Việt Nam vô địch: CĐM chờ đèn đỏ như xông ra trận, HLV 'rắc muối' trên sân Thái?
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Cầu Vĩnh Thịnh thuộc tuyến đường Vành đai V - thành phố Hà Nội được khởi công vào tháng 12/2011 và khánh thành thành vào tháng 6/2014. Cầu Vĩnh Thịnh vượt qua sông Hồng, nối liền thị xã Sơn Tây (Hà Nội) và huyện Vĩnh Tường ( Vĩnh Phúc).
Với chiều dài gần 5,5 km (trong đó phần cầu chính dài 4,48 km), cầu Vĩnh Thịnh là cầu vượt sông dài nhất Việt Nam. Với chiều này, phần cầu chính của cầu Vĩnh Thịnh dài gấp đôi phần cầu chính của cầu Long Biên (2.290 m) và gần gấp 3 lần cầu Mỹ Thuận (1.535 m).
Dự án cầu Vĩnh Thịnh do Ban quản lý dự án Thăng Long làm đại diện chủ đầu tư. Tổng mức vốn là 137 triệu USD, trong đó vốn vay ODA của Hàn Quốc là 100 triệu USD và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 37 triệu USD. Điểm đầu tuyến của dự án tại Km4 313m (nút giao quốc lộ 32 với tuyến tránh thị xã Sơn Tây). Điểm cuối tuyến theo lý trình của dự án tại Km9 800m.
Cây cầu Vĩnh Thịnh được thiết kế vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực. Mặt cắt ngang cầu rộng 16,5 m cho 4 làn xe. Đường đầu cầu thiết kế với tiêu chuẩn cấp 3 đồng bằng, tốc độ tối đa 80 km/h. Cầu chính có kết cấu dầm hộp liên tục gồm 9 nhịp bê tông cốt thép dự ứng lực, thi công đúc hẫng cân bằng.
Cầu dẫn nhịp có kết cấu dầm Super-T, chiều dài mỗi nhịp 40 m. Cùng với đoạn chính để vượt sông, cầu Vĩnh Thịnh có hệ thống đường dẫn bằng cầu cạn. Đặc biệt, đoạn đường dẫn phía huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) khá dài, chạy qua bãi ven sông rộng lớn với nhiều làng mạc, khu canh tác của người dân địa phương.
Cầu Vĩnh Thịnh không chỉ là một công trình giao thông quan trọng mà còn mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội cho khu vực. Việc kết nối các tỉnh phía Bắc với thủ đô Hà Nội đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương và trao đổi hàng hóa. Đồng thời, cầu cũng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, giảm thời gian di chuyển và chi phí vận tải.
Trong quá trình xây dựng cầu Vĩnh Thịnh, các kỹ sư và công nhân đã phải đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm điều kiện địa chất phức tạp và yêu cầu kỹ thuật cao. Tuy nhiên, với sự nỗ lực và tinh thần trách nhiệm, họ đã vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành công trình đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng.
Sau hơn 10 năm đi vào hoạt động, cầu vượt sông dài nhất Việt Nam đã làm tốt nhiệm vụ thay thế cho phà Vĩnh Thịnh vốn là huyết mạch giao thông chính nối Sơn Tây (Hà Nội) và Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc). Việc đưa công trình cầu Vĩnh Thịnh vào sử dụng đã thể hiện sự cố gắng to lớn của ngành Giao thông trong việc triển khai quy hoạch phát triển Giao thông Vận tải Thủ đô Hà Nội và quy hoạch chung vùng Thủ đô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong tương lai, cầu sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các khu vực và thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước.
Cầu Vĩnh Thịnh không chỉ là một công trình kiến trúc ấn tượng mà còn là biểu tượng của sự hợp tác quốc tế và nỗ lực phát triển của Việt Nam. Với vai trò quan trọng trong hệ thống giao thông và những đóng góp to lớn cho kinh tế - xã hội, cầu Vĩnh Thịnh xứng đáng được ghi nhận là một trong những cây cầu vượt sông dài nhất và quan trọng nhất của Việt Nam.
Dự án đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Thịnh có tổng mức đầu tư 137 triệu USD, được đầu tư từ nguồn vốn vay ODA của Hàn Quốc 100 triệu USD và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam 37 triệu USD. Cầu được khởi công ngày 18-12-2011 và dự kiến hoàn thành sau 36 tháng. Tuy nhiên các nhà thầu thi công của Việt Nam và Hàn Quốc là Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1, Nhà thầu GS Engineering & Construction Corp (Hàn Quốc), Liên danh tư vấn Yooshin - Sambo (Hàn Quốc) đã nỗ lực đưa vào khai thác cầu Vĩnh Thịnh vượt tiến độ 7 tháng để thay thế cho phà Vĩnh Thịnh.
Theo thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cầu Vĩnh Thịnh có 4 làn xe (rộng 16,5m), tốc độ thiết kế 80km/g kết nối quốc lộ 2C với hai trục quốc lộ hướng tâm (quốc lộ 32 và quốc lộ 2), các tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đường Hồ Chí Minh sẽ để tạo thành một hệ thống giao thông hoàn chỉnh, kết nối trung tâm Thủ đô với các tỉnh phía Tây Bắc như Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang. Việc đưa cầu vào khai thác góp phần giảm áp lực giao thông cho các quốc lộ 2, quốc lộ 3, quốc lộ 6, quốc lộ 32 khi lưu thông qua trung tâm thành phố Hà Nội đi các tỉnh phía nam và ngược lại.
Phát biểu tại buổi lễ thông xe vào tháng 6/2014, ông Nguyễn Tấn Dũng biểu dương các đơn vị liên quan nỗ lực làm việc ngày đêm để sớm đưa cầu Vĩnh Thịnh vào sử dụng, vượt tiến độ 7 tháng. Thủ tướng đánh giá cây cầu này là niềm ước mơ nhiều đời nay của đồng bào Hà Nội - Vĩnh Phúc. Mặt khác đây là cây cầu có ý nghĩa quan trong trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng của khu vựa Hà Nội, Vĩnh Phúc và các tỉnh Tây Bắc.
Ông gửi lời cảm ơn Chính phủ Hàn Quốc đã tài trợ vốn ODA để xây dựng cầu Vĩnh Thịnh và khẳng định, Chính phủ Việt Nam cam kết sử dụng tốt vốn ODA, đảm bảo chất lượng công trình xây dựng từ nguồn vốn này.
Vụ Á khôi gặp nạn ở sông Hồng: Nhiều thông tin không nhất quán về năm sinh nạn nhân, 2004 hay 2006? Quỳnh Quỳnh15:32:43 17/10/2023Về thông tin nạn nhân trong vụ việc bị gặp nạn ở Hà Nội vẫn đang được cơ quan chức năng xác minh làm rõ. Trên mạng xã hội có rất nhiều thông tin nói nạn nhân sinh năm 2004 và 2006. Vậy thực chất Hồ Yến Nhi sinh năm bao nhiêu?
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 2 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
6 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Báo cáo