Xế hộp bị tàu hỏa tông vì đỗ gần đường ray: Tài xế có được bồi thường?

Bút Mực16:37 06/06/2024

 1  |  1 Thảo luận  |  Báo cáo

Theo dõi trên

Chiều 5/6, trong lúc đỗ ô tô sát đường tàu ở khu vực Cổ Nhuế ( Hà Nội), anh N không để ý tàu hỏa đang đến nên đã xảy ra va quệt với phần đầu xe. Trao đổi với báo chí, Chỉ huy Đội Cảnh sát giao thông - Trật tự, Công an quận Bắc Từ Liêm cho biết, vụ tai nạn kể trên xảy ra vào khoảng 17h30 cùng ngày tại đoạn đường sắt trước số 5, ngõ 104, đường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm.

Xế hộp bị tàu hỏa tông vì đỗ gần đường ray: Tài xế có được bồi thường? - Hình 1

Vào thời điểm trên, anh Đ.T.N (sinh năm 1985, ở phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) dừng đỗ ô tô biển kiểm soát 30K - 200.xx ở khu vực trước ngõ 104, ngay sát tuyến đường sắt. Khi đoàn tàu đi tới, anh N chạy ra định điều khiển ô tô khỏi khu vực nhưng không kịp. Hậu quả, toàn bộ phần đầu xe ô tô bị biến dạng do tàu hoả kéo lê một đoạn hơn 10m, hư hỏng nặng.

Rất nhiều người thắc mắc không biết liệu trong trường hợp này, anh N. liệu có vi phạm pháp luật và có được bảo hiểm bồi thường hay không? Tiến sĩ Luật Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) đã trả lời vấn đề này trên báo Dân Việt.

Cụ thể, Luật giao thông đường bộ quy định: Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây: Bên trái đường một chiều; Trên các đoạn đường cong và gần dốc tầm nhìn bị che khuất; Trên cầu, gầm cầu vượt; Song song với một xe khác đang dừng, đỗ; Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;

Xế hộp bị tàu hỏa tông vì đỗ gần đường ray: Tài xế có được bồi thường? - Hình 2

Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau; Nơi dừng của xe buýt; Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức; Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; "Trong phạm vi an toàn của đường sắt"; Che khuất biển báo hiệu đường bộ.

Như vậy, theo quy định tại điều 18 của Luật giao thông đường bộ việc dừng đỗ xe phải đảm bảo an toàn cho bản thân và an toàn cho các phương tiện khác khi tham gia giao thông, nghiêm cấm việc dừng đỗ xe "trong phạm vi an toàn của đường sắt".

Về việc lái xe có được đền bù thân vỏ, Luật sư Cường cho hay, Nghị định 56/2018/NĐ-CP quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt. Cụ thể, Phụ lục II của Nghị định 56 đã mô tả chi tiết cách xác định phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt, trong đó có hành lang an toàn giao thông (ATGT) đường sắt.

Xế hộp bị tàu hỏa tông vì đỗ gần đường ray: Tài xế có được bồi thường? - Hình 3

Chiều rộng hành lang ATGT đường sắt được tính từ mép ngoài phạm vi bảo vệ đường sắt trở ra mỗi bên, và được xác định như sau: Đường sắt tốc độ cao trong khu vực đô thị là 05 mét, ngoài khu vực đô thị là 15 mét; Đường sắt đô thị đi trên mặt đất, đường sắt còn lại là 03 mét.

Chiều cao hành lang an toàn giao thông đường sắt được tính từ mặt đất trở lên theo phương thẳng đứng đến giới hạn phạm vi bảo vệ trên không của đường sắt.

Như vậy, theo quy định của pháp luật khoảng cách thuộc phạm vi an toàn đường sắt tối thiểu là 3m, thông thường là 5m trở lên.

"Qua clip cho thấy chiếc xe ô tô đỗ tiếp giáp với đường sắt mà không đảm bảo phạm vi an toàn theo quy định của pháp luật nên hành vi đỗ xe này là vi phạm luật giao thông đường bộ và đường sắt. Người thực hiện hành vi này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu hậu quả nghiêm trọng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự", luật sư Cường phân tích.

Xế hộp bị tàu hỏa tông vì đỗ gần đường ray: Tài xế có được bồi thường? - Hình 4

Theo luật sư Cường, cơ quan chức năng sẽ làm rõ chiếc xe ô tô này thuộc quyền sở hữu của ai, nếu không phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của người lái xe, chiếc xe đi thuê, đi mượn và hậu quả thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc thiệt hại thiệt hại đối với tàu hỏa hoặc người khác từ 100.000.000 đồng trở lên thì sẽ khởi tố vụ án hình sự theo điều 260 Bộ luật hình sự để xử lý.

Trong tình huống tai nạn giao thông này lỗi hoàn toàn thuộc về người điều khiển xe ô tô thì mọi thiệt hại gây ra người này đều phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.

Xế hộp bị tàu hỏa tông vì đỗ gần đường ray: Tài xế có được bồi thường? - Hình 5

Trường hợp, lái xe ô tô không mua bảo hiểm thì họ không được hưởng bảo hiểm theo quy định. Còn trường hợp mua bảo hiểm, nếu như chủ xe dừng, đỗ xe trái phép bị xe khác tông phải, lực lượng chức năng (Công an khu vực hoặc CSGT) kết luận là do dừng, đỗ sai quy định thì loại trừ việc bồi thường bảo hiểm. Việc loại trừ bảo hiểm còn tùy thuộc vào hợp đồng bảo hiểm của từng đơn vị.

Xế hộp bị tàu hỏa tông vì đỗ gần đường ray: Tài xế có được bồi thường? - Hình 6

Bạn có THÍCH bài viết này chứ?
Không

Chủ đề liên quan

Lưu ý để bảo vệ ô tô ngày mưa bão

Tin tài trợ
Để hạn chế tối đa nguy cơ hỏng hóc, hư hại đối với ô tô trong những ngày mưa bão, chủ nhân cũng cần chuẩn bị một số kiến thức, kỹ năng để có thể ứng phó và xử lý với trường hợp cần thiết

Những sai lầm thường gặp khi mua xe ô tô cũ

Tin tài trợ
Mua ô tô cũ ẩn chứa nhiều rủi ro mà chỉ cần mắc một sai lầm nhỏ, bạn cũng có thể bị rơi vào tình cảnh t.iền mất tật mang

Cây đổ vào xe, chủ xe có được bảo hiểm bồi thường?

Tin tài trợ
Chủ xe sẽ được bồi thường chi phí sửa chữa xe nếu mua đúng loại hình sản phẩm bảo hiểm. Bảo hiểm cơ giới xe ô tô bao gồm nhiều loại hình sản phẩm như: bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới; bảo hiểm tai nạn lái, phụ xe và người ngồi trên xe; bảo hiểm...
hằng du mụcbabymonster comebacklouis phạm# babymonsterxôn xao mạng xã hộichâu bùiblackpinkphạm như phươnglisarosé"hot trendthủy tiênquay lén