Căn bệnh khiến nữ diễn viên "The Glory" qua đời, cảnh báo 3 dấu hiệu nguy hiểm

Châu Anh16:14 01/10/2024

 1  |  1 Thảo luận  |  Báo cáo

Theo dõi trên

Vào ngày 30/9, công ty quản lý Billions của nữ diễn viên Park Ji Ah thông báo tin buồn đến công chúng rằng: "Park Ji Ah đã qua đời vào lúc 2h50 sáng 30/9 ở tuổi 52 khi chống chọi với căn bệnh nhồi máu não.

Tang lễ của nghệ sĩ quá cố được tổ chức tại nhà tang lễ số 2 của Trung tâm y tế Asan. Lễ đưa tang sẽ diễn ra lúc 10h sáng ngày 2/10". Công ty quản lý của Park Ji Ah cũng bày tỏ thêm: "Chúng tôi sẽ mãi mãi nhớ đến tình yêu nghề của nữ diễn viên, người đã luôn đam mê diễn xuất cho đến những giây phút cuối đời. Một lần nữa, chúng tôi xin lời tri ân sâu sắc nhất đến người đã khuất và mong cô ấy yên nghỉ".

Căn bệnh khiến nữ diễn viên The Glory qua đời, cảnh báo 3 dấu hiệu nguy hiểm - Hình 1

Người cộng sự thân cận của Park Ji Ah đã chia sẻ trong xúc động với JTBC Entertainment News: "Gần đây, cô ấy suy sụp vì nhồi máu não và phải chiến đấu từng ngày trong bệnh viện, nhưng cuối cùng không thể hồi phục. Cô ấy ra đi trong yên bình. Park Ji Ah là một người nghệ sĩ đầy đam mê, tận tâm với diễn xuất đến hơi thở cuối cùng." Những lời chia sẻ này càng khiến người hâm mộ thêm phần xót thương trước sự mất mát to lớn trong làng điện ảnh Hàn Quốc.

Căn bệnh khiến nữ diễn viên The Glory qua đời, cảnh báo 3 dấu hiệu nguy hiểm - Hình 2

Thông tin về sự ra đi đột ngột của Park Ji Ah khiến đồng nghiệp và người hâm mộ bàng hoàng. Trên các diễn đàn và mạng xã hội, những lời chia buồn, tri ân cùng những hình ảnh về các vai diễn ấn tượng của cô liên tục được bạn bè và khán giả chia sẻ. Park Ji Ah để lại dấu ấn qua nhiều tác phẩm và được nhớ đến như một diễn viên tận tụy với nghề.

Căn bệnh khiến nữ diễn viên The Glory qua đời, cảnh báo 3 dấu hiệu nguy hiểm - Hình 3

Được biết, nhồi máu não, căn bệnh khiến nữ diễn viên ra đi mãi mãi, còn được gọi là đột quỵ do thiếu máu cục bộ, nhồi máu não xảy ra do lưu lượng máu đến não bị gián đoạn do các vấn đề với mạch máu cung cấp máu cho não. Việc thiếu nguồn cung cấp máu đầy đủ cho các tế bào não khiến chúng không được cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng quan trọng, có thể khiến các phần của não bị chết.

Nhồi máu não chiếm khoảng 80% các ca đột quỵ não, 20% còn lại là xuất huyết não, xuất huyết dưới nhện. Tỷ lệ mắc nhồi máu não hằng năm tương đối cao, khoảng 130/100.000 người/năm.

Căn bệnh khiến nữ diễn viên The Glory qua đời, cảnh báo 3 dấu hiệu nguy hiểm - Hình 4

Về nguyên nhân gây ra tình trạng này, các chuyên gia cho rằng việc cung cấp máu cho não giảm là do xơ vữa động mạch, dẫn đến sự hình thành mảng bám mỡ trong mạch máu gọi là xơ vữa động mạch. Mảng bám mỡ này có thể gây ra huyết khối hoặc cục máu đông trong động mạch cung cấp máu cho não hoặc ở một bộ phận khác của cơ thể, trong trường hợp đó cục máu đông được gọi là thuyên tắc. Một mảnh cục máu đông này có thể vỡ ra và di chuyển đến các mạch máu trong não, nơi nó nằm lại và hình thành nên thuyên tắc não.

Thuyên tắc cũng có thể do rung nhĩ gây ra, có thể khiến cục máu đông hình thành trong tim, sau đó bong ra và di chuyển đến các mạch máu trong não qua dòng máu.

Những người có cholesterol máu cao và huyết áp cao có nguy cơ nhồi máu não cao hơn. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm hút thuốc, béo phì, tiền sử gia đình mắc bệnh tim, tiểu đường và uống quá nhiều rượu.

Căn bệnh khiến nữ diễn viên The Glory qua đời, cảnh báo 3 dấu hiệu nguy hiểm - Hình 5

Theo BV ĐKQT Vinmec, khi thấy bệnh nhân có triệu chứng FAST (tiếng Anh): miệng méo, chân tay yếu, giọng nói thay đổi, cần phải đến bệnh viện ngay.

Một số triệu chứng cảnh báo đột quỵ khác như chóng mặt, đau đầu, chân tay yếu, nói ngọng, hôn mê, co giật... Khi thấy những dấu hiệu này, cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện sớm để điều trị. Bởi nếu vượt quá 'thời gian vàng' điều trị, bệnh nhân có thể bị tàn tật nặng nếu không được điều trị kịp thời, thậm chí là qua đời.

Cách phòng ngừa đột quỵ nói chung và nhồi máu não nói riêng

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), nhiều cơn đột quỵ có thể được ngăn ngừa bằng cách thay đổi lối sống lành mạnh và phối hợp với nhóm chăm sóc sức khỏe để kiểm soát các tình trạng sức khỏe làm tăng nguy cơ đột quỵ. Cụ thể:

- Chọn thực phẩm và đồ uống lành mạnh: Hãy chắc chắn ăn nhiều trái cây và rau tươi. Ăn thực phẩm ít chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol và nhiều chất xơ có thể giúp ngăn ngừa cholesterol cao. Hạn chế muối (natri) trong chế độ ăn uống của bạn cũng có thể làm giảm huyết áp. Cholesterol cao và huyết áp cao làm tăng nguy cơ bị đột quỵ.

- Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ đột quỵ. Để xác định cân nặng của bạn có nằm trong phạm vi khỏe mạnh hay không, bác sĩ thường tính chỉ số khối cơ thể (BMI) của bạn.

- Tập thể dục thường xuyên: Hoạt động thể chất có thể giúp bạn duy trì cân nặng khỏe mạnh và giảm mức cholesterol và huyết áp. Đối với người lớn, bác sĩ phẫu thuật tổng quát khuyến nghị nên dành 2 giờ 30 phút hoạt động thể chất aerobic cường độ vừa phải, chẳng hạn như đi bộ nhanh, mỗi tuần. Trẻ em và thanh thiếu niên nên dành 1 giờ hoạt động thể chất mỗi ngày.

- Không hút thuốc, hạn chế uống rượu: Hút thuốc làm tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ. Nếu bạn không hút thuốc, đừng thử nó. Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ ngay sẽ giúp giảm nguy cơ đột quỵ. Tránh uống quá nhiều rượu, vì có thể làm tăng huyết áp. Nam giới không nên uống quá hai ly mỗi ngày, và phụ nữ không nên uống quá một ly mỗi ngày.

- Kiểm soát tình trạng bệnh lý của bản thân, đặc biệt là cholesterol, huyết áp, tiểu đường và bệnh tim.

Căn bệnh khiến nữ diễn viên The Glory qua đời, cảnh báo 3 dấu hiệu nguy hiểm - Hình 6

Bạn có THÍCH bài viết này chứ?
Không
chu thanh huyềnkhánh vântrấn thànhrosénguyễn longnhật kim anhbruno marsquang hải- justin bieberselêna gomez