Ông cụ lủi thủi bán bánh mưu sinh, câu nói khiến ai nấy xúc động
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Thời gian gần đây, từ bữa cơm 0 đồng đến những phần quà trao tặng bà con của các nhà hảo tâm luôn thấm đẫm tình người.
Liên tục những hình ảnh người dân hồi hương về quê tránh dịch gặp nhóm thiện nguyện, mạnh thường quân hoạt động năng nổ giúp đỡ người dân có hoàn cảnh khó khăn suốt những ngày dịch bệnh hoành hành khiến ai nấy xúc động. Đến nay, dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát. Nhiều nhóm thiện nguyện cũng dần khép lại hoạt động trong niềm vui mừng khôn xiết. Thế nhưng cũng có những giây phút bịn rịn, "nước mắt lưng tròng" của những thành viên. Như các bà, các cô miền Tây trong một đoạn clip đang được truyền tay nhau mới đây, những giọt nước mắt hạnh phúc đã rơi sau những ngày cùng nhau làm điều tử tế.
Đoạn clip ngắn được anh Minh Đức (Bạc Liêu) chia sẻ khiến nhiều người vô cùng xúc động. Sau 3 tháng nấu cơm từ thiện cho bà con ở khu cách ly, nhóm của anh Đức đã hoàn thành hành trình của mình. Được biết, bếp ăn của anh Đức ở xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu phục vụ hơn 1.000 suất cơm mỗi ngày tại các khu cách ly quanh khu vực. Trong nhóm có các bà, các mẹ đã lớn tuổi đã đồng hành từ những ngày đầu bếp ăn thành lập. Thấy việc tử tế, họ đã xúm lại phụ nấu cơm và đóng từng suất ăn trao gửi đến người dân. Địa điểm gửi đến là các khu cách ly, chốt kiểm dịch và bệnh viện. Nhóm có 7 người nhưng trao đi khối lượng cơm "khủng" mỗi ngày, các cô, các bà phải làm việc cả ngày không ngơi tay.
Sáng dậy sớm chuẩn bị nguyên liệu, nấu nướng. Trưa ăn vội bữa cơm rồi tất cả lại bắt tay làm cho những suất cơm chiều. Ấy thế mà mọi người luôn rộn rã tiếng cười, không chút than thở. Ngoài những suất cơm mặn, bếp ăn của anh Đức còn chuẩn bị những phần cơm chay cho bệnh nhân vào mỗi thứ 5 hàng tuần. Với thông điệp "cho đi là còn mãi" nhóm thiện nguyện này luôn cố gắng đem tình yêu trao tặng cho người khác để sẽ nhận lại tình yêu. Cũng theo chia sẻ của anh Đức, sau khi hoàn thành hành trình nấu ăn đợt này. Nhóm đã quyết định tiếp tục bật bếp nấu những suất ăn gửi đến các bác sĩ, bệnh nhân tại bệnh viện Đa khoa Vĩnh Lợi, Bạc Liêu.
Sau khi đoạn clip được đăng tải nhiều người đã vô cùng cảm động trước tấm lòng của nhóm. Nhìn các bà, các cô vừa khóc nức nở vừa nở nụ cười hiền khi được hỏi "sao lại khóc hết trơn vậy?" khiến ai cũng ấm lòng. Như một số dân mạng bình luận, "đó là những giọt nước mắt mãn nguyện khi gieo những hạt giống an lành của lòng nhân ái". Ở đời, thương người cũng như thể thương thân.
Không chỉ có bếp ăn nghĩa tình tại miền Tây mà những ngày qua, tại xã Cuôr Đăng, huyện Cư M'gar (Đắk Lắk), nhiều gia đình người Êđê đã thay nhau lo cơm nước cho những trường hợp đang cách ly tập trung tại địa bàn. Mỗi gia đình hoặc dòng họ đảm nhận nấu ăn một ngày để tuân thủ quy định giãn cách, không tập trung đông người. Bà Amí Ly (buôn Cuôr Đăng B) cho biết, bà thường lên sẵn thực đơn, mua thêm gia vị và thịt cá. Còn gạo, rau củ quả thì các chị, các mẹ đến phụ nấu mang sẵn từ vườn nhà. Nhằm đa dạng món ăn, đặc biệt để những người hồi hương (đa số là người Êđê) cảm nhận được hương vị món ăn truyền thống buôn làng, các chị, các mẹ thường nấu thêm cà đắng, lá mì xào, cà giã muối ớt, cá khô.
Qua các món ăn, mọi người hy vọng những người đang cách ly cảm nhận được sự quan tâm của bà con trong buôn làng. Chị Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Phó Chủ tịch UBND xã Cuôr Đăng cho biết, rất trân quý, tự hào về tinh thần đoàn kết, tính cộng đồng cao của người dân, đặc biệt là bà con dân tộc thiểu số đã chung tay cùng chính quyền chăm lo từng suất ăn các trường hợp cách ly phòng chống dịch COVID-19. Theo chị Hạnh, từ tháng 8 khi công dân từ vùng dịch trở về địa phương phải cách ly tập trung, nhiều bếp ăn 0 đồng, trong đó có bếp của bà con dân tộc thiểu số trên địa bàn, thay nhau đỏ lửa để lo cơm nước cho những trường hợp phải cách ly. Ngoài ra, các bếp ăn từ thiện còn tất bật nấu gần 2.000 hộp cơm kèm nhu yếu phẩm cho công dân từ các tỉnh phía Nam trở về quê, đi qua địa phận xã Cuôr Đăng.
Cách đây không lâu, người dân Hà Nội vô cùng phấn khởi khi có sự xuất hiện của hệ thống cửa hàng "Đổi phế liệu lấy thực phẩm", đó là ý tưởng xuất phát từ một công ty trên địa bàn phường Văn Miếu (quận Đống Đa, TP Hà Nội). Tất cả người dân khi mang phế liệu đến đây sẽ được quy đổi thành tiền, cửa hàng sẽ trả bằng sản phẩm nông sản. Hiện tại, trên địa bàn TP Hà Nội có khoảng 20 gian hàng đổi phế liệu lấy thực phẩm như vậy đang hoạt động.
Ông Trần Ngọc Tuấn, quản lý cửa hàng chia sẻ: "Ngay từ khi triển khai các gian hàng đổi phế liệu lấy thực phẩm, chúng tôi nhận được rất nhiều sự đồng tình ủng hộ của bà con. Có nhiều trường hợp cảm động làm tôi nhớ mãi. Như chị lao công, anh xe ôm, những người lao động tự do, do dịch bệnh khó khăn nên nhặt nhạnh được gì là họ mang ra đổi lấy thực phẩm đem về. Với các cụ già, em nhỏ, mình còn khuyến mại thêm cho họ". Theo ông Tuấn, người dân có thể mang phế liệu, chất thải rắn đến cửa hàng để đổi lấy thực phẩm. Ngoài ra, nếu không có phế liệu để đổi, người dân vẫn được mua nông sản tại gian hàng theo bảng giá niêm yết công khai.
Cô giáo trông trẻ chê lương 12 triệu, người "ở trọ" trên xe buýt suốt 4 tháng dịch gây xót xa Hậu Hậu07:41:43 25/10/2021Dịch bệnh diễn ra khiến kinh tế của các gia đình bị chững lại, hơn thế nữa học sinh vẫn chưa thể tới trường học. Đến khi xã hội thiết lập cuộc sống bình thường mới, bố mẹ bắt đầu quay trở lại với công việc. Chính điều này đã khiến rất nhiều...
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Báo cáo