Một cựu tiếp viên "vỗ mặt", yêu cầu CĐM xin lỗi 4 đồng nghiệp, lộ mánh khóe giúp TVHK buôn chất cấm
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Chiều 17/3, Cục Hải quan TP.HCM tổ chức họp báo thông tin về vụ 4 tiếp viên hàng không Vietnam Airlines vận chuyển trái phép hơn 10kg chất cấm tổng hợp từ Pháp về Việt Nam.
Qua sàng lọc, soi chiếu, phát hiện trong vali của tiếp viên có chất cấm. Sau đó, Chi cục Hải quan Tân Sơn Nhât tạm giữ 4 tiếp viên.
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện bên trong những tuýp kem đánh răng, nước súc miệng của các tiếp viên mang về có chất cấm.
Khai nhận ban đầu, các tiếp viên này cho biết, họ được một người nhờ xách tay số hàng hóa trên về cho người nhà, hứa trả công hơn 10 triệu đồng.
Ngay khi nhận thông tin, Vietnam Airlines đã quyết định đình chỉ thực hiện nhiệm vụ đôi với 4 tiêp viên để phục vụ công tác điều tra.
Về góc nhìn pháp lý, theo Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường (Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) cho hay nếu không chứng minh được những người này biết rõ những tuýp đánh răng này là chất cấm thì không đủ căn cứ để xử lý hình sự với họ.
Theo ông Cường, việc xác định lời khai của các nữ tiếp viên này là đúng hay không sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố. Trong đó, có thể phân tích về giá cả loại hàng hóa này ở Việt Nam so với bên Pháp, xem có phổ biến ở Việt Nam không, tiền công vận chuyển như vậy có bất hợp lý không?
Cụ thể, tiền công vận chuyển 10 triệu đồng với khoảng hơn 10kg hàng, tính ra riêng công vận chuyển là khoảng 1 triệu đồng/kg là đắt hay rẻ, có hợp lý hay không? Giá kem đánh răng ở Pháp so với Việt Nam chênh nhau như thế nào? Nếu là các loại kem đánh răng thông thường thì vận chuyển về Việt Nam sẽ lãi bao nhiêu? Tiền chi phí vận chuyển có đến mức như vậy không?
Loại kem đánh răng này có chất lượng và giá cả như thế nào khi so sánh giá ở hai quốc gia... tính giá mua, tiền thuế, các chi phí khác cho đến khi có được giá bán sẽ là những con số để xác định có nên buôn lậu kem đánh răng từ Pháp về Việt Nam hay không? Nếu vận chuyển trái phép như vậy về Việt Nam thì liệu có bán được không? Rủi ro như thế nào khi thực hiện hành vi này so với lợi nhuận có thể mang lại?
Từ đó làm rõ, các nữ tiếp viên có biết đây là chất cấm hay không để xác định có đủ căn cứ để xử lý về tội vận chuyển trái phép chất cấm hay không? Nếu nói dối, hành vi và lời nói sẽ mâu thuẫn nhau.
Ngoài ra, cơ quan điều tra cũng sẽ làm rõ các tiếp viên này sang Pháp từ bao giờ, thời gian ở bên Pháp bao lâu và tiếp xúc với những ai? Việc vận chuyển hàng hóa về Việt Nam diễn ra bao nhiêu lần, diễn ra như thế nào, lần này tại sao lại bất thường như vậy? Hàng hóa này đã qua cửa khẩu hải quan sân bay Pháp như thế nào, tại sao lại trót lọt?
Đồng thời, rút danh sách điện thoại để xác minh các liên hệ, cuộc gọi đến và cuộc gọi đi trước trong và sau thời điểm giao nhận hàng; kiểm tra điện thoại để xác định tin nhắn, các giao dịch, thông tin với những người khác và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để làm rõ sự thật khách quan.
Số lần vận chuyển hàng hóa, loại hàng hóa, mối quan hệ với cơ quan chức năng trong quá trình vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới có liên quan là những vấn đề quan trọng để mở rộng vụ án này cũng như là cơ sở để xác định các nữ tiếp viên này có bị xử lý hình sự hay không.
Ngoài ra, việc giao nhận số hàng này giữa người lạ mặt với các tiếp viên được thực hiện như thế nào? Họ có kiểm tra hay không, nếu kiểm tra tại sao lại không phát hiện? Nếu không kiểm tra thì tại sao lại tin tưởng người lạ đến vậy?
Hành vi khách quan sẽ thể hiện ý thức chủ quan là có biết đây là chất cấm hay không, đây là vấn đề mấu chốt để xác định có xử lý hình sự đối với các nữ tiếp viên này.
Trong khi đó, trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, luật sư Nguyễn Ngọc Hùng - Trưởng Văn phòng luật sư Kết Nối (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, qua vụ việc, rất nhiều bài học từ việc cầm và giữ giúp hàng hóa ở sân bay bị bắt vì vận chuyển hàng cấm.
Luật sư Hùng cho biết thêm, nhiều người cho rằng mình không biết, nên không có tội và vô tư cầm hộ, cầm giúp hàng hóa cho người khác. Nhưng khi bị bắt để chứng minh cầm hộ, giữ hộ cũng cực kì khó khăn. Thậm chí, trong quá trình tố tụng sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức để chứng minh mình "vô tội".
Thực tế khi vụ việc bị bại lộ, bị công an bắt giữ, các đối tượng chủ mưu mua bán hàng cấm có thủ đoạn rất tinh vi để phòng ngừa và chối tội. Vì thế gần như nạn nhân không có bất cứ thông tin gì về đối tượng nhờ, hoặc các thông tin rất mờ nhạt, không rõ ràng, thậm chí là thông tin giả.
Những trường hợp thuộc đơn vị vận chuyển, có hóa đơn vận chuyển, thanh toán phí vận chuyển thì có căn cứ để chứng minh mình không buộc phải biết hàng hóa trong đó là gì. Trừ những trường hợp biết là hàng cấm nhưng cố tình vận chuyển thì vẫn có vai trò đồng phạm.
Tuy nhiên, với những người dân thường, khi cầm hộ cho ai bất kì món gì, phải biết chắc chắn hàng hóa là gì. Bởi pháp luật Việt Nam quy định rõ ràng đối với người không có chức năng kinh doanh vận chuyển hàng hóa, người dân buộc phải biết hàng hóa mình vận chuyển là gì.
HOT: 4 tiếp viên hàng không được thả tự do, 2 nghi phạm mới bị bắt, sắp lộ diện, danh tính gây tò mò Hoàng Phúc18:39:22 22/03/2023Công an cho 4 nữ tiếp viên hàng không hãng Vietnam Airlines, những người mang hơn 11kg chất cấm từ Pháp về sân bay Tân Sơn Nhất, được phép về nhà nhưng vẫn phải phối hợp điều tra.
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
7 | 22 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Báo cáo