Tào Tháo bị trấn áp tinh thần bởi một người, là ai mà hơn cả Gia Cát Lượng?

4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa lưu truyền chốn nhân gian luôn được bàn tán bởi nhiều bí ẩn đằng sau. Đỉnh điểm nhất chính là 1 vị tướng không ai xem trọng thực lực cũng chẳng có mà lại hạ được 1 danh tướng tài ba đã dấy lên nhiều ý kiến trái chiều.
Từ Hoảng ban đầu là thuộc hạ của Dương Phụng, phụ trách hộ tống Hán Hiến Đế. Khi Tào Tháo muốn đón Hiến Đế về Hứa Đô, hai bên đã tranh giành quyết liệt. Ấn tượng đầu tiên của Tào Tháo về Từ Hoảng là một người oai phong lẫm liệt, trong lòng thầm khen ngợi. Điều này cho thấy Từ Hoảng toát ra khí chất của một chiến binh mạnh mẽ.
Sau đó, Tào Tháo phái quân sư đến hòa giải, Từ Hoảng từ bỏ Dương Phụng và bắt đầu đi theo Tào Tháo.
Để chiêu dụ Quan Vũ, trong trận chiến ở núi Thổ Sơn, Tào Tháo đã phái Hứa Chử và Từ Hoảng ra ngăn cản Quan Vũ đi tìm Lưu Bị. Trong trận Bạch Mã, Tào Tháo phái Từ Hoảng ra nghênh chiến. Tại trận Diên Tân, để đối phó với đại tướng Văn Xú của Viên Thiệu, Tào Tháo đã phái Từ Hoảng và Trương Liêu xuất trận.
Trong suốt quá trình chinh chiến của Tào Tháo, Từ Hoảng được ra trận rất nhiều lần. Trên chiến trường, các tướng lĩnh luôn muốn sử dụng những vị tướng có tỷ lệ thắng cao hơn. Đối với các tướng lĩnh, mỗi lần xuất trận đều là cơ hội để lập công và được phong thưởng. Nhìn vào số lần xuất trận, có thể thấy Từ Hoảng được Tào Tháo công nhận về năng lực chiến đấu. Có thể nói, năng lực chiến đấu của Từ Hoảng đứng thứ hai trong quân Tào, chỉ sau Hứa Chử.
Mạnh Đạt cũng biết mình không được trọng dụng nên đã đầu quân cho Tào Phi. Ban đầu, Mạnh Đạt được Tào Phi đối đãi rất tốt, nhưng sau khi Tào Phi chế.t, ông lại rơi vào cảnh không ai trọng dụng. Gia Cát Lượng đã ngỏ ý mời Mạnh Đạt quay về Thục Hán. Mạnh Đạt cũng định quay về nhưng ý đồ của ông đã bị Tư Mã Ý phát hiện.
Tư Mã Ý phái quân đi bắt Mạnh Đạt và tiến quân về Thượng Dung. Trên đường đi, Tư Mã Ý gặp Từ Hoảng, vị tướng này đã xin đi bắt Mạnh Đạt. Không ngờ trong lần này, Từ Hoảng đã bị Mạnh Đạt bắ.n trúng đầu bằng một mũi tên và chế.t ngay tại chỗ. Không lâu sau, Tư Mã Ý đến nơi và dễ dàng hạ gục Mạnh Đạt.
Phân tích về võ lực của hai người, Mạnh Đạt không thể sánh bằng Từ Hoảng. Nếu lấy các võ tướng khác làm tham chiếu, Trương Cáp và Từ Hoảng có thực lực ngang nhau. Mạnh Đạt không đán.h lại Trương Cáp, nên cũng không thể thắng Từ Hoảng trong một trận đấu tay đôi.
Lấy Lưu Phong làm ví dụ, Từ Hoảng có thể dễ dàng hạ Lưu Phong chỉ trong vài hiệp. Lưu Phong cũng chỉ cần vài hiệp để hạ gục Mạnh Đạt. Điều này cho thấy thực lực của Mạnh Đạt và Từ Hoảng không cùng đẳng cấp. Vậy tại sao Mạnh Đạt lại có thể dễ dàng hạ gục Từ Hoảng? Theo Sohu, chỉ có 3 lý do.
Thứ nhất, Mạnh Đạt đã bất ngờ dùng cung tên để bắ.n lén. Nếu không dùng cung tên, Mạnh Đạt không có cơ hội chiến thắng. Từ Hoảng đã chủ quan, tránh được giáo mác nhưng lại không tránh được tên.
Thứ hai, Từ Hoảng nóng lòng muốn lập công. Vì không xem trọng đối thủ là Mạnh Đạt nên đã mất cảnh giác. Trên chiến trường, ông không kịp dừng ngựa, đến gần tường thành của địch, tạo cơ hội cho Mạnh Đạt hạ gục.
Thứ ba, đây là tình tiết được La Quán Trung hư cấu để tăng thêm kịch tính cho câu chuyện. Bởi xét quá trình chinh chiến của Từ Hoảng, ông là người thận trọng, tinh thông binh pháp và giàu kinh nghiệm. Một lão tướng như vậy không thể nào lại bất cẩn xông thẳng đến chân tường thành của địch. Hành động này rõ ràng là tạo cơ hội cho đối phương giế.t mình. Đây là một sai lầm cơ bản mà một lão tướng dày dạn kinh nghiệm như Từ Hoảng không thể mắc phải.
Trong chính sử, năm 227, Từ Hoảng bệnh nặng, trước khi mất để lại di mệnh cho con cháu làm tang lễ đơn giản, chỉ được dùng thường phục để an táng. Ngụy Minh Đế ban cho ông thụy hiệu là Tráng hầu . Có thể nói, La Quán Trung, tác giả của Tam Quốc Diễn Nghĩa, đã cố tình sắp xếp cho Từ Hoảng tử trận dưới mũi tên. Có lẽ trong suy nghĩ của tác giả, kết cục tốt nhất cho một mãnh tướng là chế.t trên chiến trường.
Quật lăng Quan Vũ phát hiện sự thật sốc về Thanh Long Yển Nguyệt đao nặng 49kg Bảo Nam16:05:10 14/05/2024Quan Vũ là vị tướng nổi tiếng bậc nhất thời Tam Quốc, chiếm một vị trí gần như là tối thượng trong tín ngưỡng của người Trung Quốc khi được tôn làm Võ Thánh, bồ tát và cả Thần Tài.
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Báo cáo