Hằng Du Mục dắt Quang Linh đi gặp chồng cũ, một lần giải quyết hết ân oán?
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Những ngôi mộ cổ ẩn chứa rất nhiều đồ vật có giá trị lớn nhưng những kẻ trộm mộ lại không bao giờ dám lấy đi 2 thứ này.
Bọn trộm mộ sợ nhất 2 thứ này
Thời xưa, Trung Quốc có một phong tục đám tang là tùy táng, nghĩa là người chết sẽ được chôn cất cùng rất nhiều vàng bạc châu báu, đồ đồng, đồ gốm sứ... Những đồ vật này vốn dĩ đã có giá trị lớn, theo thời gian, chúng trở thành đồ cổ nên giá trị có thể gấp hàng chục, thậm chí hàng trăm lần. Chính vì thế, nạn trộm mộ mới xảy ra khi nhiều ngôi mộ cổ bị đào bới, xâm phạm chỉ để những kẻ xấu lấy đi các đồ vật có giá trị nhằm trục lợi cho bản thân.
Rất nhiều ngôi mộ cổ của Trung Quốc đã bị đào trộm, thậm chí là phá hỏng. Ngay cả lăng mộ của Từ Hi Thái hậu cũng từng bị trộm. Tuy nhiên, có 2 thứ dù có giá trị không hề nhỏ nhưng những kẻ trộm mộ không bao giờ dám lấy đi, đó là tiền xu và ngọc bội. Nhiều năm trước, lăng mộ của các vị vua thời Tây Hán đã bị đào trộm, gần như toàn bộ số cổ vật bên trong đều bị đánh cắp nhưng gần 10 tấn tiền xu vẫn còn nguyên tại chỗ. Điều này thực chất đều có lý do.
Thứ nhất, tiền xu trong những ngôi mộ cổ mặc dù được coi là đồ cổ nhưng lại có giá trị rất thấp do không còn lưu hành trên thị trường nữa. Cách thức đúc tiền của mỗi thời đại là khác nhau nên việc lấy trộm tiền xu từ thời đại trước mang đến thời đại này gần như là vô giá trị.
Thứ hai, việc vận chuyển tiền xu thật sự rất vất vả, không tiện cho những kẻ trộm mộ. Tiền xu đem tùy táng thường có mệnh giá rất thấp và số lượng rất nhiều, có thể lên tới cả tấn, do đó việc vận chuyển những đồng tiền nặng và nhiều như vậy trở nên bất khả thi.
Thứ ba, việc mang những đồng tiền xu này ra ngoài có thể khiến những kẻ trộm mộ gặp nguy hiểm. Vào thời cổ đại, người ta không sưu tầm tiền cổ nên đây có thể coi là bằng chứng của việc trộm mộ. Trong khi đó, tiền xu luôn có đặc điểm niên đại rõ ràng, rất dễ nhận ra. Ai có trong tay những đồng tiền cổ đồng nghĩa với việc họ có liên quan đến các vụ trộm mộ và sẽ thu hút sự điều tra của triều đình và các quan chức. Do đó, vì sự an toàn của bản thân, những kẻ trộm mộ không dám lấy đi những đồng tiền cổ.
Bên cạnh đó, tiền xu trong những ngôi mộ cổ còn được coi là tiền của người đã khuất mang xuống cõi âm. Nếu những đồng tiền này lấy đi, người đã khuất không thể xuống được hoàng tuyền, có thể quay về trả thù, vì thế những kẻ trộm mộ luôn tránh lấy đi.
Ngoài tiền xu, ngọc bội cũng là thứ nhiều kẻ trộm mộ không muốn đánh cắp. Nguyên nhân là bởi con người thời xưa rất mê tín, cho rằng ngọc bội của người chết sẽ trở thành ngọc huyết, có khả năng hút máu con người, vì thế không kẻ nào dám đụng chạm vào để tránh rước họa vào thân.
Khai quật hài cốt 2500 năm phát hiện thứ khiến kẻ trộm mộ sợ hãi
Mới đây, các nhà khảo cổ học đã đào được ngôi mộ với 2 bộ hài cốt một người đàn ông và một người phụ nữ ở ngoại ô thành phố Cairo, Ai Cập. Hai bộ hài cốt này được chôn cất trong 2 ngôi mộ khác nhau, đặt yên nghỉ trong quan tài làm từ đá vôi, có niên đại khoảng 2.500 năm trước.
Phát hiện này được tiến hành bởi các chuyên gia đến từ Đại học Barcelona (Tây Ban Nha). Họ cho biết 2 ngôi mộ có niên đại từ thời Saite, triều đại thứ 26 của Ai Cập, theo tờ The National News đưa tin.
Sau khi khai quật 2 ngôi mộ, các nhà khảo cổ học nhận thấy ngôi mộ của người đàn ông được bảo quản khá tốt. Phần mộ của người đàn ông này đã được niêm phong, có chứa một số hiện vật bao gồm những chiếc lọ hình canopic, một con bọ hung và các bức tượng nhỏ hình các vị thần thánh.
Tuy nhiên, ngôi mộ của người phụ nữ lại không được may mắn như thế. Khi được tìm thấy, phần mộ này đã không còn nguyên vẹn và có nhiều dấu hiệu cho thấy ngôi mộ của cô đã bị những kẻ trộm mộ xâm phạm.
Điều đáng ngạc nhiên nhất là khi nghiên cứu 2 bộ hài cốt, các nhà khoa học đã mở miệng của họ ra và kinh ngạc khi phát hiện bên trong là một chiếc lưỡi giả bằng vàng. Hai chiếc lưỡi giả bằng vàng của cả người đàn ông và người phụ nữ đều ở trong tình trạng tốt. Đây là thứ thường được tìm thấy trong miệng của các bộ hài cốt Ai Cập cổ đại.
heo quan niệm của người Ai Cập cổ đại, việc đặt chiếc lưỡi giả bằng vàng vào miệng của người chết trong đám tang có thể giúp linh hồn của người đó nói chuyện được với thần Osiris ở thế giới bên kia. Họ cho rằng Osiris cai trị thế giới ngầm và sẽ phán xét linh hồn của những người đã chết. Chiếc lưỡi giả bằng vàng này cũng cho phép người đã khuất thuyết phục thần Osiris bày tỏ lòng thương xót đối với linh hồn của họ.
Hơn thế nữa, chiếc lưỡi giả bằng vàng này còn là nỗi khiếp sợ của những kẻ trộm mộ. Phần mộ của người phụ nữ trên đã bị xâm phạm nhưng những kẻ trộm mộ lại không dám động đến chiếc lưỡi bằng vàng trong miệng cô, lý do là bởi chúng lo sợ sẽ mạo phạm tới các vị thần.
Các chuyên gia suy đoán rằng sau khi người đàn ông và người phụ nữ này qua đời, những người ướp xác đã cắt bỏ lưỡi của họ, sau đó đặt chiếc lưỡi giả bằng vàng vào trong miệng trong lễ an táng.
Các nhà khảo cổ học cho biết họ chưa thể xác định chính xác danh tính của người đàn ông và người phụ nữ nhưng lăng mộ của họ được xây dựng liền kề với nhau.
Hộp sọ của người đàn ông được bảo quản khá tốt và có thể nhìn rõ chiếc lưỡi giả bằng vàng nhô ra từ miệng anh ấy. Phần mộ của người đàn ông cũng gần như nguyên vẹn sau khi được chôn cất cách đây hơn 2.500 năm, bao gồm rất nhiều cổ vật. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy 402 bức tượng nhỏ Ushabti làm bằng sành - một loại đất nung tráng men thiếc, cùng với một bộ bùa hộ mệnh nhỏ và chuỗi hạt màu xanh lục bên trong phần mộ của người đàn ông.
Tử Cấm Thành có 1 căn phòng quanh năm lạnh lẽo, hậu thế đào lên phát hiện điều ngỡ ngàng Như Ý12:57:27 15/01/2022Tử Cấm Thành là nơi sinh sống của rất nhiều đời vua chúa trong lịch sử Trung Quốc, hiện nay là một trong những di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng, biểu tượng của Trung Quốc. Những người từng đặt chân đến Tử Cấm Thành đều phải ngạc nhiên...
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Báo cáo