Hồng Đăng và Hồ Hoài Anh được trả hộ chiếu, sắp ung dung hồi hương như không có chuyện gì xảy ra
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Trong bối cảnh thông tin trên MXH đa chiều, thiếu định hướng, việc nghệ sĩ ủng hộ việc làm sai lầm dễ khiến công chúng càng trở nên nhiễu tâm, không tập trung cho những thông tin đúng đắn, không giúp định hướng phát triển nhân cách, lối sống.
Diễn viên Hồng Đăng - người nổi tiếng với hàng loạt bộ phim trên truyền hình như "Cầu vồng tình yêu", "Cả một đời ân oán", "Hoa hồng trên ngực trái", "Hướng dương ngược nắng", "Thương ngày nắng về"... đã có chuyến đi Tây Ban Nha, Ý cùng nhạc sĩ Hồ Hoài Anh và vướng lùm xùm đời tư.
Khi sự việc xảy ra, theo các trang mạng, báo chí nước ngoài, xuất hiện nhiều luồng dư luận khác nhau, trong đó nổi lên việc một số trang MXH lợi dụng sự việc này cố tình câu view, câu like một cách trắng trợn. Họ sản xuất, cắt ghép những video, clip, lời bình gian dối khiến nhiều người lầm tưởng là thật, cho rằng hai nghệ sĩ đã về nước, sau đó tổ chức họp báo minh oan, nói lên sự thật... và đã có người vạch trần sự giả dối này.
Vài tài khoản TikTok cũng đăng tải nhiều hình ảnh và tên của nhạc sĩ Hồ Hoài Anh. Không chỉ vậy, chủ nhân của kênh TikTok cho biết, tất cả những thông tin không tốt lan truyền vừa qua đều là đồn đoán vô căn cứ và cả hai nghệ sĩ đã về nước an toàn. Thậm chí, chủ kênh này còn khẳng định, ngày 4/7 NS Hồ Hoài Anh tổ chức họp báo đính chính những thông tin sai lệch có liên quan đến bản thân.
Tài khoản TikTok trên còn trắng trợn làm sai lệch sự thật là đăng hàng loạt hình ảnh, video, clip liên quan đến Hồ Hoài Anh cùng gia đình. Những clip nam nhạc sĩ thảnh thơi ngồi đánh đàn, tươi cười rạng rỡ bên vợ con đều được chia sẻ đã thu hút sự chú ý của một bộ phận người hâm mộ.
Trong Bộ quy tắc ứng xử (dành cho hoạt động nghệ thuật biểu diễn) do Bộ VH-TT&DL ban hành cuối năm 2021, một số nội dung nêu rất rõ nghệ sĩ nên và không nên làm gì trên không gian mạng. Cụ thể, mục 1 và 2 của điều 8 ghi rõ, cá nhân sử dụng tài khoản MXH để tương tác, chia sẻ, đăng tải, cung cấp thông tin chính xác, tin cậy, có lợi ích cho xã hội và đất nước; bình luận, nhận xét đúng mực, có văn hóa, có trách nhiệm về những vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm, trung thực trong phát ngôn, bày tỏ và chia sẻ quan điểm đúng đắn, khách quan.
Ngoài ra, cá nhân không sử dụng từ ngữ gây mâu thuẫn, xung đột, phân biệt vùng miền, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo; không sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh phản cảm, trái thuần phong mỹ tục. Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, đối với vụ việc hai nghệ sĩ Việt tại Tây Ban Nha gây ồn ào những ngày qua, có một số người trong giới giải trí lên tiếng bảo vệ với lý do là bạn bè, đồng nghiệp, đó là về góc độ tình cảm; còn để nhìn nhận khách quan, khi sự đúng - sai chưa được phân định, nghệ sĩ nên thận trọng khi phát ngôn, chia sẻ.
Trong bối cảnh thông tin trên MXH đa chiều, thiếu định hướng, việc nghệ sĩ ủng hộ việc làm sai lầm dễ khiến công chúng càng trở nên nhiễu tâm, không tập trung cho những thông tin đúng đắn, không giúp định hướng phát triển nhân cách, lối sống.
Tại Việt Nam, nhiều người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật nhận thức chưa đầy đủ về trách nhiệm đạo đức của mình đối với công chúng, về việc xây dựng hình ảnh, thương hiệu, uy tín cá nhân. Việc giữ gìn hình ảnh chuẩn mực của người nghệ sĩ rất quan trọng, bởi nó góp phần định hướng đạo đức trong xã hội, tác động đến số đông.
Trao đổi với Thanh Niên, luật sư Trần Viết Hà, Công ty Luật TNHH MTV Nam Sơn (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết hành vi này có thể bị phạt tiền đến 20 triệu đồng cũng như ngồi tù nếu người liên quan tố cáo.
Cụ thể, vị này phân tích: "Người có hành vi tung tin giả thông tin liên quan đến diễn viên Hồng Đăng hay Hồ Hoài Anh có thể bị phạt hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP. Cụ thể:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân...". Trong đó, theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 15, mức phạt này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức. Như vậy, người tung tin giả nếu là cá nhân thì bị phạt hành chính từ 5 - 10 triệu đồng, tổ chức vi phạm bị phạt từ 10 - 20 triệu đồng".
Bên cạnh đó, luật sư Trần Viết Hà cũng nói thêm nếu người được đề cập trong video cho rằng đó là thông tin sai sự thật thì có thể làm đơn tố cáo về hành vi vu khống và làm nhục.
Nam luật sư chia sẻ: "Theo đó, với tội Làm nhục được quy định tại Điều 155 bộ Luật hình sự năm 2015, nếu như dùng Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội thì khung hình phạt từ 3 tháng - 2 năm. Với tội Vu Khống được quy định tại Điều 156 bộ Luật hình sự năm 2015, nếu như dùng Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội thì khung hình phạt từ 1-3 năm".
Nguyễn Sin vạch trần vụ Hồng Đăng, Hồ Hoài Anh được về nước: Chỉ cần có tiền! Jennie10:33:41 08/08/2022Trước vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm này, cựu hiệp sĩ đường phố Nguyễn Sin cũng đăng đàn với giọng điệu mỉa mai: Đại đa số mấy vụ liên quan đến hấp diêm hay mua bán diêm gì đó bên trời Tây thì chỉ cần tìm đội luật sư giỏi
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Báo cáo