Nguy hiểm cực độ dịch bệnh bạch hầu, đáng sợ hơn cả COVID-19, dấu hiệu ra sao?
7 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Bệnh bạch hầu từng là một căn bệnh vô cùng đáng sợ trong thế kỷ 17-20. Tỷ lệ qua đời cao từ 10-20% do thiếu hụt phương pháp điều trị hiệu quả đã khiến nó trở thành nỗi ám ảnh cho nhiều thế hệ. Đến nay, bạch hầu vẫn là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Từng là căn bệnh gây ác mộng
Bệnh bạch hầu từng là nỗi kinh hoàng ám ảnh toàn cầu trong suốt thế kỷ 17 đến 20, với tỷ lệ qua đời cao lên đến 20%, do không có thuốc chữa. Bệnh do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra, thường không có triệu chứng hoặc chỉ diễn biến nhẹ. Tuy nhiên, trong một số đợt bùng phát, tỷ lệ không qua khỏi có thể tăng cao đến 10%, đặc biệt nguy hiểm cho trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn trên 40 tuổi.
Ngoài các triệu chứng phổ biến như sốt, ho, đau họng, bệnh bạch hầu ở những vùng khí hậu ấm áp còn có thể gây loét da không lành, phủ mô xám. Bệnh từng hoành hành tại nhiều khu vực như châu Á, Cộng hòa Dominica, Đông Âu, Haiti, Nam Thái Bình Dương và Trung Đông. Bệnh lây truyền qua các giọt bắn trong không khí chứa vi khuẩn (khi ho, hắt hơi, khạc nhổ). Vi khuẩn cũng có thể tồn tại trên các vật dụng người bệnh chạm vào, qua vết thương hở hoặc quần áo. Một người có thể mắc bệnh nhiều lần.
Những ca nhiễm đầu tiên được ghi nhận tại Ai Cập cổ đại và Syria, cướp đi sinh mạng hàng trăm nghìn người. Bệnh được gọi là El garatillo hoặc "bệnh họng". Năm 1705 dịch bạch hầu và sốt phát ban hoành hành quần đảo Mariana, khiến dân số giảm xuống chỉ còn 5.000 người. Năm 1735, bệnh càn quét nước Mỹ, đạt đỉnh điểm với 206.000 ca mắc vào 1921. Khoảng năm 1884, vi khuẩn gây bệnh bạch hầu mới được phát hiện. Thống kê năm 1994 cho thấy Nga có hơn 39.000 người nhiễm và ở Ucraina có hơn 3.000 người mắc bệnh.
Đến nay, bạch hầu vẫn là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số ca mắc bệnh bạch hầu trên toàn thế giới gia tăng đáng kể trong những năm gần đây. Năm 2019, WHO ghi nhận gần 23.000 ca, tăng 2,6 lần so với năm 2017. Bệnh bạch hầu từng phổ biến tại Việt Nam nhưng được kiểm soát hiệu quả nhờ chương trình tiêm chủng mở rộng từ năm 1981. Tuy nhiên, số ca mắc bệnh bắt đầu tăng trở lại trong 5 năm qua.
Năm 2020 ghi nhận 226 trường hợp, chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Tây. Số ca giảm trong 2 năm dịch Covid-19 nhưng bùng phát trở lại mạnh mẽ vào năm 2023. Năm 2023, cả nước ghi nhận 57 ca bệnh bạch hầu tại 3 tỉnh phía Bắc (Hà Giang, Điện Biên, Thái Nguyên), 7 ca không qua khỏi. Gần đây nhất là trường hợp cô gái 18 tuổi không qua khỏi liên quan đến bệnh bạch hầu. Sau khi điều tra, ngành y tế đã xác định được 7 trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân C. Đây là 7 bạn là bạn cùng phòng tại ký túc xá với em C (trước lúc thi tốt nghiệp THPT năm 2024).
Cho đến ngày 10 tháng 7 năm 2024, viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương xác nhận thêm một ca dương tính với bệnh bạch hầu tại Bắc Giang. Bệnh nhân là B.H.G, 29 tuổi, tạm trú tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Bệnh nhân G. là F1 của ca bệnh Moong Thị B., đã được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương để theo dõi và điều trị. Kết quả xét nghiệm trước đó của bệnh nhân G. là âm tính, tuy nhiên đã được cập nhật dương tính sau khi xét nghiệm lại. Bệnh nhân G. khai báo đã đến nhiều địa điểm công cộng tại Bắc Giang và Hà Nội trong khoảng thời gian từ 1 đến 7 tháng 7, bao gồm quán karaoke, quán internet.
Ngay sau khi được xác định dương tính với bệnh bạch hầu, B được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương để điều trị chiều ngày 7 tháng 7. Sau 2 ngày điều trị bằng kháng sinh, thể trạng và sức khỏe của bệnh nhân B diễn biến tốt và được chuyển về Nghệ An tiếp tục theo dõi, cách ly.
Các triệu chứng của căn bệnh bạch hầu
Các triệu chứng của bệnh bạch hầu bao gồm viêm họng, mũi, thanh quản. Họng đỏ, nuốt đau. Da xanh, mệt, nổi hạch ở dưới hàm làm sưng tấy vùng cổ. Giả mạc thường có màu trắng ngà hoặc mầu xám dính chặt vào xung quanh tổ chức viêm, nếu bóc ra sẽ bị mất máu. Bạch hầu thanh quản là thể bệnh nặng ở trẻ em. Biểu hiện lâm sàng bị nhiễm ngoại độc tố bạch hầu, tại chỗ là giả mạc và biểu hiện toàn thân là nhiễm độc thần kinh, làm tê liệt thần kinh sọ não, thần kinh vận động ngoại biên và thần kinh cảm giác và/hoặc viêm cơ tim.
Cách phòng chống bệnh bạch hầu hiệu quả
Tiêm Vắc xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh. Nhà ở, nhà trẻ, lớp học, cơ sở đào tạo phải thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng. Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, che miệng khi hắt hơi hoặc ho, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh. Với những người xuất hiện các triệu chứng mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu cần được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Người dân sống trong vùng có ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc khám chữa bệnh cũng như các chỉ định phòng bệnh của cơ sở y tế.
Sở Y tế TP.HCM bác bỏ thông tin có ca bệnh bạch hầu xuất hiện trên địa bàn Thiên Di08:18:51 12/07/2024Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) khẳng định thành phố chưa ghi nhận ca mắc bệnh bạch hầu như thông tin đang lan truyền trên mạng xã hội. Theo Sở Y tế TP.HCM, ca bạch hầu gần đây nhất xuất hiện được phát hiện năm 2020.
7 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 2 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 2 Thảo luận | Báo cáo