Vua Lê từng hiến cả kho muối cho Nguyễn Công Cơ làm nơi hương khói, là ai mà được ưu ái đặc biệt?

Đức Trí17:00 08/12/2023

 3  |  1 Thảo luận  |  Báo cáo

Theo dõi trên

Tiến sĩ, Quận công Nguyễn Công Cơ người làng Xuân Tảo nổi tiếng là vị quan thanh liêm, tài giỏi... từng được vua Lê ban cho kho muối của triều đình làm nơi hương khói, phụng thờ.

Nguyễn Công Cơ tự là Nghĩa Trai là một trong những danh nhân văn hóa tiêu biểu của đất Hà Thành xưa. Ông sinh năm 1676 tại làng Xuân Tảo (nay thuộc phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội). Năm 22 t.uổi, Nguyễn Công Cơ thi đỗ Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Đinh Sửu niên hiệu Chính Hòa 18 (1697) đời vua Lê Hy Tông. Hiện nay tên t.uổi, quê quán của ông còn được khắc trên bia Tiến sĩ đặt tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội.

Vua Lê từng hiến cả kho muối cho Nguyễn Công Cơ làm nơi hương khói, là ai mà được ưu ái đặc biệt? - Hình 1

Sau khi thi đỗ Tiến sĩ, Nguyễn Công Cơ được triều đình bổ nhiệm giữ chức Hiệu thảo trong Hàn lâm viện. Tháng 3, năm Giáp Thân, niên hiệu Chính Hòa thứ 25 (1704), Trịnh Luân, Trịnh Phất, Đào Quang Nhai mưu làm phản, đều b.ị g.iết lúc này Hiệu thảo Nguyễn Công Cơ dò xét được tình trạng, bèn tâu lên. Chúa giao xuống cho quan lại trừng trị, bọn chúng đều bị khép vào pháp luật. Tiến sĩ Nguyễn Công Cơ được cất nhắc làm Hữu Thị lang Bộ Công.

Vua Lê từng hiến cả kho muối cho Nguyễn Công Cơ làm nơi hương khói, là ai mà được ưu ái đặc biệt? - Hình 2

Tháng Giêng, mùa xuân năm Ất Mùi, niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 11 (1715), Tả Thị lang Bộ Hộ Nguyễn Công Cơ được cử làm Chánh sứ, đứng đầu đoàn ngoại giao của nước Đại Việt đi tuế cống nhà Thanh. Với tài ngoại giao khôn khéo, Nguyễn Công Cơ đã buộc triều đình nhà Thanh phải hủy bỏ nhiều quy định phiền hà, các lệ như cống nạp sừng tê, vàng giảm về số lượng. Lệ cống "người bằng vàng thế mạng Liễu Thăng" có từ thời Lê Sơ mà một số sử sách ghi chép, đến cuộc đi sứ này của Nguyễn Công Cơ, cũng bị hủy bỏ. Thành công này đã góp phần đưa quan hệ đối ngoại của nước ta và triều Thanh được cải thiện một cách đáng kể.

Vua Lê từng hiến cả kho muối cho Nguyễn Công Cơ làm nơi hương khói, là ai mà được ưu ái đặc biệt? - Hình 3

Không chỉ vậy, chuyến đi sứ này, ông đã đi đến việc cắm mốc giới, xác định rõ chủ quyền bất di bất dịch giữa hai bên cho đến ngày nay. Quận công Nguyễn Công Cơ còn đấu tranh đòi lại mỏ đồng Tụ Long và vùng đất biên cương nhiều năm bị vua quan Trung Quốc lấn chiếm và giành thắng lợi. Chính vì thành công của đợt đi sứ này mà ông được triều đình thăng làm Thượng thư Bộ Binh. Đến năm Canh Tý niên hiệu Bảo Thái thứ nhất (1720), tháng 4, mùa hạ, triều đình tổ chức khảo xét công trạng 10 năm của tất cả quan lại, lúc bấy giờ, Nguyễn Công Cơ đang là quan văn được dự hạng thượng khảo, kết quả ông đứng bậc nhất, được ban tước Cảo Quận công. Cũng trong năm này, khi 46 t.uổi, ông được bổ nhiệm làm Tham tụng trong phủ Chúa.

Vua Lê từng hiến cả kho muối cho Nguyễn Công Cơ làm nơi hương khói, là ai mà được ưu ái đặc biệt? - Hình 4

Quận công Nguyễn Công Cơ cũng là người đã góp phần đưa ra các chính sách cải cách kinh tế, xóa bỏ trang trại nhà giàu, phân định mốc giới ruộng đất tiến tới phân chia đất đai công bằng, hợp lý cho mọi người đều có ruộng cấy cày sinh sống; đổi mới giáo dục, thay đổi cách ra đề thi. Việc điều tra xem xét và chống tiêu cực trong trường ốc cũng nhờ ông mà có những thay đổi đáng kể. Việc xây dựng quân đội hùng mạnh có bài bản, có học vấn, giữ vững hòa khí với láng giềng để tạo thế trong ấm ngoài êm cũng một phần nhờ công lao của ông.

Là một vị quan cương trực, khi phát hiện những sai lầm trong việc tổ chức thi Hương tại lầu Ngũ Long, Tiến sĩ Nguyễn Công Cơ đã tâu lên chúa Trịnh. Chúa Trịnh bèn ra lệnh thi lại. Xét công trạng của ông, chúa Trịnh đã gia thăng Nguyễn Công Cơ làm Thiếu bảo. Tháng 5 năm 1727, Thiếu bảo Nguyễn Công Cơ chuyển sang võ giai, giữ chức Thự phủ sự. Tháng 11 năm 1733, Thiếu bảo Nguyễn Công Cơ mất, triều đình gia tặng Thái phó.

Vua Lê từng hiến cả kho muối cho Nguyễn Công Cơ làm nơi hương khói, là ai mà được ưu ái đặc biệt? - Hình 5

Bên cạnh sự nghiệp chính trị, Tiến sĩ, Quận công Nguyễn Công Cơ còn để lại cho đời một số trước tác như Vũ học tùng ký, Hoàng Hoa thuật thực ký; Sứ trình nhật lục (chép trong Xuân Tảo thượng th­ư Nguyễn tiến sĩ gia phả) và Tương sơn hành quân thảo lục. Ngoài ra còn có một số bài thơ chép trong sách Toàn Việt thi lục.

Nhà thờ Tiến sĩ, Quận công Nguyễn Công Cơ (hay còn gọi là Nhà thờ cụ Thượng Cáo) toạ lạc tại làng Xuân Tảo (quận Bắc Từ Liêm). Đất nhà thờ trước kia vốn là kho muối của triều đình, sau khi Tiến sĩ, Quận công Nguyễn Công Cơ mất, triều đình vua Lê ban cho dòng họ khu đất này làm nơi hương khói, phụng thờ tưởng nhớ đến vị quan thanh liêm Nguyễn Công Cơ. Vua Lê tặng còn tặng Quận công Nguyễn Công Cơ bài thơ với hai câu đầu là: Một khoa hai cháu đỗ ông Nghè/Tiếng cáo vang lên bốn biển nghe. Con cháu sau này đã khắc bài thơ trên gỗ để lưu giữ tại nhà thờ họ Nguyễn Công Cơ.

Vua Lê từng hiến cả kho muối cho Nguyễn Công Cơ làm nơi hương khói, là ai mà được ưu ái đặc biệt? - Hình 6

Nhà thờ có niên đại cách đây khoảng 300 năm. Đến năm 2008, nhà thờ được chính quyền và dòng họ tiến hành trùng tu lớn. Hiện tại, Nhà thờ Quận công Nguyễn Công Cơ gồm các hạng mục công trình kiến trúc: cổng, nhà thờ. Cổng được xây dựng giản đơn, gồm 2 tầng tám mái, lợp ngói mũi hài. Từ cổng qua sân được lát gạch Bát Tràng, bước lên bậc tam cấp là đến nhà thờ.

Nhà thờ là nếp nhà ba gian, xây dựng theo kiểu đầu hồi bít đốc, tay ngai, kiến trúc chữ Đinh, lợp ngói ri. Bên trong nhà thờ được chia làm 3 không gian thờ tự, trong đó, quan trọng nhất là gian giữa được dòng họ đặt hương án thờ Quận công Nguyễn Công Cơ và song loan vua ban.

Vua Lê từng hiến cả kho muối cho Nguyễn Công Cơ làm nơi hương khói, là ai mà được ưu ái đặc biệt? - Hình 7

Một số hoành phi như Phụ quốc hộ dân, Quốc thế thần được treo ở nhà thờ nhằm ca ngợi công lao, đóng góp của Quận công Nguyễn Công Cơ đối với dân chúng, triều đình. Hai gian còn lại trong nhà thờ là nơi treo bằng công nhận Di tích Lịch sử - Văn hóa năm 1993 và tấm bảng ghi chép về thân thế, sự nghiệp của Quận công Nguyễn Công Cơ.

Có thể nói, cuộc đời và sự nghiệp quan trường của Quận công Nguyễn Công Cơ đã được ghi chép qua một số tư liệu chính sử như Đại Việt sử ký tục biên, Khâm định Việt sử thông giám Cương mục, Đăng khoa lục... Tựu chung lại, ông là vị quan được chúa Trịnh nhận xét là người thẳng thắn, sáng suốt, nói năng quả cảm.

Vua Lê từng hiến cả kho muối cho Nguyễn Công Cơ làm nơi hương khói, là ai mà được ưu ái đặc biệt? - Hình 8

Bạn có THÍCH bài viết này chứ?
Không

Chủ đề liên quan

Khám phá Duệ Sơn

Tin tài trợ
Bao quanh trước và sau núi Duệ có núi Chuối, núi Gáy và núi Kim Phụng. Đây là vùng hậu cứ phía tây của chiến khu Dương Hòa. Ở vách đá trên đỉnh núi vẫn còn thấy các dấu tích là các lỗ đạn pháo b.ắn chi chít trên mặt các tảng đá lớn.

Phụ huynh, sĩ tử Hà Nội đi chùa 'cầu may' trước kỳ thi vào lớp 10

Tin tài trợ
Trước kỳ thi rất quan trọng và áp lực như thi vào lớp 10 công lập Hà Nội, nhiều phụ huynh, học sinh đã tìm đến các đền, các chùa để cầu mong cho con vượt vũ môn suôn sẻ.

Khám phá Văn Miếu bên dòng sông Hương

Tin tài trợ
Nếu như Hà Nội nổi tiếng với Văn Miếu Quốc Tử Giám, ở Huế, có Văn Thánh Miếu được xây dựng dưới thời vua Gia Long nhằm tôn vinh và khuyến khích Nho học

Văn Miếu - di tích đầu tiên áp dụng vé điện tử có hiệu quả thế nào?

Tin tài trợ
Là di tích đầu tiên tại Hà Nội áp dụng vé điện tử, Văn Miếu - Quốc Tử Giám ghi nhận những thành tựu đầu tiên trong đổi mới công tác quản lý thông qua chuyển đổi số

Đến với các điểm tham quan lịch sử tại Hà Nội, vừa có thêm kiến thức, vừa có ảnh check-in đẹp

Tin tài trợ
Không chỉ là những nơi hằn sâu những vết tích hào hùng trong lịch sử dân tộc, là nơi chứng kiến bao thăng trầm của đất nước mà các điểm tham quan lịch sử tại Hà Nội cũng là những nơi có view cổ kính cực đẹp để bạn có thể sống ảo

Triệu Lộ Tư gặp hạn: Phim sắp chiếu có nguy cơ bị chôn luôn vì bê bối của bạn diễn

Hoàng Anh10:23:18 17/07/2022
​​Triệu Lộ Tư chính thức được khán giả biết đến với vai trò diễn viên sau khi tham gia bộ phim Ôi Hoàng Đế Bệ Hà Của Tôi. Với lợi thế ngoại hình nhỏ nhắn, đáng yêu cô nàng liên tục trở thành nữ chính trong nhiều dự án phim khác

 2  |  0 Thảo luận  |  

Sĩ tử vào Văn Miếu luyện đề trước kỳ thi THPT Quốc gia

Tin tài trợ
Như thường lệ, trước mỗi kỳ thi quan trọng Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Đống Đa) hay Đền Ngọc Sơn (Hoàn Kiếm) lại trở thành điểm đến của các sĩ tử tại Hà Nội
phanh nè biến mấtnhất dươnghùng didulisa comebackhằng du mụcchu thanh huyềndịch đườngđám cưới miduminh đạtlisarockstarmiduchưa biết