Bí ẩn nơi lãnh cung: Phi tần phát điên hoặc chết, vẫn có hoàng tử ra đời vì sao?
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Sau 5 năm chiến đấu với bệnh xơ cứng teo cơ một bên (ALS), nam diễn viên "Captain Marvel" - Kenneth Mitchell đã qua đời vào ngày 24/2 vừa qua. Đông đảo bạn bè, người thân bày tỏ sự tiếc thương đối với nam diễn viên.
Mới đây, thông tin nam diễn viên phim "Captain Marvel" qua đời ở tuổi 49 sau hơn 5 năm chiến đấu với bệnh ALS (xơ cứng teo cơ một bên), khiến người hâm mộ bàng hoàng.
Theo Variety, nam diễn viên Kenneth Mitchell, người đóng vai cha của nhân vật Captain Marvel, qua đời do biến chứng xơ cứng teo cơ một bên ALS. Căn bệnh này có thể ăn mòn não, tủy sống của người bệnh, ảnh hưởng đến tế bào thần kinh vận động, có thể gây tử vong trong 3-5 năm từ khi phát hiện triệu chứng.
Năm 2018, anh được chẩn đoán mắc bệnh ALS. Bệnh này khiến anh bị xơ cứng teo cơ một bên, thoái hóa thần kinh tiến triển ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh trong não và tủy sống. Anh bắt đầu sử dụng xe lăn vào năm 2019 và công khai vấn đề sức khỏe một năm sau đó.
Kể từ thời điểm đó, anh dừng các hoạt động nghệ thuật và dành thời gian cho gia đình. Sự ra đi của nam diễn viên khiến nhiều người hâm mộ xót xa, tiếc thương.
Theo Mayoclinic, bệnh ALS, một bệnh về hệ thần kinh ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh trong não và tủy sống. ALS gây mất kiểm soát cơ. Bệnh trở nên nặng hơn theo thời gian.
ALS còn có tên khác là bệnh Lou Gehrig, được đặt theo huyền thoại bóng chày Mỹ, Lou Gehrig - người được mệnh danh là "Người sắt" khi còn thi đấu.
Ông mắc phải chứng xơ cứng teo cơ một bên khi đang ở đỉnh cao của sự nghiệp và qua đời chỉ 2 năm sau khi được chẩn đoán ở tuổi 39. Ngoài ra, nhà vật lý nổi tiếng Stephen Hawking và tay guitar Jason Becker cũng là những nạn nhân của ALS.
ALS thường bắt đầu bằng tình trạng ở miệng: khó nuốt, nói ngọng. Ngoài ra, căn bệnh có biểu hiện co giật cơ và yếu ở cánh tay hoặc chân. Cuối cùng, chúng ảnh hưởng đến việc kiểm soát các cơ cần thiết để di chuyển, nói, ăn và thở. Không có cách chữa trị căn bệnh chết người này.
ALS không phải bệnh truyền nhiễm và rất khó dự đoán sớm vì cho tới nay, nguyên nhân gây ra căn bệnh này vẫn chưa được khẳng định chính xác.
Mặt khác, có tới 90% người mắc bệnh này một cách ngẫu nhiên, chỉ có 10% các trường hợp được ghi nhận là do ảnh hưởng gene di truyền của gia đình.
Đặc biệt, ALS tấn công mà không phân biệt lứa tuổi, giới tính. Tất cả mọi người, từ già tới trẻ, nam hay nữ, béo hay gầy... đều có nguy cơ mắc bệnh mà không hề biết trước.
Những triệu chứng cụ thể của bệnh ALS
Theo Mayo Clinic, các triệu chứng của ALS khác nhau ở mỗi người. Các triệu chứng phụ thuộc vào tế bào thần kinh nào bị ảnh hưởng. ALS thường bắt đầu bằng tình trạng yếu cơ lan rộng và trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Các triệu chứng có thể bao gồm:
- Khó đi lại hoặc thực hiện các hoạt động thông thường hàng ngày.
- Thường xuyên vấp ngã.
- Chân, bàn chân, mắt cá chân yếu.
- Tay yếu hoặc vụng về.
- Khó nuốt hoặc nói ngọng.
- Chuột rút cơ, co giật cánh tay, vai, lưỡi.
- Khóc, cười, ngáp không đúng thời điểm.
- Thay đổi suy nghĩ, hành vi.
ALS thường bắt đầu ở bàn tay, bàn chân, cánh tay hoặc chân. Sau đó nó lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Cơ bắp yếu đi khi nhiều tế bào thần kinh chết đi. Điều này cuối cùng ảnh hưởng đến việc nhai, nuốt, nói và thở.
Nhìn chung, không có cảm giác đau đớn trong giai đoạn đầu của ALS. Đau cũng không phổ biến ở giai đoạn sau. ALS thường không ảnh hưởng đến việc kiểm soát bàng quang. Nó cũng thường không ảnh hưởng đến các giác quan, bao gồm khả năng nếm, ngửi, chạm và nghe.
Bệnh phát triển với tốc độ rất cao và phá hoại cơ thể người bệnh. Khi mắc ALS, bệnh nhân nhanh chóng không còn khả năng đi bộ, cầm, nắm bằng tay, mắt khép hoặc mở rất khẽ vì cơ ở bộ phận này đã yếu đi.
Trong giai đoạn cuối cùng, người bệnh thậm chí sẽ bị nghẹn hay tắc thức ăn ở phổi do cơ nuốt không còn khả năng vận động.
Nhà vật lý Stephen Hawking, qua đời vì mắc bệnh ALS
Thông thường, người mắc ALS chỉ sống được thêm từ 3 - 5 năm kể từ khi được chẩn đoán. Cho tới nay, chưa có một phương thuốc đặc trị nào giúp chữa lành hoàn toàn căn bệnh này.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ALS
Nguyên nhân cụ thể của ALS vẫn chưa được biết đến đầy đủ, nhưng một số yếu tố có thể tăng nguy cơ mắc bệnh như di truyền, tuổi tác (thường gặp ở người từ 40 đến 60 tuổi) và giới tính (nam giới có nguy cơ cao hơn).
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tiếp xúc với chất độc hại hoặc chấn thương nặng có thể đóng vai trò trong việc phát triển bệnh ALS.
Hiện tại, không có cách phòng tránh cụ thể nào cho ALS do nguyên nhân gây bệnh không rõ ràng. Tuy nhiên, việc hiểu biết về các yếu tố nguy cơ có thể giúp mọi người chú ý đến sức khỏe của bản thân và tham khảo ý kiến của bác sĩ khi xuất hiện các triệu chứng không bình thường.
Việc chẩn đoán sớm và quản lý triệu chứng có thể cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người mắc bệnh ALS. Hỗ trợ từ gia đình, bạn bè, và các nhóm hỗ trợ có thể giúp đỡ trong quá trình điều trị, chăm sóc người bệnh.
Qua nhiều năm nghiên cứu, các chuyên gia y tế chỉ tìm ra được một chất có tên Riluzole với tác dụng cải thiện và kéo dài sự sống cho người bệnh song cũng chỉ là tạm thời.
Bên cạnh Riluzole, giới khoa học cũng chỉ ra rằng việc thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao, nhất là các môn như bơi lội, đi bộ, đi xe đạp, aerobic... giúp ích rất nhiều cho căn bệnh này.
Theo các chuyên gia, việc duy trì hoạt động nhẹ nhàng sẽ giúp tăng sức mạnh cơ bắp, làm chậm quá trình teo cơ khi mắc ALS, từ đó giảm đau đớn cho người bệnh.
Kenneth Mitchell: Tài tử "Captain Marvel" qua đời ở tuổi 49 vì căn bệnh quái ác Uyển Đình15:07:52 27/02/2024Kenneth Mitchell là được biết đến với vai diễn trong những bộ phim như Star Trek: Discovery , Captain Marvel ,... Ngày 24/2 vừa qua, nam diễn viên qua đời vì biến chứng xơ cứng teo cơ một bên ALS.
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Báo cáo