Xôn xao ô tô gắn bánh xe máy chạy bon bon trên đường Cà Mau, lý giải nguyên nhân
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Luật sư Hoàng Tùng cho rằng, Bộ luật tố tụng Hình sự quy định một số tội phạm chỉ được khởi tố theo yêu cầu của bị hại. Điều đó có nghĩa là cơ quan có thẩm quyền phải nhận được yêu cầu của bị hại mới được khởi tố vụ án, nếu không việc khởi tố này là trái pháp luật.
Liên quan đến clip người đàn ông bị "ra tay" trên tàu cá, luật sư Hồ Nguyên Lễ, Giám đốc Công ty Luật Tín Nghĩa (TP.HCM) cho rằng, qua xem xét báo cáo của UBND huyện Trần Văn Thời, các nạn nhân thực tế đã có hậu quả thương tích. Mặc dù qua làm việc, cả anh T.V.T (47 tuổi, ngụ xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang) và anh Lê Văn B (30 tuổi, quê huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang) không yêu cầu xử lý hình sự nhưng với hậu quả thương tích như trên thì cơ quan công an khi tiếp nhận thông tin trình báo phải tiến hành đưa đi giám định tỷ lệ thương tật theo quy định.
Diễn biến vụ việc, ngày 28/5, anh B. đến Công an thị trấn Sông Đốc trình báo về vụ việc bản thân bị gây thương tích trên ghe đánh bắt thủy sản mang BKS: BT 97993-TS. Đến ngày 30/5, đến lượt ông T. đến Công an thị trấn Sông Đốc để trình báo sự việc tương tự.
Sau khi nắm vụ việc, Công an thị trấn Sông Đốc đã 3 lần yêu cầu bà Hà điều ghe vào bờ để làm rõ vụ việc nhưng bà Hà chưa đưa ghe vào bờ để làm việc. Theo báo cáo của UBND huyện Trần Văn Thời, hiện ghe chưa vào bờ nên cơ quan chức năng vẫn chưa làm việc được với các đối tượng trên ghe.
Trao đổi với PV, Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời, ông Trần Tấn Công cho biết, hiện huyện đã báo cáo vụ việc lên UBND tỉnh Cà Mau đồng thời chỉ đạo cơ quan chức năng tiến hành điều tra làm rõ vụ việc. Trong khi đó, phía UBND tỉnh Cà Mau chiều ngày 17/11 cũng đã có văn bản hỏa tốc về việc kiểm tra, xác minh thông tin ngư dân bị "ra tay" trên tàu cá.
Liên quan đến vụ việc trên, luật sư Hoàng Tùng (Trưởng Văn phòng Luật sư Trung Hòa - Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, khởi tố vụ án hình sự là hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng xác định có sự việc phạm tội để tiến hành điều tra phát hiện tội phạm. Căn cứ Điều 143 BLTTHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, cơ quan có thẩm quyền chỉ được khởi tố vụ án khi xác định có dấu hiệu tội phạm. Như vậy, yêu cầu của bị hại chỉ là điều kiện chứ không phải là căn cứ khởi tố.
"Do đó, nếu chỉ có yêu cầu khởi tố mà không có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan chức năng không được khởi tố vụ án hình sự. Trong trường hợp nếu có dấu hiệu tội phạm nhưng rơi vào trường hợp cần yêu cầu của người bị hại mà không có yêu cầu khởi tố của bị hại thì không khởi tố vụ án hình sự.
Ngược lại, nếu có dấu hiệu tội phạm nhưng không rơi vào trường hợp cần yêu cầu của bị hại thì dù bị hại không yêu cầu khởi tố thì hành vi có dấu hiệu tội phạm vẫn sẽ bị khởi tố", luật sư Tùng phân tích.
Tuy nhiên, luật sư Hoàng Tùng cho rằng, Bộ luật tố tụng Hình sự quy định một số tội phạm chỉ được khởi tố theo yêu cầu của bị hại. Điều đó có nghĩa là cơ quan có thẩm quyền phải nhận được yêu cầu của bị hại mới được khởi tố vụ án, nếu không việc khởi tố này là trái pháp luật.
Cũng theo luật sư Hoàng Tùng, trong trường hợp bị khởi tố, nhóm đối tượng trên có thể sẽ phải đối diện với tội Cố ý gây thương tích hoặc Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại Điều 134 BLTTHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 (trừ Khoản 1 Điều này).
Các anh T., anh B. là những người làm công cho chủ ghe, trong khi đó con của chủ ghe là người trực tiếp gây thương tích đối với nạn nhân. Khi đi biển, các anh T,, B. hoàn toàn lệ thuộc vào tài công về vật chất, về tinh thần nên nạn nhân không thể tự mình bảo vệ trên biển và đến khi về đến đất liền mới trình báo Công an.
Luật sư Lễ lý giải thêm: "Người nào đối xử mất nhân tính hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên thì bị xử lý theo tội 'ra tay' với người khác".
Vấn đề đặt ra là sau nhiều tháng không giám định, nếu các vết thương đã lành thì còn giám định tỷ lệ thương tật được không?, luật sư Lễ cho hay, việc giám định đối với yêu cầu "tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe" là giám định bắt buộc theo quy định Bộ luật Tố tụng Hình sự tại Điều 206, nên dù vết thương đã lành thì vẫn có thể tiến hành giám định để làm căn cứ xử lý theo quy định pháp luật.
Đối với trường hợp bị hại từ chối giám định thì sẽ bị dẫn giải, áp giải đi giám định theo quy định Bộ luật Tố tụng Hình sự tại điểm b khoản 2 Điều 127 quy định về "áp giải, dẫn giải". Cụ thể, dẫn giải có thể áp dụng đối với "người bị hại trong trường hợp họ từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan...".
Diễn biến nóng vụ ngư dân bị ra tay tàn bạo trên tàu cá ở Cà Mau Jisoo16:04:12 29/12/2022Sau khi sự việc xảy ra, Bình Dương Văn Bình nhận 150 triệu đồng từ chủ tàu cá để bồi thường cho ông Trung. Tuy nhiên, nạn nhân chỉ nhận được 20 triệu đồng trong số tiền bà Phạm Thị Hà (ngụ huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) bồi thường
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
6 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Báo cáo