Diễn biến nóng vụ bé trai lọt vào trụ bê tông: Phát hiện mới ở độ sâu 30m, Đồng Tháp có động thái
18 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Rất nhiều ý kiến xoay quanh vụ việc cũng như tiến độ giải cứu cháu bé. Song, như lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp nhìn nhận, đây là "sự cố hy hữu, chưa có tiền lệ" gắn với nhiều yếu tố khách quan và chủ quan.
Liên quan vụ bé trai 10 tuổi rơi xuống trụ bê tông sâu 35m không qua khỏi, chiều 5/1, ông Đoàn Tấn Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, cho biết, đoàn chuyên gia Nhật Bản đã đến hiện trường khảo sát và đưa ra phương án khả thi, song thiết bị ở đây chưa đáp ứng đủ. Ông Bửu cho hay, chiều 5/1, các lực lượng ứng cứu, cứu hộ có mặt xuyên suốt tại hiện trường, nhưng việc cứu hộ vẫn chưa hoàn tất do khó khăn kỹ thuật, cũng như các phương án đưa ra gặp trở ngại.
Mới đây, sau khi khảo sát, đoàn chuyên gia đã đưa ra phương án đưa thi thể bé Hạo Nam ra khỏi ống bê tông, kỹ thuật cứu hộ khả thi, song thiết bị chưa đầy đủ nên chưa thể thực hiện. Cụ thể, các chuyên gia Nhật Bản đề xuất dùng ống thép đường kính lớn hơn cọc bê tông đưa xuống độ sâu 24m, tiếp tục lấy hết đất bên trong ra.
Sau đó, cứu hộ sẽ đưa dây cáp xuống buộc vào ba đầu cọc cạnh các mối nối, kết nối thành một trục cùng với trụ thép dựng thẳng bên cạnh tạo thành lực kéo thẳng bằng kích thủy lực. "Đây chỉ là phương án do đoàn chuyên gia Nhật Bản đề xuất sau khi khảo sát hiện trường vụ tai nạn. Tuy nhiên, Đồng Tháp chưa thực hiện phương án này.
Chúng tôi vẫn đang thực hiện phương án là mở rộng miệng hố hàng chục mét xung quanh ống bê tông, để giảm áp lực cho đoạn đầu. Khi nào lấy lên đoạn đầu sẽ tính tiếp phương án. Nguyên nhân do cọc bê tông này cắm cách kênh chừng 5m, muốn khoét sâu xuống phải có mặt bằng rất lớn ước tính khoảng 60m", ông Bửu nói.
Rất nhiều ý kiến xoay quanh vụ việc cũng như tiến độ giải cứu cháu bé. Song, như lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp nhìn nhận, đây là "sự cố hy hữu, chưa có tiền lệ" gắn với nhiều yếu tố khách quan và chủ quan.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, những ngày qua, địa phương nhận được nhiều góp ý trong công tác cứu hộ bé trai rơi xuống trụ bê tông hôm 31/12/2022. Đặc biệt, các chuyên gia Nhật Bản được mời đến hiện trường để khảo sát, đánh giá hiện trạng để đưa ra giải pháp tốt nhất trên tinh thần sớm đưa thi thể bé trai lên mặt đất.
"Họ cũng đưa ra phương án kỹ thuật cứu hộ khả thi, nhưng thiết bị ở đây chưa đáp ứng đủ. Hiện các nhóm chuyên gia đang tiếp tục thảo luận chọn phương án tối ưu, phù hợp với điều kiện, năng lực, thiết bị nên công tác đưa trụ bê tông lên mặt đất có phần chậm hơn so với dự kiến", ông Bửu nói.
Ông Bửu xác nhận: Hiện nay địa phương đang huy động thêm một số phương tiện, máy móc, trong đó có cẩu 120 tấn từ nơi khác đến hiện trường để dự phòng. Tuy nhiên do địa hình đồng ruộng nên việc vận chuyển thiết bị gặp nhiều khó khăn.
Về vị trí bé Hạo Nam mắc kẹt, theo ông Bửu, đoạn đầu của ống trụ bê tông ít có khả năng bé mắc kẹt lại. Lực lượng cứu hộ phán đoán bé kẹt ở đoạn thứ hai và đang thăm dò. Trung tá Trần Văn Giỏi, Phó đội trưởng Đội công tác cứu hộ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ - Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh Đồng Tháp cho biết: Khi tiếp cận hiện trường có nhiều phương án đặt ra, trong đó có việc thả dây chuyên dụng xuống cọc bê tông kéo bé lên. Thế nhưng đường kính cọc bê tông quá nhỏ, nạn nhân bị kẹt cứng và nhân viên cứu hộ không thể tiếp cận được để luồn dây qua người nên không thể thực hiện phương án này.
Dư luận thắc mắc tại sao một đứa bé 10 tuổi lại có thể rơi xuống trụ bêtông có đường kính nhỏ như thế, đó là một câu chuyện không thể xảy ra! Nhưng, camera công trường cầu Rọc Sen cho thấy sự thật đã diễn ra. Cháu bé 10 tuổi, chỉ nặng hơn 20kg đã rơi xuống cọc bêtông sâu 35m.
Tại khu vực xảy ra tai nạn ở xã Phú Lợi, theo nhiều người dân địa phương, trong quá trình thi công, đơn vị thi công có giăng dây xung quanh công trường nhưng do nơi làm cầu nằm sát lộ và cạnh ruộng của người dân nên thỉnh thoảng một vài người đi làm ruộng, trẻ em vào công trường là chuyện không thể ngờ.
Vụ bé Hạo Nam rơi xuống trụ bê tông 35m: Bước sang ngày thứ 10, vẫn chưa đưa được xác lên Rosé11:12:25 10/01/2023Đặt câu hỏi vì sao việc cứu hộ, cứu nạn lại kéo dài như vậy? Ông Bảo cho biết, việc kéo một cọc bê tông đã đóng sâu 35m từ dưới lòng đất lên không đơn giản. Địa chất tại công trường là đất sét, khi cọc đóng xuống, đất sét bám chặt...
18 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Báo cáo