Cụ bà U70 lấy chồng trẻ kém 26 tuổi ở An Giang, cái kết quá sốc!
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Để tỏ lòng tôn kính người đã khuất, người ta đã cho xây đường băng khéo léo, sao cho máy bay khi hạ cánh sẽ không đi qua vị trí ngôi mộ này. Khi ngồi trên máy bay, hành khách và phi công có thể nhìn thấy chúng một cách rất rõ ràng.
Các dự án phát triển trước đây đôi khi lấn chiếm cả vùng đất cũ, trong đó bao gồm những nghĩa trang. Trong trường hợp như vậy, người ta có thể đào và di chuyển các ngôi mộ tới nghĩa trang mới. Nhưng cũng có trường hợp gia đình từ chối việc di chuyển mộ của tổ tiên, buộc chính quyền địa phương phải xây dựng công trình bên cạnh phần mộ.
Trên thế giới có rất nhiều sân bay kỳ lạ, đáng sợ thách thức sự dũng cảm của phi công. Trong số những sự kiện lạ lùng mà nhân loại từng nghe đến là sự tồn tại của hai ngôi mộ bí ẩn giữa đường băng của sân bay quốc tế. Vì sao người ta không di dời hai ngôi mộ này đi nơi khác mà giữ lại trên đường băng gây cản trở giao thông?
Được biết, vị trí chính xác của hai ngôi mộ được cho là thần kỳ bậc nhất thế giới là trên đường băng số 10 của sân bay quốc tế Savannah thuộc bang Georgia, Mỹ. Bất kỳ hành khách nào khi đặt chân đến sân bay quốc tế Savannah của thành phố Georgia đều không khỏi ngỡ ngàng khi nhìn thấy 2 ngôi mộ bằng xi măng được đặt giữ đường băng cũng như câu chuyện đặc biệt về nguồn gốc của nó.
Theo Atlasobscura, vào những năm 1980, các nhà chức trách tiến hành mở rộng thêm một số đường băng ở sân bay quốc tế Savannah. Tuy nhiên, trong quá trình mở rộng đường băng, các nhà chức trách địa phương đã gặp phải một số cản trở.
Giống như nhiều sân bay trên khắp nước Mỹ, sân bay Savannah được xây dựng trên diện tích đất nông nghiệp cũ để làm đường bay dài và rộng, thuận tiện cho việc cất/hạ cánh của máy bay. Vấn đề là ở chỗ, trên khu đất nông nghiệp này thường có các ngôi mộ của các gia đình nông dân chôn trên phần đất của họ. Khi mới khởi công, trên mảnh đất nông nghiệp này có hàng trăm ngôi mộ to nhỏ với nhiều kiểu dáng khác nhau.
Theo tìm hiểu, đây là mảnh đất nghĩa trang của một gia tộc điền chủ nổi tiếng trong vùng vào thế kỷ 19. Những ngôi mộ xuất hiện trên mảnh đất này có thể thuộc về tổ tiên của dòng họ gia độc, cũng có thể là những ngôi mộ của các nô lệ, người hầu - những ai từng làm việc và qua đời trong khuôn viên của gia đình giàu có. Nói chung đây cũng không phải là vấn đề quá lớn bởi chính quyền chỉ cần chi khoản tiền để di chuyển các ngôi mộ vào một nghĩa trang hiện đại với sự đồng ý của các gia đình.
Thế nhưng, thời điểm đó, đơn vị quản lý đã gặp phải sự kháng cự quyết liệt của con cháu gia đình nhà Dotson. Phần đất của gia đình Dotson nằm trong khu vực cần mở rộng có hơn 100 ngôi mộ. Ngôi mộ của ông Richard (mất năm 1884) và bà Catherine Dotson (mất năm 1877), những người nông dân khai phá mảnh đất, nằm ở gần ngay trên đường băng số 10. Con cháu của ông bà không cho di dời 2 ngôi mộ vì nghĩ rằng ông bà không muốn rời bỏ mảnh đất mà họ đã làm lụng vất vả mới mua được và gắn bó một đời ở đó.
Chiến tranh kết thúc. Sân bay quân đội ngày nào chuyển đổi thành sân bay dân dụng. Sân bay mới được thiết lập vào khoảng những năm 1960. Ngoài ra, nhiều vùng đất lân cận được chính quyền mua lại để mở rộng diện tích sân bay. Tới năm 1970, hai ngôi mộ vẫn nằm nguyên tại chỗ. Do luật liên bang nghiêm cấm việc di chuyển phần mộ nếu chưa được sự cho phép của thân nhân, các nhà chức trách sân bay quyết định giữ nguyên những ngôi mộ, dù hai công trình đang nằm giữa đường băng.
Sau khi đã cố gắng thuyết phục gia đình nhưng bất thành, các nhà chức trách cho đổ xi măng cho 2 ngôi mộ, dùng đá khắc tên để đánh dấu, sau đó đổ nhựa xung quanh và làm phẳng nó cùng với đường băng. Đó là vị trí máy bay hạ cánh đi lướt qua nhưng không chèn qua. Và đặc biệt, cả phi công và hành khách trên chuyến bay đều có thể nhìn thấy chúng.
Người thân của ông bà Dotson vẫn có thể đến thăm bộ của 2 người nhưng phải có sự sắp xếp trước và có người hộ tống để đảm bảo an toàn và tất nhiên, họ không thể đặt hoa lên mộ.
Đại diện sân bay cho biết những ngôi mộ này là "những ngôi mộ duy nhất trên thế giới được đặt trong một đường băng dài gần 3km". Hàng ngày có hàng trăm chuyến bay cất hạ cánh trên đường băng số 10 này nhưng không phải ai cũng biết có sự hiện diện của 2 ngôi mộ đặc biệt này.
Theo The State, cơ trưởng của hãng hàng không khu vực, Lisa Ruedy, viết trên trang web All Things Aero: "Các phi công thường truyền miệng với nhau rằng nếu bạn hạ cánh ngay sau khi mặt trời lặn, hai người ấy sẽ xuất hiện dọc theo phía Bắc của đường băng". Tuy nhiên, đó chỉ là lời đồn thổi và không có căn cứ cũng như bằng chứng rõ ràng nào cả.
Đây không phải là sân bay duy nhất có mộ trên đường băng. Sân bay Mathis ở Georgia, Mỹ, hiện đã đóng cửa, là một sân bay cũng có hàng loạt những ngôi mộ nằm ngay trên đường băng.
Những ngôi mộ này thuộc về gia đình nhà Anglin. Năm 1960, gia đình Anglin đã cho phép nhà chức trách của sân bay được phép xây đường băng phủ lên trên phần mộ những người thân trong gia đình. Theo đó, khoảng 16 đến 20 người thuộc gia đình Anglin hiện đang "nằm" dưới đường băng.
b>
Vụ rơi máy bay quân sự: Tìm thấy hai phi công nhảy dù thoát thân an toàn Thanh Phúc14:14:29 07/11/2024Hơn 22h, lực lượng cứu hộ tìm thấy đại tá Nguyễn Văn Sơn - phi công còn lại trong vụ rơi máy bay Yak-130 khi tập luyện trưa nay, ở khu vực rừng núi Hầm Hô, xã Tây Phú, huyện Tây Sơn, Bình Định.
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 2 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Báo cáo