Anh Thư khẩu chiến với Xuân Lan vì chuyện nghệ sĩ lợi dụng từ thiện phông bạt
6 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Theo ghi nhận của báo chí, từ lúc 20h đêm 21/09, hàng nghìn người dân chen chúc nhau tập trung về khu vực Hồ Gươm sau thời gian dài cách ly xã hội.
Sau khi kết thúc 60 ngày thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã ban hành Chỉ thị về việc điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo Chỉ thị 15 kể từ 6 giờ ngày 21/9. Dù chính quyền thành phố cũng khuyến cáo người dân chỉ ra đường khi cần thiết nhưng những hình ảnh đêm qua lại dấy lên hồi chuông cảnh báo về ý thức của người dân.
Từ 20h, các ngả đường đổ về khu vực trung tâm Hồ Gươm đã đông nghịt người. Các tuyến phố bao quanh hồ như Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ, Hàng Khay xe cộ ken đặc. Đôi lúc xảy ra tắc cục bộ, người đi đón Rằm Trung thu nhích từng mét. Không chỉ phớt lờ an toàn giao thông, một số hình ảnh còn cho thấy người dân không đeo khẩu trang. Nếu chẳng may trong đám đông có ca nhiễm F0 thì có phải công sức chống dịch của đội ngũ y tế, chiến sĩ... mấy tháng qua đều bằng thừa.
Là một trong những ca sĩ hiếm hoi từ miền Bắc vào TP. Hồ Chí Minh tham gia công tác cứu trợ. Hơn ai hết, Thái Thùy Linh hiểu được sự vất vả của người dân nơi đây. Trên trang Facebook cá nhân, nữ ca sĩ không giấu được sự lo lắng trước nguy cơ Hà Nội lại "đổ bệnh".
Thái Thùy Linh đau đáu:
"Mỗi ngày vẫn có 229 người Sài Gòn ra đi vì COVID-19, tính trung bình trong 7 ngày qua. Nhiều trẻ em tiếp tục mồ côi "trong một nốt nhạc" buồn
7 ngày nữa, Hà Nội sẽ thế nào sau cơn bão mang tên Trung Thu Lượn Phố Đỡ Cuồng Chân đêm qua? Có bao nhiêu phụ huynh đã hồn nhiên dắt con mình đi tìm con Covid?
Bao nhiêu người đã hớn hở bế con Covid về biếu bố mẹ già? Tôi sắp lên đường vào lại phương Nam. Chỉ ước mong một điều là sẽ không bao giờ phải quay về Bắc để chia sẻ hậu quả của những hồn nhiên đêm qua, và cả những ngày tới, nếu cứ đà này".
Trên trang cá nhân, nữ ca sĩ cũng chia sẻ thêm về câu chuyện 1 bệnh nhân qua đời do Covid-19. Vậy mới thấy, ranh giới sinh - tử lúc này thật mong manh nhưng nhiều người bên ngoài vẫn không biết quý trọng sự sống
"Hàm răng giả này là của một bệnh nhân đã chết vì covid. Hôm qua, nó được các bác sĩ Trung tâm hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai đặt tại bệnh viện dã chiến số 16 trao lại cho người thân như kỷ vật cuối cùng của người quá cố.
Thật nghiệt ngã! Có quá nhiều kỷ vật thuộc diện "không biết chủ nhân" do quá trình tiếp nhận bệnh nhân quá gấp gáp, khi bệnh nhân tới bệnh viện thì đã hôn mê, chưa cả kịp lấy thông tin cá nhân!
Người đàn ông bế con trong hình là Minh, ở Quận 1. Vợ anh mất ngày 21.8. "Tôi đâu nghĩ bà xã mất. Đêm hôm đó còn gọi cho tôi, nhưng hôm sau thì mất". Giờ, Minh ở vào hoàn cảnh gà trống, với 3 đứa con thơ. Và đối với anh, chiếc điện thoại là thứ quý giá nhất, vì nó lưu giữ toàn bộ những thông tin cuối cùng.
Dường như mỗi bệnh nhân khi vào viện đều mang theo một chiếc điện thoại. Nó, như một sợi dây liên lạc kết nối họ với người thân, với gia đình. Và nó, cũng là để tránh cảm giác cô đơn, khi một mình giữa lằn ranh sống/chết.
Trong 7 ngày qua, mỗi ngày lại có thêm 229 nạn nhân của covid. Và đã có 17.545 đồng bào đã phải để lại chiếc điện thoại, để lại nỗi đau cho những người thân.
Cảm ơn các y bác sĩ, đã rất cẩn thận và tử tế- sạc đầy pin những chiếc điện thoại trước khi trao lại cho người thân".
Trên trang cá nhân, siêu mẫu Xuân Lan cũng thể hiện sự lo lắng khi thấy cảnh biển người kéo ra đường đi chơi Trung thu. Cô viết: "Trích lời của ông anh mình:
'Mong Hanoi của tôi sẽ không có cảnh đêm hôm anh em oxy di động sẽ phải ôm bình thông chốt để kịp cho bệnh nhân thở.
Sẽ không có cảnh bất lực khi người nhà trở bệnh nặng không gọi được chiếc xe cứu thương, không có 1 giường bệnh ở Bv dã chiến. Sẽ không có cảnh hàng chục người thắp hương quỳ gối vái lạy những chiếc container tỏa hơi lạnh( chứa thi thể) trong ánh đèn đêm lập lòe'.
Sẽ không có cảnh người chết không có chỗ thiêu, xếp hàng dài và người thân không thấy mặt, trả cốt về chẳng còn ai để nhận khói nhang...
Sẽ không có đội mai táng 0đ trực chiến trên mọi ngả đường nhưng không đủ nhân lực đi lấy xác...
Sẽ không có nhiều người nghèo không còn khả năng mua gạo nấu cháo mua sữa cho con... Hà Nội ơi đừng vội... Nỗi đau Sài Gòn còn chưa bước qua, Sài Gòn còn chưa thức dậy, sao mà không thấy bài học đau thương...".
"Nhé ạ" là gì mà xôn xao cõi mạng, đến mức 1 siêu mẫu phải lên tiếng? Đình Như21:10:21 21/11/2024Nhiều người bày tỏ sự đồng tình, cho rằng việc ghép hai từ này với nhau nghe khá kỳ lạ, lệch pha . Tuy nhiên, cũng không ít ý kiến cho rằng nhé ạ đã trở thành một thói quen trong giao tiếp.
6 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Báo cáo