Vụ bà Nguyễn Phương Hằng: Miệt thị trẻ em tại các buổi livestream là tình tiết tăng nặng
0 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Về trường hợp của bà Nguyễn Phương Hằng, cụ thể, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ đánh giá thái độ, ý thức trong quá trình điều tra có nhận ra được sai phạm của mình hay không. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào việc đánh giá của CQĐT và Viện kiểm sát.
Ngày 01/10, Cơ quan CSĐT Công an TPHCM cho biết, đã có thông báo gửi cho 3 luật sư tham gia bào chữa cho bị can Nguyễn Phương Hằng (SN 1971, ngụ quận 3, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam) về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân", nội dung tham gia bào chữa cho bị can này.
Mới đây, ông Nguyễn Quang Tuấn là con ruột bà Nguyễn Phương Hằng đã gửi đơn đến các Cơ quan tiến hành tố tụng xin khoan hồng, giảm nhẹ hình phạt cho mẹ mình. Theo đó, ông Tuấn làm đơn xin khoan hồng, giảm nhẹ hình phạt cho mẹ mình với lý do từ trước đến nay bà Hằng đã có nhiều đóng góp trong hoạt động từ thiện, nhân đạo, nhất là trong đại dịch COVID-19.
"Điều này được thể hiện qua hàng loạt thư cảm ơn, bằng khen, giấy khen, giấy Tri ân .... của nhiều cơ quan, tổ chức xã hội trao tặng để ghi nhận mẹ tôi và công ty cổ phần Đại Nam, quỹ Hằng Hữu do mẹ tôi là giám đốc điều hành có đóng góp công sức, ủng hộ, hoạt động nhân đạo", ông Tuấn cho biết.
Cùng với đó ông Tuấn cho biết, "thông qua Luật sư được biết qua các buổi hỏi cung mẹ tôi đã nhận thức được sai phạm, thành khẩn khai báo, tỏ thái độ ăn năn hối cải và cam kết không tái diễn hành vi sai phạm. Vì vậy, mong các cơ quan tiến hành tố tụng khoan hồng, giảm nhẹ hình phạt đến mức thấp nhất cho mẹ tôi và xin được bảo lãnh cho mẹ tôi tại ngoại để điều trị bệnh cho đến khi kết thúc vụ án".
Trao đối với VietNamNet, luật sư Lê Ngọc Luân (Đoàn luật sư TP.HCM) cho hay, việc xem xét cho tại ngoại hay không thì phải có nhiều yếu tố. Đầu tiên, phải có điều kiện bảo lĩnh và người thực hiện hành vi bị cho là phạm tội có thái độ thành khẩn khai, ăn năn hối cải; có nơi cư trú ổn định, rõ ràng và phải có cam kết chấp hành lệnh triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng khi có thư mời hoặc triệu tập để giải quyết vụ án. Điều này cơ quan tố tụng sẽ xem xét, đánh giá tất cả các yếu tố để quyết định cho tại ngoại hay không.
Về trường hợp của bà Nguyễn Phương Hằng, cụ thể, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ đánh giá thái độ, ý thức trong quá trình điều tra có nhận ra được sai phạm của mình hay không. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào việc đánh giá của CQĐT và Viện kiểm sát.
Còn nếu bị bệnh, tùy từng trường hợp, cơ sở trại giam sẽ thực hiện việc khám chữa bệnh cho bị can, bị cáo; nếu rơi vào trường hợp bệnh nặng hoặc có dấu hiệu bệnh như tâm thần hoặc mất năng lực về hành vi thì phải trưng cầu giám định, mới biết được bị can, bị cáo có rơi vào trường hợp đó không.
Nếu kết quả trưng cầu giám định thể hiện bị can, bị cáo hạn chế về năng lực hành vi hoặc là có dấu hiệu tâm thần thì phải thực hiện chữa bệnh bắt buộc. Đối với trường hợp bị can Nguyễn Phương Hằng, cơ quan tiến hành tố tụng cũng sẽ thực hiện việc khám bệnh để xác định tình trạng bệnh của bị can.
Luật sư Nguyễn Văn Quynh (Hãng luật Hưng Yên) cho hay, căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 121, Bộ luật tố tụng hình sự, người được phép bảo lĩnh cho người bị tam giam gồm: Cơ quan, tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người của cơ quan, tổ chức mình; Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên, nhân thân tốt, có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thu nhập ổn định và có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh (và phải có ít nhất 02 người).
Người bảo lĩnh là người thân thích của bị can, bị cáo (gồm vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột).
Quá trình điều tra, bà Nguyễn Phương Hằng có khai báo, những thông tin liên quan đến đời tư của những người khác, trong đó có các cá nhân như trên là bà tham khảo trên mạng, đọc báo và nằm... mơ. Bà Hằng cũng thừa nhận các thông tin này không rõ nguồn gốc, chưa được kiểm chứng, không có căn cứ xác thực.
Diễn biến nóng vụ bà Phương Hằng: Những 'cánh tay phải' sắp nhập kho? Jennie08:23:19 30/11/2022Trước đó, trong quá trình tạm giam, con trai bà Nguyễn Phương Hằng là ông Nguyễn Quang Tuấn (SN 1990, ngụ quận 7, TP HCM) đã gửi đơn đến VKSND TP HCM và Công an TP HCM nộp 10 tỉ đồng để bảo lãnh cho mẹ mình tại ngoại. Tuy nhiên, đơn của...
0 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
6 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
8 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
0 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 3 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Báo cáo