Nghệ sĩ Lê Phương qua đời vì gặp nạn giao thông khi đang đi hát đám ma
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Trong tổng số 451 nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu NSND qua 10 kỳ xét tặng (tính từ năm 1984 đến 2024) thì NSND Y Moan là trường hợp duy nhất được trao tặng danh hiệu đặc biệt, trước khi ông qua đời 2 tháng vì ung thư dạ dày.
Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu NSND của Y Moan được Hội đồng xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 7 ở các cấp cơ sở đồng thuận thông qua với số phiếu tuyệt đối.
Theo thông tư 06/ 2010/TT-BVHTTDL lúc đó, quy định chi tiết về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục hồ sơ xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT vừa ban hành thì phải tới ngày 30/8 mới có hiệu lực. Và việc xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT được thực hiện 2 năm/lần, vào dịp 2/9. Với quy định này, đợt xét tặng danh hiệu lần 7 sẽ thực hiện vào năm 2011.
Tuy nhiên, Chủ tịch nước đã ký quyết định đặc cách phong tặng danh hiệu NSND cho Y Moan. Và trong live show "Ngọn lửa cao nguyên" của Y Moan diễn ra vào ngày 6/8/2010 tại Nhà hát Âu Cơ (Hà Nội), Bộ VH-TT-DL được sự ủy quyền của Chủ tịch nước đã trao tặng danh hiệu NSND cho Y Moan ngay trong sự kiện này.
Đây là điều chưa từng xảy ra trong lịch sử phong tặng danh hiệu nghệ sĩ. Cũng trong đêm nhạc đầu tiên và duy nhất trong sự nghiệp này của Y Moan, Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã trao Huy chương Vì sự nghiệp âm nhạc cho ông
Thời điểm đó, dù đang mang trong mình bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối nhưng Y Moan vẫn lên sân khấu hát. Tiếng hát được cất lên từ trái tim và từ chút sức lực cuối cùng của người nghệ sĩ ấy đã khiến bao nhiêu người rơi nước mắt vì xúc động và cảm phục.
Sau 2 tháng nhận được danh hiệu NSND, Y Moan đã trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng ở Buôn Dhă Prông, Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk, hưởng dương 53 tuổi.
Suốt cuộc đời Y Moan, ông đã có hơn 35 năm cống hiến hết mình cho sự nghiệp ca hát, như con tằm chăm chỉ nhả tơi đến tận ngày cuối đời.
Sự nghiệp lừng lẫy, là NSND duy nhất của đồng bào Ê-Đê
Y Moan tên đầy đủ là Y Moan Êñuôl, tên thật là Y Bliêo, sinh 1957 tại buôn M'Đrắk, trong một gia đình dân tộc Ê-Đê. Năm 18 tuổi, ông được tuyển vào Đoàn Văn công giải phóng Đắk Lắk và nhanh chóng trở thành ca sĩ hát chính của đoàn.
Năm 1979, khi đang theo học Thanh nhạc tại Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia), ông được nhạc sĩ Nguyễn Cường phát hiện ra tài năng và bồi dưỡng nhiều kiến thức thực tế về âm nhạc. Sau đó, Y Moan tiếp tục được tu nghiệp tại Bulgaria, Đức, Nga, Hungary, Romania...
Năm 1981, Sở Văn hóa - Thông tin Đắk Lắk mời nhạc sĩ Nguyễn Cường vào Đắk Lắk để sáng tác các ca khúc cho tỉnh và đây cũng được coi như một bước ngoặt lớn đưa sự nghiệp của Y Moan lên đến đỉnh cao.
Tên tuổi của Y Moan được khẳng định từ đây, không chỉ trong phạm vi cộng đồng các buôn làng Tây Nguyên mà còn đưa Tây Nguyên đến với công chúng Việt Nam và một số nước trên thế giới.
Ông thành công với các nhạc sĩ sáng tác phong cách Tây Nguyên như: Trần Tiến, Nguyễn Cường, Y Phôn Ksor, Mạnh Trí, Linh Nga, Đức Hùng, Quang Dũng, Vũ Lân, Sĩ Hùng...
Những ca khúc của Nguyễn Cường được Y Moan biểu diễn rất thành công như: Ơi M'Đrắk, Ly cà phê Ban Mê, Anh muốn sống bên em trọn đời...
Không chỉ ca hát, ông còn sáng tác nhiều bài hát về Tây Nguyên, như: Bài ca quê hương, Đi chơi với gió. Y Moan từng biểu diễn ở nhiều nước như: Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc, Thái Lan, Ba Lan, Đức, Tiệp Khắc, Pháp...
Y Moan cả một đời gắn trọn và yêu thương mảnh đất Tây Nguyên, không chịu xa rời mảnh đất này. Cho đến ngày trút hơi thở cuối cùng, ông vẫn sống cùng gia đình trong một ngôi nhà của buôn làng Tây Nguyên vừa ca hát, vừa làm cà phê.
Nhiều người vẫn thắc mắc, tại sao Y Moan không dời về thành phố nhưng ông yêu cuộc sống ở vùng cao nguyên và chưa bao giờ hối hận về lựa chọn của mình.
Trong hơn 35 năm theo đuổi nghệ thuật, Y Moan đã giành được nhiều giải thưởng danh giá như: Huy chương Vàng Liên hoan ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc tại Quy Nhơn (1977); Huy chương Bạc Hội diễn ca múa nhạc toàn quốc tại Hà Nội (1980); Giải Nhì liên hoan ca múa nhạc toàn quốc tại Hà Nội (1983);
Huy chương Vàng Hội diễn ca múa nhạc toàn quốc (1985); Giải Ca sĩ xuất sắc tại Hội diễn ca nhạc nhẹ tại Nha Trang (1989); Giải nhì Cuộc thi đơn ca nhạc nhẹ toàn quốc (1991); Huy chương vàng Hội thi ca múa nhạc dân tộc (1992); Huy chương vàng Hội diễn ca múa nhạc toàn quốc tại Đà Nẵng (1995);
Huy chương vàng Liên hoan ca múa nhạc chuyên nghiệp các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên (2002), Huy chương vàng hội diễn ca múa nhạc toàn quốc tại TP. Hồ Chí Minh (2005); Huy chương Vì sự nghiệp văn hóa Việt Nam (Bộ Văn hóa - Thông tin tặng năm 2000); Huy chương Vì sự nghiệp âm nhạc (2010)...
Với những đóng góp của mình cho nền nghệ thuật nước nhà, ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu NSƯT năm 1997 và NSND năm 2010.
Y Moan lập gia đình năm 1979, vợ ông người gốc Bắc là Nguyễn Thị Minh Ngẫu, hoạt động cùng đoàn nghệ thuật. Ông bà có với nhau hai người con trai và một người con gái.
Y Vol Ênuôl (sinh 1980) là con trai đầu lòng, Y Garia Ênuôl (sinh 1983) là con trai thứ hai và H'Dresden Ênuôl (sinh 1992) là con gái út. Trong đó, hai người con trai của ông đã và đang nối tiếp con đường nghệ thuật của ông.
Hải Tú tung vlog du hí nước ngoài, Sơn Tùng bị nghi là "anh cameraman" Keng16:50:23 05/11/2024Cách đây không lâu, Hải Tú trở lại với series vlog Tú đi đâu đấy và vlog đầu tiên chính là về chuyến đi Bangkok (Thái Lan). Mới đây nhất, nàng thơ lại tiếp tục tung vlog tiếp theo và vlog số 2 này là về chuyến đi đến Phuket.
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Báo cáo