Vụ bà Nguyễn Phương Hằng: Công an được gia hạn tạm giam bao nhiều lần?
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Trước khi ra Quyết định tạm giam bà Hằng, các cơ quan chức năng đã điều tra, củng cố chứng cứ đầy đủ, vững chắc. Trong quá trình xác minh, CQĐT Công an TP HCM đã làm việc liên tục 5 tháng, hệ thống hóa những vi phạm của bà Hằng.
Ngày 22/6, một nguồn tin của Báo Người Lao Động xác nhận Công an TP HCM vừa ra Quyết định gia hạn điều tra lần 1, thời hạn 2 tháng đối với bị can Nguyễn Phương Hằng (SN 1971, CEO Công ty CP Đại Nam).
Trong vụ án này, bà Nguyễn Phương Hằng bị nhiều cá nhân tố cáo hành vi vu khống, xúc phạm danh dự trên mạng xã hội. Công an đang tiếp tục xác minh đơn tố cáo của bà Đặng Thị Hàn Ni (công tác tại Báo Sài Gòn Giải Phóng), bà Nguyễn Thị Mỹ Oanh (ca sĩ Vy Oanh), ông Nguyễn Đức Hiển (Phó Tổng Biên tập Báo Pháp luật TP HCM) cùng nhiều người khác là các nghệ sĩ, ca sĩ, diễn viên bị bà Hằng "réo" tên trong các buổi phát sóng trực tiếp.
Trước khi ra Quyết định tạm giam bà Hằng, các cơ quan chức năng đã điều tra, củng cố chứng cứ đầy đủ, vững chắc. Trong quá trình xác minh, CQĐT Công an TP HCM đã làm việc liên tục 5 tháng, hệ thống hóa những vi phạm của bà Hằng.
Xuyên suốt quá trình bà Nguyễn Phương Hằng livestream, các cơ quan chức năng đã mời bà Hằng lên nhắc nhở, khuyến cáo (ít nhất 4 lần). Tuy nhiên, bà Nguyễn Phương Hằng né tránh, tỏ thái độ thách thức, không chấp hành khuyến cáo, phân tích của các cơ quan chức năng.
Theo Cơ quan CSĐT, trong quá trình điều tra từ ngày khởi tố, bắt tạm giam (3 tháng) đối với bà Nguyễn Phương Hằng, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã xác định có nhiều người đã giúp sức, hỗ trợ bị can trông việc chuẩn bị nội dung, lên kịch bạn, quản lý và sử dụng tới 12 kênh MXH để bà Phương Hằng livestream những nội dung không đúng sự thật, vu khống, xúc phạm đời tư nhiều cá nhân.
Qua đó, Cơ quan CSĐT vẫn đang tiếp tục lấy lời khai, điều tra mở rộng và xem xét vai trò các đồng phạm (một số cá nhân và chủ kênh YouTube). Bà Hằng đã lợi dụng sức ảnh hưởng của bản thân, sử dụng chức năng của mạng xã hội trên internet, tổ chức nhiều buổi phát trực tiếp nội dung thông tin không kiểm chứng, liên quan đến đời tư của người khác. Trong đó sử dụng những ngôn từ mang tính chất nhục mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác....
Bên cạnh đó, dư luận cũng lên án mạnh mẽ, trong đó nhiều cử tri bức xúc cho rằng trường hợp "gần gũi" với bà Nguyễn Phương Hằng và có những lời lẽ xúc phạm người khác, đó là ông Đặng Anh Quân (hiện là tiến sĩ luật, giảng viên Trường Đại học Luật TPHCM), mặc dù ông này đang làm công tác giáo dục, dạy dỗ, hướng dẫn sinh viên lại có những phát ngôn thiếu chuẩn mực...
Ngoài ra, trên mạng xã hội liên tiếp xuất hiện nhiều thông tin sai sự thật, cho rằng sau khi Công an TP.HCM khám xét nơi ở, bà Hằng đã "được thả về và chỉ bị phạt hành chính".
Vào thời điểm sau khi khởi tố vụ án, khởi tố thi hành lệnh bắt tạm giam bị can, Công an TP.HCM khẳng định thông tin bà Nguyễn Phương Hằng được tại ngoại, được bảo lãnh hay bà này chỉ bị phạt 1,5 triệu đồng... đăng tải trên mạng là sai sự thật.
Do vụ việc cùng nội dung, tính chất, người tố cáo và người bị tố cáo với vụ án mà Công an TPHCM đang giải quyết, nên Công an tỉnh Bình Dương đã chuyển đến nhập chung vào cùng vụ án để Cơ quan CSĐT Công an TPHCM đang thụ lý điều tra. Hiện Công an TP.HCM vẫn đang tiếp tục mở rộng điều tra, mời một số người có dấu hiệu đồng phạm với bà Phương Hằng lên làm việc.
Trong vụ án bà Nguyễn Phương Hằng đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi lộng ngôn, cho mình quyền lực ảo trên mạng xã hội là rất nguy hiểm mà vụ án như nêu trên.
Hiện nay, có thể nhắc lại để nhiều người quan tâm bởi các chế tài, xử phạt đề ra là rất rõ ràng khi tham gia trên mạng xã hội. Cụ thể là theo Điểm a, Khoản 1, Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực "bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử", các hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân... bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng.
ĐH Luật TP.HCM chính thức lên tiếng về Tiến sĩ Đặng Anh Quân: Vẫn công tác bình thường Rosé11:40:39 27/06/2022Khi cơ quan Nhà nước xử lý hành chính về vi phạm an ninh mạng hay khởi tố ông Quân thì nhà trường mới có cơ sở để xử lý theo luật viên chức. Còn nhà trường không có thẩm quyền xác định người đó vi phạm pháp luật
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
15 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
6 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Báo cáo