"Động phòng" mang ý nghĩa gì mà hầu hết mọi người đều hiểu sai từ này?
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Các khu vực của lăng mộ Tần Thủy Hoàng đã được các nhà khảo cổ khám phá nhưng ngôi mộ chính chưa bao giờ được mở ra do lo ngại về những gì có ở bên trong, theo Insider.
Hoàng đế Tần Thủy Hoàng, người thống nhất Trung Quốc và cai trị vùng lãnh thổ rộng lớn vào năm 221-210 trước Công nguyên, đã thu hút sự chú ý và quan tâm của giới khoa học, khảo cổ và công chúng, đặc biệt là sau khi có người tình cờ phát hiện ra Đội quân đất nung bảo vệ lăng mộ ông vào năm 1974.
Ngôi mộ nằm ở huyện Lâm Đồng, cách Tây An ngày nay 30km về phía đông bắc và được xây dựng trong 38 năm - từ năm 246 trước Công nguyên (khi ông mới 13 tuổi, khi đang là vua của một vùng nhỏ hơn) - cho đến năm 208 trước Công nguyên, 2 năm sau khi ông qua đời. Nguyên nhân có thể là do ngộ độc thủy ngân.
Tần Thủy Hoàng là một hoàng đế tham vọng. Các tài liệu lịch sử cho thấy ông bị ám ảnh bởi việc uống thủy ngân để được trường sinh bất tử. Ông thường uống rượu có tẩm thủy ngân và có thể đã chết vì ngộ độc thủy ngân ở tuổi 49, BBC thông tin.
Trong khi phần lớn quần thể lăng mộ Tần Thủy Hoàng đã được các chuyên gia khảo cổ khám phá, nhưng bên trong lăng mộ 2.200 năm tuổi cho đến nay vẫn còn là điều bí ẩn. Giới khoa học không dám xâm nhập lăng mộ Tần Thủy Hoàng dù rằng lăng mộ hứa hẹn ẩn chứa những thông tin lịch sử vô cùng giá trị.
Khảo sát gần đây chỉ ra, lăng mộ ngầm của Tần Thủy Hoàng dài 260m từ Đông qua Tây và rộng 160m từ bắc sang nam. Tổng diện tích là 41.600 m2, đây là lăng mộ lớn nhất trong triều đại Tần và Hán, kích thước của nó tương đương với 5 sân bóng đá quốc tế.
Theo Ancient Origins, 2.200 năm trước, hoàng đế Tần Thủy Hoàng là người đầu tiên thống nhất Trung Hoa, sau thời Chiến quốc khói lửa. Tần Thủy Hoàng không ngừng cho người đi tìm thuốc trường sinh, nhưng cũng bận rộn trong việc xây dựng lăng mộ của chính mình.
Nghiên cứu năm 2017 của các nhà khảo cổ Trung Quốc, dựa vào văn tự cổ, cho thấy hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa luôn muốn sống mãi mãi. Tài liệu cổ viết rằng các quan chức địa phương báo cáo về việc không tìm thấy thuốc trường sinh, nhưng sẽ vẫn tiếp tục tìm kiếm. Ở một nơi khác có loại thảo dược bí ẩn, có thể có hiệu quả.
Trên thực tế, quá trình xây dựng lăng mộ Tần Thủy Hoàng đã bắt đầu từ trước khi ông lên ngôi hoàng đế. Khi lên nắm quyền năm 13 tuổi, ông ngay lập tức cho xây dựng nơi an nghỉ vĩnh hằng. Nhưng chỉ đến khi Tần thủy Hoàng trở thành hoàng đế, quá trình xây dựng lăng mộ mới được đẩy mạnh và mở rộng.
Ước tính có 700.000 người tham gia vào việc xây lăng mộ ở tỉnh Thiểm Tây, mất 38 năm mới hoàn tất. Điều đáng nói là lăng mộ chỉ thực sự hoàn thành sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời.
Ngày nay, thông tin về lăng mộ hoàng đế Trung Quốc được tìm thấy trong các bản ghi chép của nhà sử học thời Hán, Tư Mã Thiên. Đó là căn phòng chôn cất chứa đầy những kho báu quý hiếm được thu thập từ khắp nơi.
Bên trong nơi đặt di hài Tần Thủy Hoàng còn có mô hình của những dòng sông lớn nhỏ trên mặt đất, trông như thật nhờ thủy ngân. Tư Mã Thiên còn nhắc đến bầu trời đêm lấp lánh ánh trăng sao từ những viên ngọc trai phát sáng được dùng để trang trí mái vòm khu lăng mộ.
Để bảo vệ khu lăng mộ, giúp hoàng đế an nghỉ vĩnh hằng, người thời xưa đã xây dựng hàng loạt cạm bẫy bao gồm cung nỏ, máy bắn tên tự động... Các loại vũ khí này được thiết kế để có thể giết bất kỳ kẻ nào dám xâm phạm.
"Thợ thủ công được lệnh chế tạo nỏ và tên để bắn vào bất kỳ ai xâm nhập lăng mộ. Thủy ngân độc được sử dụng để mô phỏng như những dòng sông lớn (như sông Dương Tử, sông Hoàng Hà và biển lớn) bao quanh lăng mộ để bảo vệ giấc ngủ của hoàng đế" - Nhà sử học Tư Mã Thiên viết.
Con trai Tần Thủy Hoàng còn ra lệnh c.hôn s.ống các thê thiếp không có con với cha, để có thể đi tiếp cùng ông ở thế giới bên kia. Sau khi lễ an táng kết thúc, lối vào lăng mộ bị bịt kín. Những người tham gia vào công tác xây dựng cũng bị nhốt bên trong để không ai có thể tiết lộ bí mật ra ngoài. Cuối cùng, thực vật được trồng trên lăng mộ để tạo thành một ngọn đồi nhân tạo.
Mãi đến 2.000 năm sau, một nhóm nông dân Trung Quốc tình cờ đào được một chiến binh đất nung. Cuộc khai quật quy mô lớn để lộ ra đội quân đất nung 2.000 người. Nhưng đó chỉ là phần bên ngoài khu lăng mộ.
Các nhà khảo cổ dự đoán có tới 8.000 tượng đất nung bên trong nơi an nghỉ vĩnh hằng của hoàng đế, vốn chưa từng được khai quật.
Trung Quốc hiện chưa có kế hoạch khai quật lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Bởi hơn 2.200 năm trôi qua nhưng nhiều khả năng các cạm bẫy vẫn hoạt động. Mối lo ngại khác là hàm lượng thủy ngân rất cao ở địa cung. Thủy ngân vốn là một chất kịch độc đe dọa tính mạng con người dù chỉ với hàm lượng rất nhỏ.
Bên cạnh đó, công nghệ hiện tại chưa thể giúp khám phá khu lăng mộ cổ xưa rộng lớn. Chỉ cần để các hiện vật lộ diện trước ánh sáng Mặt trời và không khí cũng đủ để hủy hoại hoàn toàn.
Các chuyên gia cho rằng việc liều lĩnh khai quật nơi an nghỉ của Tần Thủy Hoàng có thể làm hỏng sự cân bằng của cấu trúc ngầm, gây ra tổn thất khó lường. Đó là lý do Trung Quốc cho đến nay vẫn chưa mạo hiểm mở phong ấn lăng mộ.
Tần Thủy Hoàng và 4 bí ẩn chưa có lời giải, có một điều khiến hậu thế tranh cãi Quỳnh Quỳnh16:50:38 05/07/2024Trong lịch sử Trung Quốc cổ đại, có hơn 400 vị vua nhưng chỉ có một vị vua duy nhất xứng đáng với danh hiệu Thiên cổ nhất đế , đó chính là Tần Thuỷ Hoàng. Về cuộc đời của vị vua này đến nay vẫn còn nhiều điều bí ẩn.
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Báo cáo