HOT: "Anna Bắc Giang" khẳng định không lừa 17 tỷ, so sánh với vụ bà Phương Hằng và Võ Hoàng Yên
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Sau thời điểm 2012, V.A. bắt đầu lêu lổng, một thời gian sau thì không còn ở quê mà đi lang bạt nhiều nơi. "Cô này rất ít về quê, thỉnh thoảng mới về ghé qua nhà thăm mẹ rồi lại đi. Khi về, V.A. cũng không có biểu hiện gì khác thường.
Những ngày qua, dư luận xôn xao chuyện một cô gái quê Bắc Giang với những tên khá "Tây" như Anna Dương, Tina Dương... lừa đảo nhiều người với số tiền lên đến hàng trăm tỷ đồng bằng nhiều thủ đoạn tinh vi khác nhau. Tất cả câu chuyện cô nàng bịa ra cũng là giả dối, vì bố mẹ ruột của V.A vẫn sống khỏe mạnh và cô gái này không phải là con nuôi của ai.
Ngôi nhà mẹ V.A ở là hai gian cấp 4 lợp mái tôn, cửa chính quay vào phía trong. Trong nhà không có bất cứ một thứ tài sản gì đáng giá bởi ngoài vài chiếc giường cũ, chiếc quạt điện. Trên tường, treo khá nhiều ảnh những đứa trẻ xinh xắn, đáng yêu - là ảnh của V.A và các em khi còn bé.
Liên quan đến vụ tố cáo "cú lừa thế kỷ", trao đổi với PV Dân trí, lãnh đạo xã Đào Mỹ, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang xác nhận cô gái xuất hiện trong vụ việc lùm xùm này là V.A. (27 tuổi, quê xã Đào Mỹ). Lãnh đạo xã Đào Mỹ cho biết hoàn cảnh gia đình của V.A. thuộc diện khó khăn, "chỉ đủ ăn đủ mặc".
Gia đình V.A. gặp bất trắc từ năm 2012. Sau đó, V.A. cũng bỏ học khi vừa kết thúc lớp 9. Trước thời điểm đó, V.A. vẫn được đánh giá là cô bé ngoan, hiền.
Theo vị này, sau thời điểm 2012, V.A. bắt đầu lêu lổng, một thời gian sau thì không còn ở quê mà đi lang bạt nhiều nơi. "Cô này rất ít về quê, thỉnh thoảng mới về ghé qua nhà thăm mẹ rồi lại đi. Khi về, V.A. cũng không có biểu hiện gì khác thường, vẫn giản dị, không có vẻ gì là có tiền. Gia đình ở quê cũng vẫn vậy, nghèo, không có tiền", lãnh đạo xã Đào Mỹ cho hay.
Chia sẻ thêm, nhà chức trách nói bố của V.A. công ăn việc làm không ổn định, còn mẹ của cô gái làm nông ở quê nhà. Thời gian qua, khi các tin đồn về việc V.A. lừa đảo lan truyền trên mạng xã hội, lãnh đạo xã Đào Mỹ cho biết người dân tại địa phương bàn tán và có nhiều luồng ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, ông này khẳng định ở xã và những địa bàn lân cận, chưa có ai lên tiếng tố cáo cô gái 27 tuổi lừa đảo, cũng như chưa có ai ở nơi khác tìm đến địa phương hay nhà của V.A. để đòi nợ.
Được biết, bà ngoại V.A đã già, mắt kém, lam lũ, vất vả nên người nhỏ bé, vẹo vọ. Mẹ V.A là người phụ nữ có nét khá xinh nhưng cũng lam lũ, nghèo khó. Mẹ V.A già hơn cái tuổi 47 của mình khá nhiều, mắt trũng xuống vì mất ngủ, buồn, lo cho đứa con gái bất trị của mình.
Ông Mạc Văn Hương, Chủ tịch UBND xã Đào Mỹ cho biết, gia đình bà N. không thuộc hộ nghèo nhưng kinh tế khó khăn, lao động thuần túy, chưa vi phạm pháp luật gì. Bố V.A thì nhân thân phức tạp hơn nhưng cũng lao động chân tay, không giàu có.
Nắm được thông tin trên mạng xã hội, UBND xã đã giao cho công an xã xác minh. Theo thông tin từ Công an TP Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) nơi V.A đang tạm trú thì công an đã mời lên làm việc theo đơn trình báo. Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn chưa có căn cứ để khởi tố nên Công an Bình Thuận đã cho về.
Trao đổi với PV Dân trí, PGS. TS Đỗ Cảnh Thìn, chuyên gia tội phạm học, Phó Viện trưởng Viện An ninh phi truyền thống (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, phương thức, thủ đoạn lừa đảo này mới xuất hiện và nở rộ trong mấy năm gần đây.
Lý giải về nguyên nhân xuất hiện ngày càng nhiều các " siêu lừa đảo" tiền tỷ, PGS. TS Đỗ Cảnh Thìn cho rằng, sự phát triển của nền kinh tế thị trường, toàn cầu hóa về kinh tế giúp đất nước phát triển. Trước đây, khi lừa đảo, các đối tượng phải gặp gỡ trực tiếp, đưa ra những thông tin, những câu chuyện ngay từ đầu đã giả dối để cho nạn nhân chuyển tiền, tài sản cho đối tượng một cách ngay thẳng, hợp pháp. Sau đó, những kẻ gian sẽ chiếm đoạt bất hợp pháp tài sản này.
Ngày nay, kẻ gian đã biết cách kết hợp các chiêu trò cũ với mạng xã hội để tạo ra những câu chuyện lung linh tác động vào nhận thức, tâm lý của nạn nhân. Để lừa đảo thành công, các đối tượng dù là những kẻ túi rỗng tuếch nhưng sẽ khiến các nạn nhân tin mình bằng cách đưa ra những thông tin, hình ảnh, thông điệp không có thực.
"Những siêu lừa tiền tỷ khoác lên mình vỏ bọc của những người giàu có, đi xe siêu sang, ở nhà siêu đẹp, quen biết rộng, có quan hệ thân thiết với những người có chức có quyền, luôn đầu tư làm ăn lớn. Khi thì chúng lại gợi chuyện mình đang cần vốn đầu tư vào một thương vụ có lợi nhuận cao...
Lý giải về cụm từ "thao túng tâm lý" gần đây nhiều người sử dụng khi nói về các vụ lừa đảo, PGS. TS Đỗ Cảnh Thìn cho biết, đó thực chất là cách nói dùng để chỉ các chiêu thức tác động về mặt tâm lý, nhận thức, tinh thần để nạn nhân không đủ tỉnh táo, mắc bẫy. Việc khoe mẽ giàu sang, tạo vỏ bọc danh giá là một dạng như vậy.
Theo PGS. TS Đỗ Cảnh Thìn, để ngăn chặn các phi vụ lừa đảo, bên cạnh sự nỗ lực của các cơ quan chức năng thì bản thân mỗi người cần nâng cao hiểu biết về pháp luật và kiến thức xã hội.
Anna Bắc Giang thừa nhận lừa đảo với Công an: Dùng lời nói, nhắn tin câu nhử tạo dựng lòng tin Jennie11:26:37 01/10/2022Theo báo cáo của Công an TP.Phan Thiết gửi Ban Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận và các cơ quan liên quan, cô này đã thừa nhận hai trong nhiều vụ việc mà các nạn nhân tố cáo lừa đảo
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Báo cáo