Không chợ, được lo ăn mặc đầy đủ, bị cấm rời khỏi cung, các phi tần tiêu tiề.n hàng tháng ở đâu?

4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Có nhiều trường hợp sẽ xảy ra với phi tần sau khi Hoàng đế băng hà, tuẫn táng là một trong số đó. Nhưng kể cả khi họ không chấp nhận kết cục này thì cũng phải chịu vô số cái kết khác thậm chí thảm hơn.
Thời phong kiến ở Trung Quốc, Hoàng đế là sự tồn tại tối cao, nắm giữ quyền sin.h sát. Tuy nhiên, Hoàng đế cũng không thể tránh khỏi quy luật sinh lão bệnh tử, họ cũng sẽ chế.t đi. Vậy khi Hoàng đế băng hà, người kế vị phải xử lý thế nào dàn hậu cung kia, để lập hậu cung mới cho mình?
1. Trở thành Hoàng Thái hậu
Được sắc phong thành Hoàng Thái hậu có lẽ là kết cục tốt đẹp nhất của phi tần hậu cung. Nếu vị phi tần nào sinh ra được người kế thừa ngôi vị cho tiên đế, nàng khả năng cao sẽ được tôn làm Hoàng Thái hậu, hưởng đủ loại vinh hoa, được tân đế kính trọng.
Hoàng Thái hậu không nhất thiết phải là mẹ ruột của Hoàng đế đương nhiệm, mà chức vị trước đó của nàng có thể là Hoàng hậu, hoặc là vị phi tần được tiên đế sủng ái nhất, hoặc là người được Hoàng đế đương nhiệm trọng vọng.
2. Xuất cung về quê
Đối với những phi tần không thể trở thành Thái hậu, có một cách giải quyết rất nhân đạo khác, chính là để họ xuất cung trở về nhà. Đây cũng có thể là điều mà hầu như phi tần nào cũng mong muốn.
Trước kia vào cung trở thành phi tần của Hoàng đế, nay Hoàng đế băng hà, bản thân cũng không được chức vị cao, vậy thì thôi buông bỏ mọi thứ để trở về gia đình của mình. Phải biết rằng, người phụ nữ một khi đã bước vào cung cấm thì gần như không còn đường ra. Do đó, nếu được Hoàng đế đương nhiệm ban đặc ân cho về quê, thì hầu như ai cũng trân trọng và chớp lấy thời cơ.
3. Tiếp tục ở lại hậu cung
Hoàng đế băng hà, phi tần của ngài có thể được giữ lại hậu cung, không thuộc về tân đế hay bất kỳ người nào. Đây là sự tôn trọng của tân đế đối với "vật sở hữu" của tiên đế. Trong trường hợp này, các phi tần của tiên đế sẽ có cuộc sống an nhàn, không huy hoàng, không được sủng ái, song cũng nhờ vậy mà yên ổn, tháng ngày êm ả trôi qua.
Trong chốn cung đình nguy nga, họ như đóa hoa bị lãng quên, sống âm thầm bên một góc hậu cung, tĩnh lặng tận hưởng nửa đời còn lại. Cách giải quyết tuy khá nhân đạo nhưng đối với những phi tần khát khao tình yêu và quyền lực mà nói, thì đó chính là một loại cầm tù.
4. Đi thủ lăng cho tiên đế
Sau khi Hoàng đế băng hà, phi tần của ngài có thể được phái đi canh giữ lăng mộ. Đương nhiên, trên đời, có lẽ không một ai muốn bản thân phải sống ở nơi yên nghỉ của người chế.t. Thế nhưng lệnh này thông thường được ban bởi tân đế, nếu không làm theo ắt phải chịu kết cục bi thảm.
Theo đó, họ bị ép rời khỏi cung đình quen thuộc, sống gần khuôn viên lăng mộ âm u lạnh lẽo, đồng hành cùng Hoàng đế đã qua đời. Cuộc sống của họ trở nên đơn giản muôn phần, tách rời khỏi sự xa hoa, trải qua tháng ngày cô độc. Cách giải quyết này bị xem là cực kỳ tàn khốc, tước đoạt sự tự do và tương lai của nhiều người phụ nữ.
5. Trở thành phi tử của tân đế
Thông thường, tân đế có thể nạp các phi tần của tiên đế vào hậu cung của mình. Cách làm này gây ra sự tranh cãi về mặt luân lý, nhưng trong trò chơi quyền lực ở thời phong kiến, địa vị của người phụ nữ thấp kém vô cùng. Họ lại trở thành "món đồ" để bị sàng lọc, nếu được tân đế ưng ý thì tiếp tục làm phi tần trong hậu cung của ngài, còn lại thì tiếp nhận cách giải quyết khác.
6. Tuẫn táng
Một số phi tần phải chịu số phận bi thảm nhất, đó chính là trở thành vật bồi táng. Theo đó, phi tần bị ép phải chế.t cùng Hoàng đế và được chôn cất cung một lăng tẩm, để đồng hành cùng ngài sang thế giới bên kia. Trong suốt chiều dài lịch sử phong kiến ở Trung Quốc, có vô vàn người phụ nữ trở thành nạ.n nhân của chế độ tuẫn táng này, vùi mình dưới hầm mộ trong tức tưởi.
Nhưng nếu các phi tần từ chối tuẫn táng với hoàng đế thì sẽ bị đối xử thế nào?
Chế độ này chủ yếu tồn tại trước thời nhà Hán, đến thời Chu Nguyên Chương nhà Minh được khôi phục nhưng giữa nhà Minh thì bãi bỏ, thời kỳ đầu nhà Thanh khôi phục và đến giữa triều Thanh lại loại bỏ.
Những phi tần của hoàng đế đương nhiên không muốn bị chô.n sống, có một số thậm chí liều chế.t chống cự. Vậy thì đối phó với những người không tự nguyện này, thời phong kiến thường dùng những biện pháp gì?
Phương pháp 1: Ban rượu độc
Đây là phương thức có lẽ nhẹ nhàng nhất. Nếu các phi tần không phối hợp để tuẫn táng thì họ sẽ phải uống một chén rượu độc. Không bao lâu sau khi uống sẽ qua đời.
Phương pháp 2: Một dải lụa trắng
Khi hoàng đế Vĩnh Lạc qua đời, phương pháp này được sử dụng. Vì ông vua này có 2 phi tần là người Triều Tiên cho nên việc ban dải lụa trắng được miêu tả trong Lý triều thực lục của Triều Tiên.
Theo đó, sau khi hoàng đế Vĩnh Lạc băng hà, 32 phi tần phải tuẫn táng. Trước tiên cho những người này ăn cơm rồi đưa vào trong điện. Các hoạn quan cưỡng chế những người này đứng lên một chiếc giường mà bên trên có treo một dải lụa trắng lên xà nhà. Sau đó hoạn quan lại ép từng người chui đầu vào những dải lụa đã buộc sẵn. Bất kể phản kháng, khóc lóc thế nào cũng vô dụng.
Phương pháp 3: Ché.m đầu thị chúng
Phương pháp này chủ yếu là để răn đe. Những phi tần nào là kẻ chống cự mạnh nhất việc tuẫn táng thì sẽ bị sử dụng hình thức này. Ché.m một người đe dọ.a trăm người, buộc những phi tần khác phải chủ động tuẫn táng. Do người xưa cực kỳ coi trọng việc chế.t toàn thây cho nên nhiều người không thể chịu đựng được loại phương pháp này.
Phương pháp 4: Nhốt trong mộ
Theo phân tích sử liệu, sau khi Tần Thủy Hoàng chế.t đã dùng phương thức này để tuẫn táng các phi tần. Khi hạ táng, các hoạn quan đưa các phi tần này xuống hầm mộ, sau đó đóng cửa lại, để cho họ tự sinh tự diệt, cuối cùng tất cả đều ngạt thở mà chế.t. Hơn nữa, các phi tần bị tuẫn táng trong hình thức này có oán khí rất lớn, ngay cả những kẻ đào trộm mộ cũng phải sợ, từ đó có tác dụng ngăn chặn việc đào trộm mộ.
Phương pháp 5: Tưới thủy ngân
Phương pháp này cực kỳ tàn nhẫn. Nghe nói sau khi Chu Nguyên Chương chế.t, phi tần đều bị tuẫn táng bằng phương thức này. Họ bị hạ độc làm cho hôn mê rồi sau đó có một lỗ nhỏ trên đầu và đổ thủy ngân vào trong. Như vậy có thể khiến cho dung nhan của họ không thay đổi, nhìn giống như đang ngủ. Nhưng hành động tàn độc này khiến người ta phẫn nộ.
Tuẫn táng là một tập tục xấu xí thời cổ đại, đến thời Khang Hi mới bị loại bỏ triệt để. Nếu đúng như các đế vương nghĩ rằng có kiếp sau thì những người phi tần bị tuẫn táng này sẽ không tha cho các ông vua.
Không ai dám cưới cung nữ dù trẻ đẹp, lý do đằng sau khiến ai cũng sốc! Thảo Mai17:09:13 27/03/2024Trong hoàng cung thời cổ đại của Trung Quốc, cung nữ (thị nữ hay a hoàn) là tầng lớp có số lượng áp đảo vì họ là những người đảm nhiệm các công việc tạp vụ, giặt giũ, bưng trà nước và lo việc ăn uống, sinh hoạt cho chủ nhân.
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Báo cáo