sau nhiều năm biến động.
Ông còn nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc về tính tiết kiệm, sự tiết kiệm này được ca ngợi là vì dân. Đường đường là thiên tử nhưng thường ngày ông chỉ mặc quần áo may bằng loại vải thô, dày, rẻ tiền màu đen. Lẽ dĩ nhiên hoàng đế ăn mặc giản dị như vậy thì gia đình ông cũng không thể diêm dúa được. Ngay cả một sủng phi của Hán Văn đế là Thận phu nhân cũng thường xuyên bị nhắc nhở là phải ăn mặc giản dị, không được diện những bộ y phục thướt tha dài quét đất.
Long sàng của Hán Văn Đế là chiếc giường rất đơn sơ, chăn nệm đều giản dị. Tất cả các loại rèm, màn trướng trong cung đều là loại vải bình thường, không được thêu thùa cầu kỳ gì cả. Suốt 23 năm trị vì, ông vua tiết kiệm này cũng hề tăng số người hầu, xe, ngựa, chó săn... Cung điện, lâu đài, hoa viên cũng không được tu sửa vì ông cho rằng ở thế là tốt lắm rồi.
Có lần, Hán Văn đế định xây một tòa lô đài (đài hứng sương), bèn sai thợ đến đo đạc, tính toán chi phí. Tính toán xong, đám thợ cho biết công trình sẽ tốn khoảng 100 lạng vàng. Đây là khoản tiền rất nhỏ so với chi tiêu của một bậc quân vương, nhất là vào thời Hán Văn đế quốc thái dân an, không có thiên tai địch họa gì. Thế nhưng nghĩ đi nghĩ lại, Hán Văn đế vẫn quyết định thôi xây lộ đài, lý do là: "100 lạng vàng đã bằng sản nghiệp của 10 hộ trung lưu. Tiên đế đã để lại cho ta nhiều cung điện, đình đài rồi, ta còn lo không đủ công đức để hưởng, làm ô danh tiên đế, nay sao có thể nghĩ đến chuyện chi nhiều tiền để xây lộ đài này được".
Hán Văn đế muốn rằng cả cái chết của mình cũng không được gây tốn kém. Nhà vua hạ chiếu rằng, lăng mộ của ông chỉ được trang trí bằng gốm chứ không dùng bạc, vàng, thậm chí không dùng cả đồng, thiếc. Lăng cũng không được xây cao, không được để việc xây lăng ảnh hưởng đến chuyện canh tác của dân.
Lộ 2 hoàng đế keo kiệt có tiếng nhất lịch sử Trung Quốc, là những ai? Đức Trí17:08:50 11/01/2024Hán Văn Đế Lưu Hằng và Đạo Quang Đế là hai nhân vật trong lịch sử Trung Quốc nổi tiếng là keo kiệt, bủn xỉn nhất. Đường đường là thiên tử nhưng chỉ mặc quần áo bằng vải thô, nhịn ăn để giảm chi tiêu.
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
6 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Báo cáo