Vì sao Tử Cấm Thành vẫn 'bất tử' dù trải qua hàng trăm trận hỏa hoạn?

Hoàng Anh15:05 03/08/2022

 3  |  0 Thảo luận  |  Báo cáo

Theo dõi trên

Được xây dựng chủ yếu bằng gỗ, Tử Cấm Thành trải qua nhiều thế kỷ với hàng trăm cuộc hỏa hoạn kinh hoàng, thế nhưng ngày nay công trình vĩ đại này vẫn trường tồn với thời gian khiến nhiều người đặt ra câu hỏi người xưa đã làm gì để bảo tồn được Tử Cấm Thành vững chắc như vậy.

Vì sao Tử Cấm Thành vẫn bất tử dù trải qua hàng trăm trận hỏa hoạn? - Hình 1

Tử Cấm Thành là một trong những quần thể công trình kiến trúc cổ bằng gỗ được bảo tồn tốt nhất trên thế giới. Nhưng cũng chính vì là một công trình bằng gỗ khổng lồ, công tác phòng cháy chữa cháy luôn là ưu tiên hàng đầu. Hàng năm có một lượng lớn du khách đến thăm Tử Cấm Thành và họ phải tuân thủ quy định như cấm hút thuốc khi đến tham quan.

Theo thống kê, Tử Cấm Thành có 94 trụ nước chữa cháy cao áp, 4.866 thiết bị chữa cháy cùng 55 phương án chữa cháy được thiết lập. Trong thời đại công nghệ tiên tiến, việc phòng cháy chữa cháy cho Tử Cấm Thành vẫn là một khó khăn lớn. Vậy trong xã hội phong kiến chưa có công nghệ hay các thiết bị hiện đại, người xưa đã dùng cách nào để bảo vệ công trình kiến trúc bằng gỗ khổng lồ này?

Vì sao Tử Cấm Thành vẫn bất tử dù trải qua hàng trăm trận hỏa hoạn? - Hình 2

Tử Cấm Thành từng trải qua nhiều vụ cháy

Trên thực tế, Tử Cấm Thành đã từng xảy ra rất nhiều vụ cháy trong quần thể cung điện hùng vĩ này. Theo ghi chép lịch sử, xuyên suốt 24 triều đại nhà Minh và nhà Thanh đã xảy ra hơn 50 vụ cháy, 3 chính điện cũng đã bị hoả hoạn nhiều lần.

Những người thợ mộc tài hoa đã xây dựng nên một cung điện bằng gỗ nguy nga. Các thanh gỗ được ghép mộng với nhau có khả năng chống chịu động đất tuyệt vời. Nhưng chính điều này lại là một mối nguy tiềm tàng. Trong trường hợp hỏa hoạn, các bức tường không thể ngăn lửa, các cột gỗ và xà rất dễ bị cháy và gãy, khiến toàn độ cung điện sụp đổ.

Vì sao Tử Cấm Thành vẫn bất tử dù trải qua hàng trăm trận hỏa hoạn? - Hình 3

Ngoài các ngọn đuốc thắp sáng, sấm chớp là thủ phạm hàng đầu của nhiều vụ cháy trong Tử Cấm Thành. Nhiều công trình kiến ​​trúc cổ của Trung Quốc có mái cao chót vót. Những nét kiến ​​trúc này ẩn chứa nguy cơ bị sét đánh khi trời mưa giông. Ngoài ra, hoạ tiết phong thuỷ truyền thống của Trung Quốc cũng khiến chất liệu gỗ bị ẩm mốc và dễ nhiễm điện.

Hệ thống phòng cháy chữa cháy của Tử Cấm Thành

"Cắt băng vào mùa đông, tưới nước vào mùa hè, làm cỏ vào mùa xuân và dọn sạch lá vào mùa thu" là truyền thống phòng cháy của Tử Cấm Thành từ thời nhà Minh và nhà Thanh.

Vào mùa xuân và mùa thu, thảm thực vật trong Tử Cấm Thành sẽ được tưới nước làm ẩm đầy đủ. Cỏ dại, lá cây và rêu trên nóc cung điện cao hàng chục mét cũng được dọn sạch để đề phòng chúng bắt lửa gây ra hoả hoạn.

Vì sao Tử Cấm Thành vẫn bất tử dù trải qua hàng trăm trận hỏa hoạn? - Hình 4

Ngoài ra, những khu vực quan trọng trong cung sẽ được lợp mái bằng loại ngói tráng men, che đi những cấu trúc gỗ bên dưới nhằm giảm nguy cơ bị sét đánh và hoả hoạn.

Song, một khi hoả hoạn đã xảy ra thì cần phải có biện pháp chữa cháy cụ thể. Tử Cấm Thành có hai hệ thống cấp nước. Bên ngoài Tử Cấm Thành có sông Jinshui. Ngoài việc tô điểm thêm cho vẻ đẹp của Tử Cấm Thành, con sông có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước để dập lửa. Vào mùa đông, binh lính sẽ được sai đi đào những hố băng trên mặt sông để luôn sẵn sàng lấy nước khi cần.

Vì sao Tử Cấm Thành vẫn bất tử dù trải qua hàng trăm trận hỏa hoạn? - Hình 5

Đương nhiên, việc chữa cháy bên trong Tử Cấm Thành không đơn giản chỉ dựa vào con sông này. Tử Cấm Thành quá đỗi rộng lớn. Nếu một góc nào đó của cung điện bốc cháy, việc múc nước sông để dập lừa là bất khả thi.

Vì thế, các vị hoàng đế đã ra lệnh đúc các chum bằng sắt, đồng và đồng mạ vàng khác nhau. Các chum này luôn được đổ đầy nước quanh năm. Khi có hoả hoạn, nước trong chum sẽ được dùng để dập lửa kịp thời.

Vì sao Tử Cấm Thành vẫn bất tử dù trải qua hàng trăm trận hỏa hoạn? - Hình 6

Theo thống kê, Tử Cấm Thành có khoảng 308 chum lớn rải rác khắp nơi. Mỗi chum có thể chứa hơn 3.000 lít nước. Vào mùa đông, các thái giám có nhiệm vụ đốt lửa dưới đáy chum để ngăn nước bị đóng băng. Một số chum này vẫn được sử dụng để chứa nước và chữa cháy cho đến ngày nay.

Đội cứu hoả của Tử Cấm Thành được thành lập

Dưới triều đại của Hoàng đế Khang Hy, ông đã thiết lập một đội cứu hoả có tên Jitong, Đây là đội cứu hoả đầu tiên trong Tử Cấm Thành đặc biệt chịu trách nhiệm phòng cháy chữa cháy. Việc Hoàng đế Khang Hy chú trọng đến công tác phòng cháy chữa cháy khiến số vụ hoả hoạn trong triều đại của ông rất ít.

Vì sao Tử Cấm Thành vẫn bất tử dù trải qua hàng trăm trận hỏa hoạn? - Hình 7

Đến thời Hoàng đế Ung Chính, đội cứu hoả của Tử Cấm Thành có không dưới 300 người. Họ sử dụng một thiết bị chữa cháy cơ học đơn giản. Nhờ thiết bị này, nước có thể phun cao đến 20 mét, đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc chữa cháy. Điều đó cũng cho thấy trình độ phòng cháy chữa cháy trong Tử Cấm Thành lúc bấy giờ đã tương đối tiên tiến.

Vì là một công trình rộng lớn, người Trung Quốc vẫn gặp khó khăn khi di chuyển trong Tử Cấm Thành lúc xảy ra hoả hoạn. Do đó, bên cạnh các thiết bị chữa cháy hiện đại, những phương pháp phòng cháy chữa cháy xưa hiện vẫn đang được áp dụng.

Vì sao Tử Cấm Thành vẫn bất tử dù trải qua hàng trăm trận hỏa hoạn? - Hình 8

Bạn có THÍCH bài viết này chứ?
Không

Chủ đề liên quan

Tử Cấm Thành rộng thênh thang nhưng không có nhà vệ sinh thì làm sao 'giải quyết nhu cầu'?

Nắng14:35:59 18/07/2022
Tử Cấm Thành là phức hợp cung điện rộng lớn nhất thế giới, nơi sinh sống của vua chúa nhà Minh và nhà Thanh cùng hàng vạn thái giám, cung nữ, kẻ hầu người hạ. Những ai đã từng đi Cố cung tham quan thì có thể sẽ phát hiện nơi đây không hề có nhà vệ sinh

 3  |  0 Thảo luận  |  

Giường ngủ của hoàng đế Trung Quốc chỉ rộng 1m, lý do đằng sau khiến nhiều người ngỡ ngàng

Nắng07:23:55 14/04/2022
Hoàng đế có tới hàng nghìn cung tần mỹ nữ, số phi tần và quý nhân có thể nói xếp hàng dài cũng không hết nhưng đa số họ đều có tẩm cung riêng. Trong xã hội phong kiến Trung Quốc, hoàng đế được người dân coi là thiên tử, nắm trong tay cả thiên hạ. Vì thế, hoàng đế...

 1  |  0 Thảo luận  |  

Phòng ngủ Hoàng đế trong Tử Cấm Thành chỉ có 10m2, kém xa cả dân nghèo, lý do vì đâu?

Như Ý16:31:21 14/02/2022
Tử Cấm Thành hay Cố Cung ở Trung Quốc là một trong những cung điện quy mô lớn nhất thế giới còn tồn tại hiện nay. Diện tích tổng thể của Tử Cấm Thành là 720.000 m2 và tương truyền có 9.999 căn phòng. Vào năm 1407, vị vua thứ ba nhà Minh là Minh Thành Tổ Chu Đệ đã...

 3  |  0 Thảo luận  |  

Tử Cấm Thành có 1 căn phòng quanh năm lạnh lẽo, hậu thế đào lên phát hiện điều ngỡ ngàng

Như Ý12:57:27 15/01/2022
Tử Cấm Thành là nơi sinh sống của rất nhiều đời vua chúa trong lịch sử Trung Quốc, hiện nay là một trong những di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng, biểu tượng của Trung Quốc. Những người từng đặt chân đến Tử Cấm Thành đều phải ngạc nhiên trước sự uy nghiêm, hoành tráng của...

 1  |  0 Thảo luận  |  

Tử Cấm Thành có 70 cái giếng nhưng không ai dám uống, đóng cửa trước 5h chiều vì điều rùng rợn này

Như Ý15:45:57 06/11/2021
Tử Cấm Thành là một phức hợp cung điện nằm ở quận Đông Thành, thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Với tổng diện tích 720.000 m2, Tử Cấm Thành là cung điện lớn nhất thế giới. Nơi đây từng là hoàng cung, trung tâm kinh thành, nơi ở của hoàng đế và gia đình từ thời nhà Minh (bắt đầu...

 2  |  0 Thảo luận  |  

Cháy phòng trà ở Vinh (Nghệ An) khiến 6 người tử vong trong đêm

team youtube10:00:05 15/06/2021
Một vụ hỏa hoạn đặc biệt nghiêm trọng xảy ra vào rạng sáng nay, 15.6, tại phòng trà Fill (TP.Vinh, Nghệ An), khiến 6 người tử vong. Vụ hỏa hoạn nói trên xảy ra vào khoảng 0 giờ 30 phút rạng sáng nay, 15.6, tại phòng trà Fill nằm ở số 146 đường Đinh Công Tráng (TP.Vinh, Nghệ An). Ông...

 3  |  0 Thảo luận  |  

Sự thật ít ai biết về Tử Cấm Thành: Lãnh cung là có thật? Bóng người nhảy múa trong điện Thái Hòa?

team youtube23:11:40 05/06/2021
Cố Cung Bắc Kinh hay còn được gọi là Tử Cấm Thành, là cung điện của 24 triều vua từ giữa nhà Minh đến cuối nhà Thanh, được xây dựng vào năm thứ 4 đời Minh Thành Tổ. Trong suốt 600 năm lịch sử, Cố Cung đã mang theo nhiều thăng trầm và những bí mật phong phú trường tồn...

 5  |  0 Thảo luận  |  

NS Hồng Đào biến hình thành gái Hàn, sống lowkey, nói 1 câu 'xóa sổ' Quang Minh?

Bảo Yến21:35:23 16/11/2024
Gần 1 tháng qua, nghệ sĩ Hồng Đào đang có lịch trình ở Hàn Quốc. Trên trang cá nhân, cô thường xuyên đăng tải những khoảnh khắc ở xứ kim chi như đi dạo ngắm mùa thu thay lá, đi cà phê cùng bạn hoặc thưởng thức ẩm thực của nước bạn.

 1  |  1 Thảo luận  |  

Cô gái Việt tập yoga ở cung điện Hàn Quốc gây phẫn nộ, báo đài lên án gay gắt

T.P14:34:40 07/11/2024
Một nữ khách Việt 37 tuổi đã tạo dáng chụp ảnh các động tác yoga bên ngoài Cung điện Gyeongbokgung trong chuyến du lịch Hàn Quốc từ 29/10 đến 4/11. Trong một động tác, nữ du khách tựa chân vào tường ngoài của cung điện.

 3  |  1 Thảo luận  |  

Mộ cổ 700 năm chôn 'Tề Thiên Đại Thánh', chuyên gia tái mặt vì thứ nằm ở dưới?

Lan Chi15:23:53 27/10/2024
Vào những năm 1980, tại tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc), một phát hiện kỳ bí đã thu hút sự chú ý của giới khảo cổ học khi họ tình cờ phát hiện ra một ngôi mộ cổ trên đỉnh núi Bảo Sơn. Điều đặc biệt gây chấn động là hai bia đá tại ngôi mộ ghi rõ Lăng...

 7  |  1 Thảo luận  |  

Tử Cấm Thành rộng trăm nghìn mét vuông, vì sao chim không dám đến dù chỉ 1 lần?

Hướng Dương19:45:01 10/09/2024
Ngày nay, những câu chuyện bí ẩn liên quan đến Tử Cấm Thành vẫn khiến hậu thế dành nhiều sự quan tâm. Trong đó có việc, loài chim không dám bén mảng đến dù nơi đây rất rộng lớn.

 1  |  1 Thảo luận  |  

Hoàng đế TQ để thái giám người Việt xây Tử Cấm Thành thay vì quan lại vì sao?

Tuyết Ngọc17:35:35 04/09/2024
Đến nay, nhiều người vẫn còn thắc mắc lý do vì sao vị thái giám người Việt Nam được hoàng đế Chu Đệ tin tưởng, giao cho trọng trách xây dựng Tử Cấm Thành cùng thái giám Trịnh Hòa của Trung Quốc.

 1  |  1 Thảo luận  |  

lý tử thất tái xuấttân miss universe- quang linh vlogan tâyhồng đàokim tiểu longhồng loanrosénguyễn cao kỳ duyênthanh thúy