Cánh cửa "thần bí" của Thiên Đàn Bắc Kinh, suốt trăm năm chỉ 1 người đi qua

Hoa Tuyết11:32 16/01/2024

 1  |  1 Thảo luận  |  Báo cáo

Theo dõi trên

Xây dựng từ năm 1420, Thiên Đàn hay còn gọi đền thờ Trời nằm ở phía Đông nội thành Bắc Kinh (Trung Quốc), là một công trình kiến trúc cổ xưa tính đến nay hơn 600 năm tuổi.

Được biết, Thiên Đàn nằm ở huyện Tuyên Vũ hiện nay là đàn lớn nhất trong tứ đàn của Bắc Kinh bên cạnh Nhật Đàn, Nguyệt Đàn và Địa Đàn. Đây là một Di sản Văn hóa thế giới được UNESCO công nhận và bảo tồn.

Cánh cửa thần bí của Thiên Đàn Bắc Kinh, suốt trăm năm chỉ 1 người đi qua - Hình 1

Cố cung hay Tử Cấm Thành là cung điện hoàng gia của triều đại nhà Minh và nhà Thanh ở Trung Quốc, cũng là một trong những công trình kiến trúc bằng gỗ được bảo tồn tốt nhất, lớn nhất trên thế giới.

Liên quan đến hệ thống công trình hoàng gia thời Minh - Thanh, không thể không nhắc đến Thiên Đàn, vì nó và Tử Cấm Thành đều được xây dựng bởi Minh Thành Tổ (Vĩnh Lạc Đế).

Các hoàng đế Trung Quốc xưa tin rằng họ là Thiên Tử, tức là con của Trời và là người được Trời ban quyền cai trị đất nước. Do đó, họ rất quan tâm đến việc tế Trời để cầu phúc cho thiên hạ. Việc xây dựng các đàn tế là một công việc quan trọng và cần phải chọn lựa kỹ lưỡng vị trí, phong thủy và kiến trúc.

Cánh cửa thần bí của Thiên Đàn Bắc Kinh, suốt trăm năm chỉ 1 người đi qua - Hình 2

Đàn tế Trời được xây dựng để thực hiện các nghi lễ tế vị thần của Trời là Hạo Thiên Thượng đế - một trong những nghi lễ quan trọng nhất trong năm qua các triều đại. Đàn tế được xây theo kiểu hơi hướng Đạo giáo, dù thực tế việc thờ Trời ở Trung Hoa đã có từ xa hơn nữa.

Vào thế kỷ 18, Càn Long đã cho tu bổ và nâng cấp đàn tế trời. Năm 1918, ngôi đền được mở cửa cho công chúng chiêm ngưỡng. Đến năm 2005, Thiên Đàn được tu sửa và nâng cấp với chi phí 47 triệu NDT, trước khi Bắc Kinh tổ chức Thế vận hội mùa hè 2008.

Đền thờ Trời có bố cục hài hòa, cấu trúc độc đáo và trang trí lộng lẫy. Nơi đây thể hiện được quan niệm về mối quan hệ giữa thiên địa và con người trong văn hóa Trung Hoa cũng như vai trò đặc biệt của hoàng đế là "thiên tử". Được xây dựng với diện tích 2,7 mét vuông, Thiên Đàn đã trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử nhưng vẫn giữ được nguyên vẹn hình dáng ban đầu.

Cánh cửa thần bí của Thiên Đàn Bắc Kinh, suốt trăm năm chỉ 1 người đi qua - Hình 3

Vào ngày Đông chí, đài đá Viên Khưu sẽ là nơi để các nhà vua lựa chọn làm lễ tế trời. Đài đá có hình tròn, gồm 3 tầng, mỗi tầng có lan can đá. Mặt bằng của đài đá cũng hình tròn, tượng trưng cho sự hoàn hảo và vĩnh cửu của trời. Viên Khưu được xây dựng theo nguyên lý âm dương, hợp nhất giữa trời và đất.

Trên mặt đài đá có 360 viên đá nhỏ tượng trưng cho số ngày trong năm. Xung quanh đài đá là một bức tường quây thành hình tròn, có chức năng hồi âm. Nếu hai người đứng ở hai bên tường, chỉ cần nói nhỏ thì cũng có thể nghe rõ nhau.

Cánh cửa thần bí của Thiên Đàn Bắc Kinh, suốt trăm năm chỉ 1 người đi qua - Hình 4

Một điểm đặc biệt ít người biết, trong quần thể kiến trúc Thiên Đàn là có một cánh cửa cực kỳ thần bí, suốt 100 năm chỉ một người bước qua. Do kích thước nhỏ, cánh cửa này không dễ thấy trong quần thể Thiên Đàn tráng lệ, vậy nên cũng ít thu hút sự chú ý của mọi người.

Cánh cửa được gọi là " Cổ Hy môn", nằm ở bức tường phía Tây của Hoàng Càn điện. Kích thước của cánh cửa không lớn lắm và trông cũng chẳng hề hấp dẫn về mặt thiết kế và quy mô.

Cánh cửa thần bí của Thiên Đàn Bắc Kinh, suốt trăm năm chỉ 1 người đi qua - Hình 5

Trên thực tế, Cổ Hy môn được xây dựng lắp đặt sau đó, chứ không phải có ngay từ đầu. Vào thời điểm ấy, Thiên Đàn đã hoàn thành gần 300 năm, và vua Càn Long đã ngoài 70 tuổi.

Ai cũng biết Càn Long là vị Hoàng đế tài giỏi và thông tuệ, rất xuất chúng về thành tựu nghệ thuật và khả năng cai trị. Trong thời gian trị vì của mình, ông rất coi trọng việc thờ cúng và bái tế, tổ chức rất nhiều ngày tế trời hàng năm.

Khi đã ngoài 70 tuổi, mỗi lần đến Thiên Đàn để bái tế, vị Hoàng đế phải đi bộ một quãng đường dài, băng qua cầu Đan Bệ, và thực hiện một loạt các hoạt động phức tạp trong buổi lễ.

Cánh cửa thần bí của Thiên Đàn Bắc Kinh, suốt trăm năm chỉ 1 người đi qua - Hình 6

Điều này đương nhiên không phải là vấn đề đối với người trẻ tuổi, nhưng lại là vấn đề lớn với người đàn ông 70 tuổi như Càn Long. Vì lý do này, quần thần đã thảo luận nhiều lần nên làm gì để Hoàng đế không chỉ có thể bái tế suôn sẻ mà còn duy trì thể lực và giảm mệt mỏi.

Sau đó, một quan viên đã đưa ra giải pháp rằng nên mở cánh cửa nhỏ trên tường của Hoàng Càn điện, để vua Càn Long có thể đi bộ đến nơi bái tế với đoạn đường ngắn hơn. Hoàng đế cũng đồng ý với ý tưởng này, nhưng ông sợ con cháu đời sau sẽ lười biếng nên đã nghĩ ra 1 kế sách.

Cửa nhỏ được đề ba chữ: Cổ Hy môn. Ngoài ra, cũng quy định rằng chỉ hậu thế ở tuổi "cổ hy" (theo cách nói của người Trung Quốc, tuổi cổ hy chỉ hơn 70 tuổi) mới có thể đi qua cánh cửa này.

Cánh cửa thần bí của Thiên Đàn Bắc Kinh, suốt trăm năm chỉ 1 người đi qua - Hình 7

Tuy nhiên, ai mà ngờ trăm năm sau đó, không ai trong số các hậu duệ hoàng tộc sống đến tuổi 70 và đi Thiên Đàn bái tế, vì vậy chỉ có vua Càn Long là người đầu tiên và cũng là cuối cùng bước qua Cổ Hy môn kể từ khi nó được xây dựng.

Đây là điều mà Hoàng đế không bao giờ ngờ tới, và đó cũng là điều ông không muốn thấy. Trong gia đình vương thân quý tộc, gìn giữ huyết thống là ưu tiên hàng đầu. Đặc biệt là hoàng thất, tam cung lục viện, 3000 giai lệ, tất cả đều vì mục đích duy trì huyết mạch cao quý.

Cánh cửa thần bí của Thiên Đàn Bắc Kinh, suốt trăm năm chỉ 1 người đi qua - Hình 8

Tuy nhiên, ngay cả triều đại nhà Thanh sở hữu Khang Càn thịnh thế nức tiếng trong lịch sử cũng gặp phải sự suy tàn. Trong giai đoạn Hàm Phong, Quang Tự và Phổ Nghi, số lượng con cháu hoàng tộc ngày càng ít, thậm chí còn không có con cháu. Đây là điều đáng đau buồn nhất đối với hoàng gia.

Một cánh cửa nhỏ kín đáo chứa đựng hy vọng tốt đẹp của Hoàng đế Càn Long về sự trường thọ của hậu duệ nhà Thanh. Thế nhưng, hiện thực lại đi ngược lại ước muốn này.

Cánh cửa thần bí của Thiên Đàn Bắc Kinh, suốt trăm năm chỉ 1 người đi qua - Hình 9

Bạn có THÍCH bài viết này chứ?
Không

Chủ đề liên quan

Càn Long ra lệnh quật mộ, đốt 700.000 cuốn sách chỉ vì 1 người này!

Thảo Mai19:50:55 21/03/2024
Theo Thanh sử, dưới thời vua Càn Long, những vụ án văn chương xảy ra nhất nhiều. Trong đó, không thể không kể đến 2 vụ nổi tiếng nhất là Hắc mẫu đơn thi và Nhất lâu thi tập .

 2  |  1 Thảo luận  |  

Vì sao Càn Long bỏ núi tiền xây cung điện xa hoa nhất Tử Cấm Thành mà không ở?

Bình Minh18:44:00 02/03/2024
Càn Long tốn cả núi tiền xây Quyện Cần Trai vào năm trị vì thứ 37 để sau khi về hưu sẽ đến ở. Tuy nhiên, ông lại chưa từng đặt chân đến khiến hậu thế cảm thấy vô cùng khó hiểu.

 1  |  1 Thảo luận  |  

Thân thế đời thực của Hàm Hương - Phi tần được vua Càn Long hết mực sủng ái

Nguyễn Tuyết17:02:28 01/03/2024
Hàm Hương còn được biết đến với tước hiệu Hương Phi, là vị phi tần xinh đẹp trên người tỏa ra mùi hương thu hút, được vua Thanh Cao Tông Càn Long hết sức sủng ái và là tình đơn phương hiếm có của ông.

 1  |  1 Thảo luận  |  

Bí ẩn người phụ nữ nằm cạnh mộ quý phi của Càn Long, phanh phui bí mật chấn động

Thiên Di17:04:24 27/01/2024
Sau khi tìm được ngôi mộ của vị quý phi, người ta vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện cạnh đó có hài cốt một người phụ nữ khác. Chính danh tính của người phụ nữ này đã mở ra một bê bối mà vua Càn Long đã muốn che giấu bấy lâu nay.

 1  |  1 Thảo luận  |  

Càn Long cung phụng mẹ hết mực nhưng có 1 thứ đại kỵ tuyên bố khi mới đăng cơ

Kim Lâm16:19:14 23/01/2024
Nhắc đến Hoàng đế Càn Long, đa phần đều mường tượng ra ngay hình ảnh một vị hoàng đế anh minh trong lịch sử Trung Quốc. Câu chuyện trong hậu cung vua Càn Long cũng là đề tài thường xuyên nhận được sự quan tâm.

 4  |  1 Thảo luận  |  

Hàm Hương Công Chúa: Bốc mùi 1 bộ phận cơ thể khiến Càn Long sợ hãi, chỉ sủng ái 1 đêm rồi bỏ mặc

Gia19:51:13 18/06/2023
Hàm Hương được biết đến là nàng công chúa xinh đẹp, người luôn tỏa hương thơm như hoa, đi đến đâu là có bướm bay theo đến đó. Thế nhưng mỹ nhân này lại có một khuyết điểm khiến vua Càn Long chỉ sủng ái 1 đêm.

 3  |  0 Thảo luận  |  

Vua Càn Long 87 tuổi vẫn tuyển phi, hại đời cháu gái Phú Sát Hoàng Hậu ở tuổi 13

TL12:02:37 01/01/2023
Hôn nhân hoàng thất đều lấy lợi ích chính trị làm đầu, nên mới xuất hiện tình trạng kết hôn cận huyết. Hoàng đế lấy chị em họ là chuyện bình thường, phi tử gia nhập hậu cung mới phát hiện gặp người quen

 4  |  0 Thảo luận  |  

rosé aptanh trai "say hi"hằng du mụctriệu lộ tưmiss international.lisamiss universe -kỳ duyênrosébruno marsthanh thúyquang linh -