Cấn Mạnh Linh: Nam tiktoker thẳng mặt nhận xét về năng lực của Quang Linh Vlog
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Từng trải qua cuộc sống khó khăn, anh Việt Lê giờ đây đã có cuộc sống đầy đủ, giàu có như mong muốn. Đặc biệt, sở thích đeo vàng khắp người được anh lý giải như cách để nhớ về quá khứ khổ cực và cũng là động lực để tiếp tục làm việc.
Anh Việt Lê (51 tuổi, sống tại bang California, Mỹ) là chủ nhân tiệm nail nổi tiếng tại thành phố Allen, California với hơn 30 thợ người Việt Nam. Anh Việt có sở thích đeo vàng khắp người.
Mỗi khi công ty có tiệc, hoặc các dịp lễ lạt quan trọng, anh đều khoác lên mình đủ bộ nhẫn, vòng dày cộp, khắc hình con trâu, con rồng, chim phượng. Anh lý giải: "Con trâu tượng trưng cho sự chăm chỉ, cho sức mạnh, để nhắc nhở mình chăm "cày" còn con rồng con phụng là sự thành công, là cao quý. Số vàng này cũng nặng, mà mắc ở tiền gia công vì thợ làm rất cầu kỳ.
Mỗi lần có tiệc, tôi đều đeo để mọi người chiêm ngưỡng. Vì cuộc đời này ngắn ngủi lắm, tôi nghĩ mình có thì đeo cho xả láng, cho bõ những ngày nghèo khổ đi. Nhìn thấy vàng, tôi cũng có động lực làm việc hơn".
Có thể nói, cuộc sống hiện tại của anh Việt Lê là điều khiến nhiều người ao ước. Nhưng ít ai biết rằng để có được điều đó, anh đã trải qua những ngày tháng khó khăn trong quá khứ. Suốt những năm tháng ở nước ngoài, anh đã phải làm qua rất nhiều công việc nặng nhọc khác nhau. Thậm chí đến giờ khi nhắc lại, anh vẫn còn bồi hồi xúc động.
Anh chia sẻ: "Đầu tiên tôi làm rửa chén. Khi người phụ bàn mang đĩa dơ bỏ vào khu vực bồn rửa, tôi len lén bốc đồ ăn thừa để ăn. Làm cũng chăm lắm, mà kiếm không được bao nhiêu, tôi nhớ hoài còn bị mấy người nói: "Mày không học đại học, tương lai không có làm được gì đâu, chắc rửa chén suốt đời thôi".
Mẹ thấy tôi rửa chén cực quá, tối nào đi làm về cũng quần áo ướt sũng, hôi hám, kêu tôi kiếm việc khác làm. Thế là tôi xin chú kia người Việt cho theo ra chợ trời để thay pin đồng hồ. Từ sáng tới chiều là chỉ ăn 1 lần thôi: 1 cái hamburger, 1 trái chuối, 1 chai nước, rồi ngồi cả ngày thay pin hoài thay hoài vậy đó, lương 20 đô/ngày".
Sau đó, anh Việt xin vào khách sạn để... lau dọn toilet. Đối với anh, đó là thời điểm đen tối nhất của cuộc đời mình vì "ngày ngày phải quỳ xuống trước bồn cầu, có những cái khổ nhục khó nói nên lời. Nhưng rồi lại nghĩ có chết cũng phải chết ở quê nhà, không chết nơi xứ người, nên cắn răng làm tiếp".
Sau 6 năm làm việc ở khách sạn, ngôn ngữ của anh cũng cải thiện đáng kể, mức lương nâng lên 3,45 đô/giờ. Quản lý thấy anh ngoan ngoãn, chịu khó nên chuyển cho anh làm phục vụ ngoài hành lang, chỉ phải dọn giặt ga giường. Dần dần, anh lại chuyển sang làm đầu bếp nhà hàng, chạy xe nâng,... để có thêm thu nhập. Nhưng vì không có bằng cấp, cũng không có danh phận gì, anh Việt khá rụt rè trong các mối quan hệ xã hội.
Anh được giới thiệu cho một cô gái ở Buôn Mê Thuột, học đại học, gia đình cũng khá. "Đến giờ tôi vẫn thấy biết ơn ba mẹ vợ, khi cho phép hai đứa yêu đương, rồi kết hôn, vì thời điểm đó tôi vẫn nghèo lắm. Hai người hẹn hò nhau, ở gần thì ít mà yêu xa thì nhiều.
Tôi ở Mỹ, muốn nói chuyện với cô ấy là phải đợi khuya khuya, ra đường đứng phơi sương đêm ngay bốt điện thoại công cộng để gọi về. Mà mình đâu có nhiều tiền nạp thẻ, cứ nói được mấy câu là hết, cô ấy lại hờn dỗi nói sao anh cúp máy hoài... Vậy mà cũng cưới được nhau".
Ngay cả khi đã kết hôn, hai vợ chồng anh Việt cũng đã có giai đoạn sống xa cách nhau. Mãi đến khi vợ sinh con đầu lòng, anh mới có thể rước hai mẹ con sang đoàn tụ. Nhưng vì thương con, lo sợ con dâu thay lòng nên bố mẹ anh đã giấu hết giấy tờ của con dâu, không cho chị đi làm. Mỗi ngày anh đi làm về đều thấy vợ khóc, điều này đã khiến hôn nhân của cả hai suýt chút tan vỡ. Lúc đó, anh cũng chỉ biết động viên vợ cố vượt qua, cố đi làm nhiều hơn để chăm lo gia đình.
Đến khi em bé được 6 tháng, vợ anh Việt quyết định ra riêng. Chị có một người cháu ở bang California hứa sẽ giúp đỡ, chỉ nghề nail cho làm. Gia đình chia đôi, vợ đem con đi, còn anh nuối tiếc công việc làm ổn định ở Florida, thương cha mẹ nên chứ chần chừ.
Vợ anh gọi điện, chỉ nói một câu mà khiến anh quyết định vứt bỏ mọi thứ để đoàn tụ: "Anh cứ trách móc em đủ điều, mà không nghĩ con cần có cha. Giờ con tập đi, được 2 - 3 bước nó té cái đùng vì không có cha bên cạnh". Câu nói như cứa vào tim, anh Việt quyết định vứt bỏ hết làm lại từ đầu.
Sang California, anh lại xin làm rửa chén, rồi có kinh nghiệm nấu nướng nên làm đầu bếp cho mấy quán ăn ở chợ, rồi làm bếp trưởng nhà hàng, mức lương khá cao. Sau 5 năm, anh cũng tự mở nhà hàng. Còn vợ anh, sau mấy năm làm thuê thì cũng đã được thăng hạng, làm chủ tiệm nail mà người cháu sang nhượng lại.
Nhà hàng của anh Việt làm ăn phát đạt. Khi anh mua lại, nhà hàng có giá 15.000 đô. Anh vận hành một thời gian, có người đến gạ bán với giá 60.000 đô. Thấy có lời, anh bán luôn.
Toàn bộ số tiền đó, anh đem về hùn với vợ, mở rộng tiệm nail. Tới giờ, hai vợ chồng anh đã duy trì tiệm nail được 11 năm, từ chỗ tiệm nhỏ tí xíu 3 - 4 thợ rồi 8 thợ, đến hiện tại là 30 thợ làm việc liên tục.
Anh tiết lộ, do kinh nghiệm lăn lộn nhiều nghề, trải qua nhiều vị trí, cuộc đời đã dạy anh cách điều hành, quán xuyến công việc kinh doanh, hiểu tâm lý khách hàng mà không cần qua trường lớp đào tạo.
Chiến lược của anh Việt gần như đi ngược lại với chiến lược của các tiệm nail nhỏ ở vùng lân cận. Ví dụ các tiệm nhỏ chỉ khi nào nóng quá mới mới mở điều hòa; còn tiệm của anh mở suốt ngày. Hoặc các chủ tiệm nhỏ hay có xu hướng bênh thợ, bỏ khách, nếu khách có phàn nàn về chất lượng thì vẫn bắt khách trả đủ, có người còn đu theo xe để đòi tiền; còn tiệm của vợ chồng anh, nếu khách không hài lòng thì sẽ không tính tiền.
Nhưng anh luôn giải thích, yêu cầu khách phải giao hẹn rõ ràng với thợ trước khi họ làm, tránh phiền toái lần sau... Theo anh, kinh doanh ở Mỹ không dễ, nhất là ngành dịch vụ, phải có sự linh hoạt và hiểu biết nhất định về khách hàng đến từ các sắc tộc, nền văn hóa khác nhau.
Bên cạnh đó, anh cũng quan niệm rằng các anh chị em trong tiệm là ân nhân lớn của mình. Vì dù có vốn mạnh nhưng không có người làm gắn bó với mình thì cũng khó lòng đạt được thành công.
Hiện tại, sau gần 30 năm lăn lộn làm việc tại Mỹ, anh Việt Lê và gia đình đã ổn định kinh tế, thậm chí có chút dư dả. Đối với anh, gia đình là động lực lớn nhất để vượt qua những khoảnh khắc khó khăn trong đời, và cũng là "báu vật" khiến anh gia công chăm chút nhiều nhất.
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Báo cáo