Nhân viên ngân hàng có chồng nhưng vẫn hóa tiểu tam, chen chân làm vợ TGĐ, chính thất ra tay xử đẹp
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Người đàn ông ở Trung Quốc vô cùng sốc khi bên bảo hiểm nói với ông: "Đến lúc con trai ông 88 tuổi hãy quay lại đây lấy tiền. Nếu không được thì hãy bảo cháu trai của ông đến".
Năm 2022, người đàn ông họ Quách ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc thấy bảo hiểm của mình đã đến kỳ hạn được rút, liền vui vẻ cầm hợp đồng đi rút tiền. Tuy nhiên, khi đến nơi, nhân viên phụ trách bảo ông không thể nhận được tiền ngay mà phải chờ sau này con trai ông đến lấy. Điều này khiến ông Quách vô cùng khó hiểu và không thể chấp nhận được.
Ông Quách cho biết, ông mua bảo hiểm từ đầu năm 2012. Thời điểm đó, người bán bảo hiểm đã đến tận nhà chào mời nên ông chọn mua gói bảo hiểm có thời hạn 20 năm. Theo hợp đồng, mỗi năm ông sẽ phải đóng 10.000 NDT/năm (hơn 35 triệu đồng). Nhân viên còn nói thêm, chỉ cần ông đóng đủ 10 năm với 100.000 NDT (hơn 350 triệu đồng) là đã có thể rút tiền về và đến lúc ông 88 tuổi sẽ có thể nhận được một khoản tiền không hề nhỏ.
Sau 10 năm, khi ông Quách đến rút tiền, nhân viên ngân hàng mang hợp đồng ra đối chiếu và thông báo với ông chỉ đến khi con trai ông tròn 88 tuổi mới có thể lấy được cả gốc lẫn lãi. Nếu trong trường hợp xảy ra điều ngoài ý muốn, cháu nội của ông có thể đến lấy thay.
Ông Quách nghe xong liền vô cùng bức xúc và cảm thấy như mình đã bị lừa. Đóng 10.000 NDT/năm (hơn 35 triệu đồng) đã là số tiền rất lớn, ông kiên trì đóng được 10 năm nhưng bây giờ lại không được rút. Hơn nữa, ông Quách cho hay con trai ông còn chưa kết hôn nên ông cũng chưa có cháu. Việc đợi đến khi con trai ông 88 tuổi hay cháu chắt đến nhận thay gần như là điều quá xa vời trong thời điểm hiện tại.
Không còn cách nào khác, ông Quách đành liên hệ với truyền thông địa phương, hi vọng các phóng viên sẽ vào cuộc giúp ông đưa tin và làm rõ vụ việc. Sau khi phóng viên can thiệp, người phụ trách phía bảo hiểm cho biết nhân viên bán hàng của công ty đã được đào tạo chuyên nghiệp về kỹ năng ăn nói. Hơn nữa, các thủ tục mà họ thực hiện đều đúng yêu cầu của hợp đồng. Về việc ông Quách hiểu lầm, người phụ trách cũng nói rằng họ đã giới thiệu rõ ràng mọi thứ cho ông theo đúng hợp đồng trước đó.
Lúc này, ông Quách tiếp tục báo với phía cảnh sát và luật sư để giải quyết. Ông cho rằng trước đó, nhân viên bán hàng chỉ nói với ông về việc thời hạn kết thúc của hợp đồng là lúc ông 88 tuổi chứ không phải lúc con trai ông 88 tuổi. Tuy nhiên, thời điểm ký hợp đồng chỉ có ông Quách và nhân viên bảo hiểm, không có ai khác làm chứng, nên hiện tại cơ quan chức năng chỉ có thể giải quyết theo những gì đã được ghi lại trên hợp đồng.
Phía cảnh sát cho rằng, có khả năng ông Quách đã không đọc kỹ hợp đồng trước khi ký kết. Do các bản hợp đồng bảo hiểm thường rất dài và có nhiều điều khoản, vì vậy có thể xảy ra trường hợp nhiều người mua không hiểu hết hoặc không đọc kết đã vội đặt bút ký.
Bên cạnh đó, người bán hàng sẽ được hưởng một phần hoa hồng khi bán bảo hiểm. Vì để chốt hợp đồng nhanh, trong quá trình giao tiếp bán hàng, có thể vô tình hoặc cố ý, cách truyền đạt của người bán có thể gây hiểu lầm cho người mua bảo hiểm.
Cảnh sát khu vực tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc nhắc nhở, với tư cách là nhân viên bán hàng, bạn nên thông báo trung thực và chi tiết từng điều khoản cho khách hàng. Đồng thời, phải thông báo cả những rủi ro và các tình huống có thể gây thua l.ỗ, để người mua có cái nhìn toàn diện và chi tiết về toàn bộ gói bảo hiểm, từ đó quyết định có nên ký hợp đồng hay không.
Tương tự, còn 1 trường hợp khác oái ăm hơn, khi cụ bà ở ở Tây An (Trung Quốc) chi 200 triệu/năm mua bảo hiểm nhân thọ, lúc cần tiền nhân viên nói: Sống tới 105 tuổi mới được rút. "Họ nói rằng tôi phải 105 tuổi mới được rút tiền. Tôi nói nếu tôi sống được đến 105 tuổi thì còn mua bảo hiểm làm gì nữa", bà cụ bức xúc chia sẻ.
Sự việc bắt nguồn từ ba năm trước, khi bà Cao đến ngân hàng gửi tiền tiết kiệm. Bà Cao kể lại: "Tôi m.ang tiền đến ngân hàng để gửi, nhân viên ngân hàng nói rằng có sản phẩm lãi suất cao và hướng dẫn tôi đến quầy giao dịch ở ngay cửa ra vào để làm thủ tục."
Theo hướng dẫn của nhân viên, số tiền tiết kiệm của bà Cao đã được chuyển thành một gói bảo hiểm. Sau 2 năm, bà đã nhận lại được tiền gốc và tiền lãi. Bà Cao chia sẻ thêm: "Khi tôi đến rút tiền, nhân viên lại tiếp tục giới thiệu một sản phẩm khác có lãi suất cao hơn. Vì lần trước mọi việc đều ổn thỏa, nên tôi đã tin tưởng."
Bà Cao cho biết, quá trình ký kết hợp đồng đều được thực hiện dưới sự hướng dẫn của 2 nhân viên. Bà Cao nói: "Họ chỉ bảo tôi điền vào chỗ này chỗ kia và nói rằng cứ yên tâm, không có vấn đề gì cả."
Vì tin tưởng cô nhân viên quen mặt, bà Cao đã đồng ý ký hợp đồng và nộp khoản tiền 60.000 tệ/năm. Mọi chuyện tưởng chừng êm đẹp cho đến một ngày bà Cao cần 1 khoản tiền gấp. Bà ngỏ ý hỏi về việc mình có thể rút khoản tiền đã đóng trước đó hay không thì nhân viên phụ trách nói rằng theo hợp đồng, phải đến năm bà Cao 105 tuổi mới có thể rút lại toàn bộ số tiền đã đóng. Sau khi nhận được tin sét đánh, bà Cao mất ăn mất ngủ nhiều ngày liên tiếp.
Tại đây, nhân viên ngân hàng phân bua: "Việc phải đợi đến 105 tuổi mới được rút tiền chắc chắn là không hợp lý, nhưng đó là do nhân viên bảo hiểm tự ý chào mời, không liên quan gì đến ngân hàng." Sau nhiều ngày bàn bạc, gia đình bà Cao khiếu nại nhân viên t.ư vấn không rõ ràng và muốn hủy hợp đồng. Cả đời dành dụm, giờ đây số tiền tiết kiệm lại nằm trong tay người khác, bà Cao vừa tức giận vừa hối hận.
Tiktoker Mr. Pips "phông bạt" hại 2.661 người, một nam sinh bị lừa 8 tỷ Khang Trần16:36:26 12/12/2024Vụ việc gây chấn động về sàn chứng khoán do TikToker Mr. Pips cầm đầu tiếp tục gây xôn xao khi lộ diện một nam sinh viên trường Đại học F. (viết tắt) bị chiếm đoạt tới 8 tỷ đồng.
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Báo cáo