Vụ 5 bệnh viện từ chối cấp cứu khiến bệnh nhân tử vong: Công an vào cuộc
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Truyền thông đưa tin, Ấn Độ đang gấp rút kiểm soát đợt lây nhiễm virus Nipah, loại virus hiếm với tỷ lệ tử vong cao hơn nhiều so với Covid-19 khiến người dân lo lắng.
Theo đó, một thiếu niên 12 tuổi tử vong vì virus Nipah tại một bệnh viện ở Kerala - bang phía nam Ấn Độ và là nơi đối phó với đại dịch Covid-19. Bệnh nhân đã đến 2 bệnh viện trước khi qua đời. Số người tiếp xúc với bệnh nhân có thể lên tới hàng trăm người.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các đợt bùng phát dịch Nipah trước đây cho thấy tỷ lệ tử vong vì virus này vào khoảng 40-75%, biến Nipah trở thành virus có tỷ lệ tử vong cao hơn nhiều so với SARS-CoV-2. Các quan chức y tế từ lâu đã lo ngại rằng virus Nipah có nguy cơ gây ra đại dịch toàn cầu.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Ấn Độ cho biết: "Virus đã được chứng minh là có khả năng lây lan từ người sang người trong đợt bùng phát này, làm dấy lên lo ngại về khả năng Nipah gây ra đại dịch toàn cầu".
Hơn 100 người tiếp xúc với bệnh nhân đã bị buộc phải cách ly, 48 người trong số họ đang được theo dõi tại bệnh viện ở Kerala. Các nhà chức trách cũng thực hiện việc kiểm tra từng nhà và truy vết tiếp xúc. Giới chức y tế đang khẩn trương xét nghiệm những người tiếp xúc với bệnh nhân với số lượng nhiều nhất có thể. Mẫu xét nghiệm lấy từ những người tiếp xúc chính với bệnh nhân, gồm các thành viên trong gia đình và nhân viên y tế, đều cho kết quả âm tính.
Virus Nipah lần đầu tiên được phát hiện ở Malaysia và Singapore vào năm 1999. Ổ dịch bùng phát với gần 300 ca nhiễm trên người và hơn 100 trường hợp tử vong. Hơn 1 triệu con lợn đã bị giết để giúp kiểm soát dịch bệnh, gây ra "tác động đáng kể về kinh tế".
Các triệu chứng chính của người nhiễm virus Nipah cũng tương tự người mắc Covid-19, bao gồm sốt, ho, đau họng và khó thở. Người bị nhiễm bệnh cũng thường bị viêm não hoặc phù não. Nếu may mắn sống sót, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng thần kinh dai dẳng như co giật và thay đổi tính cách.
Hiện chưa có vắc xin hoặc thuốc điều trị virus Nipah. Bệnh nhân nếu nhiễm virus chỉ được chăm sóc y tế. Việc phát hiện người nhiễm virus Nipah thường gặp nhiều khó khăn do các triệu chứng ban đầu không rõ ràng. Trong khi đó, việc phát hiện bệnh và chẩn đoán sớm đóng vai trò rất quan trọng trong việc gia tăng cơ hội sống sót cho người bệnh và ngăn ngừa lây nhiễm cho người khác. Báo India Today của Ấn Độ cảnh báo: "Bản chất của việc nhiễm virus Nipah là nếu đợt bùng phát dịch vượt ngoài tầm kiểm soát, nó có thể gây ra mối đe dọa lớn hơn đối với sức khỏe cộng đồng so với đại dịch Covid-19".
Theo WHO, hiện chưa có phương pháp điều trị hoặc vaccine chống virus Nipah. Cách duy nhất để người bệnh có thể phục hồi là sử dụng liệu pháp hỗ trợ. Tiến sĩ Pavithra cho biết phác đồ điều trị cho người nhiễm virus Nipah bao gồm nghỉ ngơi, bổ sung nước và điều trị các triệu chứng khi chúng xuất hiện. Một số biện pháp phòng ngừa như thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước; không ăn trái cây bị rụng hoặc có dấu hiệu bị động vật cắn; rửa sạch, gọt vỏ trái cây và nấu chín rau, củ trước khi ăn. Ngoài ra, người dân cần tránh tiếp xúc với người nhiễm NiV; tránh tiếp xúc với lợn các khu vực có nhiều dơi.
Theo tiến sĩ S.N. Aravinda, chuyên gia Tư vấn Nội khoa tại bệnh viện Aster RV, Bangalore, người lớn tuổi, nam giới và người có bệnh về hô hấp khả năng nhiễm NiV cao hơn. WHO cho biết Thái Lan, Philippines, Campuchia, Indonesia, Ghana và Madagascar có nguy cơ lây nhiễm NiV cao vì có ổ chứa tự nhiên của virus.
NiV lần đầu tiên xuất hiện ở Ấn Độ tại thành phố Kozhikode vào tháng 5/2018. Giới chức ghi nhận 17 trường hợp tử vong và 18 ca nhiễm. Tháng 6/2019, thành phố Kochi ở miền Tây Nam Ấn Độ ghi nhận một sinh viên 23 tuổi dương tính virus Nipah, song người này đã được cách ly nhanh chóng và phục hồi sau đó. Virus Nipah được phát hiện ở Ấn Độ 5 lần, trong đó ba lần xuất hiện ở thành phố Kerala.
Bác sĩ Pavithra, chuyên gia tư vấn Nội khoa tại bệnh viện Columbia Asia Hebbal (đơn vị trực thuộc bệnh viện Manipal), Bangalore, giải thích tại sao Kerala là một trong những điểm nóng của dịch bệnh. Theo đó, Kerala có diện tích rừng rậm rạp và hệ sinh thái phong phú so với các thành phố khác. Đây là môi trường sống thích hợp cho tất cả các loài động vật, bao gồm nhiều loài dơi ăn quả, tạo điều kiện để virus Nipah phát triển.
Nipah là loại virus lây truyền từ động vật như dơi, lợn sang người hoặc từ người bị nhiễm bệnh sang người khác. Song NiV hoạt động mạnh hơn trong cơ thể của động vật. Virus Nipah lần đầu tiên xuất hiện ở Malaysia vào năm 1999. Kể từ năm 2001, hầu như hàng năm Bangladesh đều trải qua các đợt bùng phát virus Nipah.
Theo WHO, loài dơi Pteropus, hay còn gọi là dơi ăn quả, là vật chủ tự nhiên của virus. Con người có nhiều khả năng mắc bệnh nếu ăn phải các loại trái cây bị nhiễm nước tiểu hoặc nước bọt của loài dơi này. WHO cho biết virus Nipah có thể truyền sang người nếu tiếp xúc với chất tiết ra từ động vật nhiễm bệnh.
Hiện Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Quốc gia (NCDC) của Ấn Độ xác định được 188 người tiếp xúc với bệnh nhân 12 tuổi ở Kozhikode trước khi cậu bé qua đời. Trong đó 20 người được xếp vào nhóm có nguy cơ nhiễm bệnh cao và hai nhân viên y tế xuất hiện triệu chứng nhiễm NiV.
Bang Kerala từng ứng phó với đợt bùng phát dịch do virus Nipah hồi năm 2018. Hơn 10 người đã thiệt mạng trong đợt dịch này. Việc đối phó với virus Nipah lần này ở Kerala gặp khó khăn nhiều hơn do bang đang phải vật lộn với việc kiểm soát dịch Covid-19. Kerala ghi nhận gần 20.000 ca mắc Covid-19 trong ngày 6/9, chiếm phần lớn trong tổng số 31.222 ca nhiễm mới trong ngày tại Ấn Độ.
Vợ mất vì Covid-19 khi đang mang thai, chồng F0 nuôi 3 con thơ, đứa bệnh tật đứa nằm lồng kính Hà Hà23:33:50 01/09/2021Mới đây, mạng xã hội lan truyền câu chuyện thương tâm của gia đình anh Hoàng Ngọc Sỹ và chị Hoàng Thị Thùy Trang ở Bình Dương. Anh Sỹ hiện đang là F0, còn chị Trang đã qua đời vì Covid-19. Anh Sỹ và chị Trang quê ở làng Hội Yên - xã...
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Báo cáo