Vụ bé trai 10 tuổi rơi xuống trụ bê tông sâu 35m: Mẹ ruột khóc ngất, cứu hộ trắng đêm tìm nạn nhân
12 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Ngày 16-1, công tác cứu hộ bé trai bị mắc kẹt trong trụ bê tông sâu 35 m bước vào ngày thứ 17. Công tác cứu hộ vẫn đang được diễn ra khẩn trương trước dịp Tết Nguyên Đán đang tới gần.
Tổ Điều hành cứu hộ công trình cầu Rọc Sen vẫn đang tiếp tục đào đất bằng gầu cạp. Trong quá trình đào lực lượng có sử dụng bentonite để giữ ổn định thành vách đến độ sâu -19 m so với đầu cọc bê tông (còn 5 m là đến đầu đốt cọc số 3).
Do chiều dài tự do đầu cọc lớn nên phải cắt mối nối 1 và đưa đốt 1 lên khỏi hố móng, bịt kín đầu cọc đoạn 2 vào rạng sáng cùng ngày để tránh cọc bị đổ nghiêng.
Tổ điều hành chia sẻ, ngày 15/1, lực lượng chức năng đào đất trong lòng hố khung vây ván thép. Do đất cứng, dính chặt thiết bị nên tiến độ chậm hơn so với dự kiến.
Theo kế hoạch, ngày 16/1, khi công việc lấy đất xong sẽ dùng búa rung hạ ống vách thép D2000 bao quanh trụ bê tông thay cho ống vách thép D1600 đã rút lên trước đó. Dự kiến ống vách thép D2000 đóng xuống độ sâu 26m.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Lê Hoàng Bảo - Giám đốc Sở Giao thông Vận tải, Tổ trưởng Tổ điều hành cứu nạn, cứu hộ công trình cầu Rọc Sen cho biết: "Tới thời điểm hiện tại, công tác cứu hộ, đưa bé trai ra ngoài đang đi đúng hướng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, chúng tôi đã bỏ 1 bước là không dùng ống vách D1000".
Ông Bảo chia sẻ, từ khi chốt phương án nhấc trụ bê tông lên mặt đất theo góp ý từ các chuyên gia Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Xây dựng và các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực cầu, đường, Tổ điều hành cứu hộ, cứu nạn cầu Rọc Sen nỗ lực ngày đêm, thậm chí dầm mưa để thi công với mục đích sớm đưa nạn nhân lên mặt đất.
Đến 3h30 ngày 16/1, đội thi công đã nhấc đoạn 1 của trụ bê tông, nơi bé trai lọt xuống hố sâu.
Như vậy, sau 17 ngày xảy ra sự việc tại công trình cầu Rọc Sen, xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp, bé trai vẫn chưa được đưa lên mặt đất.
Lãnh đạo Sở TT&TT Đồng Tháp cũng cho biết, những người thực thi nhiệm vụ làm việc với phương châm đảm bảo an toàn tuyệt đối là trên hết.
Về phương án thực hiện, căn cứ tình hình thực tế tại công trình, tổ điều hành cứu nạn, cứu hộ công trình cầu Kênh Rọc Sen đã thay cọc ván thép 12m bằng loại 18m.
Đồng thời tổ điều hành bổ sung thêm các thiết bị phục vụ công việc như gầu cạp đất, cẩu 80 tấn, đầu khoan cọc nhồi đường kính 0,6 - 1m, ống vách đường kính 1m và 2m,...
Trước đó, ngày 7/1, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức cuộc họp với các chuyên gia Bộ GTVT, Bộ Xây dựng và những đơn vị có kinh nghiệm hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng cầu, đường tại Việt Nam, bàn về giải pháp nhấc trụ bê tông lên mặt đất.
Hoạt động cứu nạn, cứu hộ vẫn diễn ra khẩn trương đồng thời phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho lực lượng thực hiện nhiệm vụ.
Mặc dù đã sau nhiều ngày xảy ra vụ việc, đến nay, báo chí cũng đăng tải rất nhiều hình ảnh về quá trình giải cứu bé Hạo Nam, thế nhưng, nhiều người vẫn đặt ra câu hỏi vì sao bé trai nặng hơn 22kg lại lọt trụ bê tông có đường kính 25cm?
Hình ảnh, video ghi lại cảnh cứu bé trai ở thời điểm đầu, lộ rõ mô đất có hố "tử thần", miệng hố khoảng 60-70cm. Đây là nguyên nhân bé trai lọt trụ bê tông cắm sâu xuống đất 35m. Nhưng vì sao có hố "tử thần" này tại công trình?
Theo lời một công nhân tham gia đóng cọc tại công trình, đội thi công của anh thực hiện việc đóng cọc trụ bê tông hai bên mố cầu Kênh Rọc Sen. Phần việc này đội thi công thực hiện từ tháng 11/2022, mỗi mố cầu đóng 18 trụ bê tông dài 35m. Đến ngày 29/12, trụ cuối cùng bên bờ phải Kênh Rọc Sen (phía bờ cháu trai lọt trụ bê tông) đã đóng xong.
Công nhân Đoàn Tuấn Em, 33 tuổi, quê Cà Mau, cho biết, 18 trụ bê tông đóng xong, công nhân đều dùng đất đắp lại. Từ mặt đất đến miệng trụ bê tông dày từ 2-3m. Bởi thế theo Tuấn Em và nhiều công nhân khác không lý giải được vì sao có hố "tử thần" trên khiến bé Nam lọt xuống.
Tuy nhiên, anh Tuấn Em và anh Hoàng Anh Việt - công nhân trong đội thi công đóng cọc - cho rằng, lớp đất đắp trên mặt trụ bê tông có thể bị lở ra do phương tiện di chuyển qua lại, vì thời gian trước khi xảy ra vụ tai nạn, trời không mưa.
"Khi đóng cọc xong, anh em phải lấp đất lại, vì đơn giản là tự bảo vệ mình khỏi lọt chân. Một trụ bị hở miệng có thể do phương tiện di chuyển qua (mỗi phương tiện nặng trên 60 tấn) tạo rung lắc", Tuấn Em nói.
Anh Việt chia sẻ thêm, khi đội di dời qua bờ sông đối diện để thi công cọc, lúc này công nhân, máy móc đã tập trung bên bờ đối diện. Khi đóng được cọc thứ nhất, thì xảy ra sự việc cháu trai lọt trụ bê tông.
Theo lời những công nhân có mặt tại hiện trường từng tham gia cứu bé Hạo Nam, lúc xảy ra sự vụ, anh em công nhân nghỉ trưa, chuẩn bị ăn cơm. Và trước đó, nhóm trẻ này đã từng được nhắc nhở khi lén vào công trình.
Lời giải thích trên chỉ là một phía từ những người có mặt ở hiện trường. Dư luận vẫn đang chờ câu trả lời của ngành chức năng về trách nhiệm của đơn vị thi công, quản lý dự án và đơn vị giám sát công trình này khi để xảy ra một vụ tai nạn nghiêm trọng.
Như Dân trí đã thông tin, khoảng 11h30 ngày 31/12/2022, Thái Lý Hạo Nam (10 tuổi) cùng 3 người bạn chung xóm vào công trình cầu Rọc Sen nằm trên đường tỉnh 857, xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình để nhặt sắt.
Khi cùng nhóm bạn đi qua công trình, Nam lọt trụ bê tông đã đóng sâu xuống đất khoảng 35m. Trụ bê tông rỗng bên trong, đường kính 25 cm.
Thấy vậy, nhóm bạn của Nam kêu cứu. Những người có mặt tại công trình đến ứng cứu nhưng bất thành.
Vụ bé trai 10 tuổi rơi xuống trụ bê tông 35m: Vẫn chưa thực hiện đề xuất của chuyên gia Nhật Rosé17:20:43 06/01/2023Rất nhiều ý kiến xoay quanh vụ việc cũng như tiến độ giải cứu cháu bé. Song, như lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp nhìn nhận, đây là sự cố hy hữu, chưa có tiền lệ gắn với nhiều yếu tố khách quan và chủ quan
12 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
24 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
18 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
10 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
0 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Báo cáo