Vụ ông Trịnh Văn Quyết bị bắt: Chủ nợ lớn nhất của FLC lên tiếng, NĐT đua nhau bán tháo cổ phiếu F

Rosé14:45 30/03/2022

 1  |  0 Thảo luận  |  Báo cáo

Theo dõi trên

Dù lãnh đạo chủ chốt của doanh nghiệp bị bắt là thông tin xấu, song hoạt động của FLC hiện đang khá ổn.

Ngày 29/3, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với ông Trịnh Văn Quyết (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn FLC). Ông Quyết bị bắt về tội thao túng thị trường chứng khoán, theo Điều 211 Bộ luật Hình sự.

Chủ tịch FLC bị cáo buộc gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam. Nhờ "chiêu trò", ông Quyết thu về gần 1.700 tỉ đồng sau khi bán cổ phiếu, hưởng lợi hơn 530 tỉ đồng.

Vụ ông Trịnh Văn Quyết bị bắt: Chủ nợ lớn nhất của FLC lên tiếng, NĐT đua nhau bán tháo cổ phiếu họ F nhưng bất thành - Hình 1

Tuy nhiên, ngay sau khi sự việc xảy ra, thị trường chứng khoán "chao đảo" trong nhiều phiên liên tiếp, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) đã hủy giao dịch toàn bộ số cổ phiếu do ông Quyết bán ra. Những nhà đầu tư đã mua số cổ phiếu (lô mà ông Quyết "bán chui") may mắn được hoàn lại t.iền.

Sau thông tin ông Quyết bị bắt, thị trường chứng khoán Việt Nam mở cửa phiên giao dịch ngày 30/3 với sắc đỏ bao trùm ở những phút đầu. Chỉ số VN-Index có thời điểm giảm sâu chỉ còn 1.490,29 điểm, tuy nhiên, lực cầu bắt đáy nhanh chóng được kích hoạt và nhiều bluechips giành lại được sắc xanh đã giúp chỉ số quay đầu đi lên chạm mốc 1.503,89 điểm.

Vụ ông Trịnh Văn Quyết bị bắt: Chủ nợ lớn nhất của FLC lên tiếng, NĐT đua nhau bán tháo cổ phiếu họ F nhưng bất thành - Hình 2

Ngày 30/3, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã có thông tin chính thức xung quanh các khoản vay của Tập đoàn FLC (FLC Group) tại ngân hàng này sau khi Chủ tịch HĐQT FLC Group bị bắt tạm giam để phục vụ điều tra.

Một số thông tin cho rằng, việc ông Trịnh Văn Quyết bị bắt sẽ ảnh hưởng đến Sacombank bởi FLC Group là khách hàng có giao dịch tín dụng tại ngân hàng này. Tuy nhiên, thông cáo của Sacombank nêu rõ: "Sacombank khẳng định các khoản vay của FLC Group bảo đảm tuân thủ pháp luật và an toàn. Hoạt động cấp tín dụng của Sacombank cho nhóm khách hàng FLC Group được thực hiện đúng quy định pháp luật và quy định nội bộ của Sacombank. Các khoản vay có đầy đủ tài sản bảo đảm".

Vụ ông Trịnh Văn Quyết bị bắt: Chủ nợ lớn nhất của FLC lên tiếng, NĐT đua nhau bán tháo cổ phiếu họ F nhưng bất thành - Hình 3

Theo Sacombank, trong năm 2021, ngân hàng này đã tham gia tài trợ vốn cho FLC Group, bao gồm hãng hàng không Bamboo Airways, để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của khách hàng. Sacombank cho biết việc cho vay này phù hợp với chủ trương của Chính phủ đối với vấn đề kích cầu du lịch và hỗ trợ các hãng hàng không sau đại dịch.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2022, Tập đoàn FLC đang nợ Sacombank các khoản vay khoảng 1.840 tỉ đồng. Với số dư nợ này, Sacombank là chủ nợ lớn nhất của FLC tính tới cuối năm 2021.

Vụ ông Trịnh Văn Quyết bị bắt: Chủ nợ lớn nhất của FLC lên tiếng, NĐT đua nhau bán tháo cổ phiếu họ F nhưng bất thành - Hình 4

Đến nay, FLC Group vẫn đang hoạt động bình thường và thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng đã ký với Sacombank. Ngân hàng này lý giải, như nguyên tắc thông thường trong hoạt động cấp tín dụng đối với các khoản vay có tài sản bảo đảm, trường hợp có phát sinh rủi ro, Sacombank sẽ chủ động áp dụng các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm theo quy định pháp luật để thu hồi nợ, bảo đảm an toàn cho hoạt động của ngân hàng.

Chiều cùng ngày, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) cũng lên tiếng chính thức xung quanh khoản vay của tập đoàn FLC tại ngân hàng này. Theo đó, dư nợ của FLC tại OCB tính tới cuối năm 2021 là 1.392 tỉ đồng.

Vụ ông Trịnh Văn Quyết bị bắt: Chủ nợ lớn nhất của FLC lên tiếng, NĐT đua nhau bán tháo cổ phiếu họ F nhưng bất thành - Hình 5

Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc OCB, cho hay các khoản vay của FLC tại ngân hàng chủ yếu là vay đầu tư vào dự án, ngoài ra có một phần cho vay ngắn hạn vốn lưu động với Bamboo Airways, nhưng không nhiều. Liên quan đến khoản vay được thế chấp bằng cổ phiếu của Bamboo Airways (BVA), ông Nguyễn Đình Tùng thông tin thêm hiện tổng giá trị tài sản bảo đảm bằng bất động sản mà ngân hàng nắm giữ khoảng hơn 2.000 tỉ đồng, lớn hơn rất nhiều so với khoản vay của FLC tại ngân hàng này.

Cụ thể, thường ngân hàng chỉ giải ngân khoảng 70% - 80% tổng giá trị tài sản bảo đảm. Do đó, nếu có rủi ro xảy ra, chỉ riêng xử lý tài sản bảo đảm là ngân hàng đã có khả năng thu hồi nợ.

Vụ ông Trịnh Văn Quyết bị bắt: Chủ nợ lớn nhất của FLC lên tiếng, NĐT đua nhau bán tháo cổ phiếu họ F nhưng bất thành - Hình 6

Cũng theo OCB, tổng số tài sản thế chấp bằng cổ phần BAV (Bamboo Airways) mà ngân hàng này nhận về để bảo đảm cho khoản vay chỉ khoảng 100 tỉ đồng, chủ yếu nhằm bổ sung thêm tài sản bảo đảm cho khoản vay vốn lưu động và làm tăng trách nhiệm ràng buộc của doanh nghiệp.

"Từ trước đến nay, FLC luôn trả nợ đúng hạn, chưa bao giờ xảy ra nợ xấu. Dù lãnh đạo chủ chốt của doanh nghiệp bị bắt là thông tin xấu, song hoạt động của FLC hiện đang khá ổn, giai đoạn khó khăn nhất đã qua. Các bộ phận khác của FLC cũng hoạt động bình thường, bao gồm cả Bamboo Airways" - ông Nguyễn Đình Tùng nói.

Vụ ông Trịnh Văn Quyết bị bắt: Chủ nợ lớn nhất của FLC lên tiếng, NĐT đua nhau bán tháo cổ phiếu họ F nhưng bất thành - Hình 7

Riêng với cổ phần của Bamboo Airways, lãnh đạo ngân hàng OCB nhận định thêm đây là hãng hàng không tốt. Trong bối cảnh nền kinh tế và ngành du lịch, hàng không hồi phục, cổ phiếu của hãng không phải là không có giá trị. Vì vậy, đến thời điểm này, OCB không có ý định bán giải chấp cổ phiếu và tiếp tục theo dõi sát sao để bảo đảm an toàn vốn cho ngân hàng.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khuyến nghị các nhà đầu tư bình tĩnh, phân tích nhìn nhận đầy đủ các yếu tố vĩ mô và hoạt động thực tế của các doanh nghiệp để cẩn trọng trong các quyết định đầu tư.

Vụ ông Trịnh Văn Quyết bị bắt: Chủ nợ lớn nhất của FLC lên tiếng, NĐT đua nhau bán tháo cổ phiếu họ F nhưng bất thành - Hình 8

Về tình hình kinh tế vĩ mô, báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý I/2022 của Tổng Cục Thống kê vừa công bố cho thấy, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý này ước tính tăng 5,03% so với cùng kỳ năm trước. Con số này cao hơn tốc độ tăng 4,72% của quý I/2021 và 3,66% của quý I/2020.

Vụ ông Trịnh Văn Quyết bị bắt: Chủ nợ lớn nhất của FLC lên tiếng, NĐT đua nhau bán tháo cổ phiếu họ F nhưng bất thành - Hình 9

Bạn có THÍCH bài viết này chứ?
Không

Chủ đề liên quan

Lệnh bán cổ phiếu FLC, ROS giá sàn chất đầy nhưng không lối thoát

Tin tài trợ
Nhóm cổ phiếu họ FLC tiếp tục lao dốc và mất thanh khoản sau khi Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết bị bắt để điều tra tội thao túng thị trường chứng khoán

Bóc chiêu làm giá cổ phiếu của Trịnh Văn Quyết: T.iền bán chui gần 1.700 tỷ, thu lời 530 tỷ

Tin tài trợ
Trịnh Văn Quyết cùng những người giúp sức tham gia 28 phiên, số lượng đặt mua chiếm 12% và đặt bán chiếm 7% tổng khối lượng thị trường để làm giá cổ phiếu FLC

Ông Trịnh Văn Quyết ủy quyền cho bà Vũ Đặng Hải Yến điều hành Tập đoàn FLC

Hoàng Anh09:52:47 30/03/2022
Tập đoàn FLC đã có thông báo liên quan đến việc ông Trịnh Văn Quyết bị khởi tố, bắt tạm giam. Ngày 29/3, Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn FLC về hành vi Thao túng thị...

 3  |  0 Thảo luận  |  

Những hình ảnh "nóng" khám xét trụ sở FLC

Tin tài trợ
Như CAND online đã đưa tin, ngày 29/3/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã bắt tạm giam ông Trịnh Văn Quyết; đồng thời, tổ chức khám xét chỗ ở, nơi làm việc tại 21 địa điểm liên quan

Tỉ phú Trịnh Văn Quyết bị bắt vì nhiều lần 'thổi giá' chứng khoán

Tin tài trợ
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định tỉ phú Trịnh Văn Quyết nhiều lần có hành vi che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán, đã nhiều lần bị phạt hành chính nhưng vẫn tái phạm

Nhìn lại những vụ khởi tố hình sự trên thị trường chứng khoán Việt Nam, đã từng có mức phạt lên tới... tù chung thân

Tin tài trợ
Trong lịch sử hơn 21 năm hoạt động, mức phạt nặng nhất về xử lý hình sự trên thị trường chứng khoán cho đến thời điểm hiện tại thuộc về công ty MTM khi nguyên Chủ tịch Trần Hữu Tiệp bị xử tù chung thân về tội L.ừa đ.ảo chiếm đoạt tài sản

Trịnh Văn Quyết bị bắt, khám xét 21 địa điểm làm việc

Kim Duyên19:04:30 29/03/2022
Sau khi có quyết định cấm xuất cảnh thì tối ngày 29-3, Cơ quan điều tra bắt tạm giam bị can Trịnh Văn Quyết để điều tra hành vi thao túng thị trường chứng khoán

 1  |  0 Thảo luận  |  

Tỷ phú Trịnh Văn Quyết và vợ đã thế chấp khối tài sản nghìn tỷ tại các ngân hàng trước khi bị bắt

Hoàng Phúc19:03:27 29/03/2022
Sở hữu khối tài sản nghìn tỷ trên sàn chứng khoán, nhưng tỷ phú Trịnh Văn Quyết và vợ cũng đang có những khoản thế chấp lớn bằng cổ phiếu tại các nhà băng. Khối tài sản của tỷ phú Trịnh Văn Quyết đã ghi nhận mức giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày 28/3 vừa qua khi tỷ phú...

 1  |  0 Thảo luận  |  

Chủ tịch tập đoàn FLC vẫn có thể nghe điện thoại, chỉ tuyên bố ngắn gọn: "Tôi đang bận"

Rosé09:06:04 29/03/2022
Tình hình của ông Quyết rất được dư luận quan tâm

 2  |  0 Thảo luận  |  

Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị tạm hoãn xuất cảnh một tháng, cổ phiếu giảm sàn hàng loạt

Rosu00e913:49:19 28/03/2022
Trước đó, vào tháng 1/2022, hành vi bán chui cổ phiếu của chủ tịch Tập đoàn FLC đã từng gây rúng động dư luận và làm chao đảo thị trường chứng khoán

 1  |  0 Thảo luận  |  

Sau tin phong tỏa tài khoản của ông Trịnh Văn Quyết, cổ phiếu họ FLC 'xuống sàn' la liệt

Tin tài trợ
FLC, ROS, AMD, KLF, HAI… hàng loạt cổ phiếu mang họ FLC đua nhau giảm sàn la liệt, sau thông tin ông Trịnh Văn Quyết bị phong tỏa tài khoản vì “bán chui” 74,8 triệu cổ phiếu
chồng hằng du mụccâu chuyện hoa hồngbillkinsunnaxemesisđộ mixitrần nghiên hyxoài nontrần hiếuquang linh -tiểu long nữlưu diệc phithủy tiên