Bi kịch của "đệ nhất mỹ nữ" nhà Thanh: Sống xa chồng vì Từ Hi Thái hậu sủng ái
6 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Lần đầu đi tàu hỏa vào năm 1881, Từ Hi Thái hậu đã ra những quy định cực kỳ oái ăm khiến ai nấy đều "khóc không ra nước mắt". Được biết, khi ấy bà muốn về quê hương Phụng Thiên ở phía Đông Bắc để tế tổ.
Là người cai trị thực sự vào cuối triều đại nhà Thanh, Từ Hi Thái hậu đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử Trung Quốc. Cuộc sống của vị Lão Phật gia đầy rẫy những mâu thuẫn và tranh cãi. Bà khát khao quyền lực và sự kiểm soát mãnh liệt, nhưng lại bị ràng buộc sâu sắc bởi những quan niệm truyền thống. Những đặc điểm này đã được phản ánh trong cuộc sống và sự thống trị của bà.
Ngày nay, khi nhắc đến Từ Hi Thái hậu, ấn tượng của hậu thế về bà đa phần đều là lối sống xa hoa và tư duy bảo thủ. Dân gian có rất nhiều lời đồn đại về vị Thái hậu khét tiếng này, chẳng hạn như lần đầu tiên đi tàu hỏa, bà đã đưa ra hàng loạt quy định khiến văn võ bá quan ai cũng "khóc không ra nước mắt".
Được biết, khi đại thần triều đình Lý Hồng Chương đề xuất với Từ Hi Thái hậu xây dựng tuyến đường sắt ở phía Đông Bắc, ban đầu bà đã từ chối kế hoạch này. Ngoài việc bài trừ loại công nghệ đến từ phương Tây, bà còn lo lắng hơn rằng việc xây dựng tuyến đường sắt sẽ hủy hoại vận mệnh quốc gia của nhà Thanh.
Bởi theo Từ Hi, vùng Đông Bắc là vùng đất "Long hưng chi địa" của Thanh triều, việc xây dựng một đoàn tàu sẽ gây xáo trộn "long mạch". Quan niệm này rõ ràng là bảo thủ, phản ánh sự xem trọng của bà đối với tín ngưỡng và văn hóa truyền thống.
Tuy nhiên, thời gian trôi qua, trước những lời đề nghị và áp lực liên tục từ Lý Hồng Chương, Từ Hi Thái hậu cuối cùng đã đồng ý với kế hoạch xây dựng tuyến đường sắt mà ban đầu bản thân khăng khăng từ chối.
Đoàn tàu này được mua từ Đức với chi phí rất lớn, tổng cộng có 16 toa, bên ngoài đều sơn màu tượng trưng cho hoàng thất, nhìn từ xa giống như một con rồng nằm hiên ngang. Các toa tàu cũng được trang trí lộng lẫy như cung điện hoàng gia.
Năm 1881, Từ Hi Thái hậu muốn về quê hương Phụng Thiên của mình ở phía Đông Bắc để tế tổ. Vì đường xa và tuổi già sức yếu, lại đúng lúc tuyến đường sắt Bắc Kinh-Trương Gia Khẩu từ Bắc Kinh về phía Đông Bắc đã được tu sửa xong nên bà quyết định đi bằng tàu hỏa. Tuy nhiên, trước khi khởi hành, vị Lão Phật gia đã đưa ra 3 yêu cầu khiến quan viên ngỡ ngàng.
Thứ nhất, nhân viên trên tàu đều phải đứng để phục vụ Thái hậu trong suốt lộ trình. Sở dĩ có yêu cầu này là vì trong quan niệm của Từ Hi, chỉ hoàng đế và hoàng hậu mới được ngồi trên ghế, còn nhân viên thấp hèn không có quyền ngồi. Và nó này đã ăn sâu bám rễ và phản ánh tâm lý bảo thủ của vị Thái hậu về thứ bậc, trật tự trên dưới.
Thứ hai, nhân viên nam "không được là nam giới hoàn toàn". Bởi Từ Hi Thái hậu là nữ đại diện trong văn hóa truyền thống Trung Hoa, bà rất coi trọng đặc điểm giới tính của nam giới. Vì vậy, bà yêu cầu tất cả nhân viên nam phải trải qua "tịnh thân" như thái giám, nhằm đảm bảo sự trong sạch và phẩm giá của mình. Yêu cầu này rõ ràng là do việc duy trì địa vị và quyền lực của bản thân, cũng như sự ngờ vực và sợ hãi của bà trước đàn ông.
Thứ ba, tất cả nhân viên đều phải mặc quần áo thái giám. Theo lệnh của Từ Hi Thái hậu, tất cả nhân viên đều phải mặc quần áo thái giám, ngay cả người điều khiển tàu đến từ châu Âu cũng phải tuần thủ trước khi vào vị trí làm việc của mình.
Những bộ quần áo này được làm từ chất liệu cao cấp như lụa và có chất lượng rất tốt nhưng với người đàn ông mặc trang phục của thái giám thì ít nhiều cũng nảy sinh cảm giác khó chịu. Điều này rõ ràng là nhằm thỏa mãn sự phù phiếm và mong muốn kiểm soát của bà, cũng như để trừng phạt và làm n.hục nhân viên.
Những yêu cầu kể trên đã gây đau khổ và khó chịu vô cùng cực cho nhân viên công tác trên đoàn tàu hỏa. Họ phải đứng trong thời gian dài, phải phẫu thuật và mặc quần áo thái giám. Đó cũng thể hiện rõ ràng tâm lý độc đoán và bảo thủ của Từ Hi Thái hậu, khiến người người phẫn nộ.
Song độ tin cậy của những giai thoại này đã bị tranh cãi. Theo nghiên cứu của một số nhà sử học, các tài liệu như "Thanh Sử Thảo" hay "Thanh Thực Lục" không ghi lại tính xác thực của những câu chuyện này, thay vào đó, có thể là truyện dân gian hoặc những tin đồn cường điệu nhằm "phủ thêm lớp tăm tối" vào sự tàn ác của vị Thái hậu nức tiếng của Thanh triều mà thôi.
Từ Hi (1833 - 1908) thường được gọi là Từ Hi Hoàng thái hậu, Từ Hi Thái hậu, Tây Thái hậu hoặc Từ Hi Thái hoàng Thái hậu; là đệ nhất sủng phi của Thanh Văn Tông Hàm Phong Đế, sinh mẫu của Thanh Mục Tông Đồng Trị Đế, dưỡng mẫu của Thanh Đức Tông Quang Tự Đế và là tổ mẫu trên danh nghĩa của Tuyên Thống Đế.
Bà đã trải qua 5 đời Hoàng đế từ Thanh Tuyên Tông Đạo Quang Đế đến Tuyên Thống Đế và trở thành Hoàng thái hậu nhiếp chính của triều đình nhà Thanh cùng với Từ An Thái hậu khi Đồng Trị Đế lên ngôi. Sau khi Đồng Trị Đế qua đời, Thanh Đức Tông Quang Tự Đế lên ngôi, bà lại tiếp tục nhiếp chính.
Sau khi Quang Tự Đế qua đời, Từ Hi trở thành Thái hoàng Thái hậu dưới thời Tuyên Thống Đế. Vào năm 1861, Hàm Phong Đế mất, di chiếu cho Cố mệnh Bát đại thần cùng nhiếp chính cho vua mới là Đồng Trị Đế còn nhỏ tuổi.
Lúc này Từ Hi Thái hậu đã cùng Từ An Thái hậu - dưới sự giúp đỡ của Cung Thân vương Dịch Hân tạo nên chính biến phế trừ cả Tám đại thần nhằm đạt được quyền lợi chính trị trước mâu thuẫn gay gắt với Túc Thuận - người đứng đầu Tám vị đại thần, sử gọi là Chính biến Tân Dậu.
Sau sự kiện này, Từ Hi Thái hậu và Từ An Thái hậu đồng nhiếp chính cho Tân Hoàng đế, trở thành 2 vị Hoàng thái hậu duy nhất của triều đại Thanh thực hiện "Thùy liêm thính chánh".
Mật thư của Từ Hi Thái hậu chứa đựng sự thật gì mà chuyên gia khảo cổ giật mình? Hoa Tuyết19:35:23 20/04/2024Không thể phủ nhận một điều, dù Từ Hi đã mất và nhà Thanh cũng sụp đổ từ lâu nhưng những câu chuyện liên quan đến vị thái hậu cũng như triều đại này luôn nhận được sự quan tâm của hậu thế.
6 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
6 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Báo cáo