Lý Liên Anh được an táng xa hoa, vì sao chuyên gia tái mặt khi mở nắp quan tài?
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Nếu muốn có cơ hội tiếp cận hoàng đế, nhận được ân sủng và củng cố địa vị thì các phi tần luôn phải thực hiện "quy tắc ngầm" với thái giám trong cung, dù có quyền lực ra sao.
Thời phong kiến Trung Quốc, quan niệm trọng nam khinh nữ khiến cho địa vị của người phụ nữ bị đẩy xuống quá thấp so với đàn ông. Họ không được đi học và buộc phải tuân theo nhiều quy định bất công. Con đường thăng tiến duy nhất của họ chính là lấy được người chồng giàu và có địa vị.
Mà vào thời phong kiến, hoàng đế nắm trong tay quyền lực tối cao, nếu cô gái nào may mắn trở thành sủng phi của ngài thì cuộc đời coi như được bước sang một trang mới.
Thế nhưng con đường tiến thân của phi tần đâu có dễ như vậy. Ngoài việc nương nhờ gia thế bố mẹ (nếu có) thì họ còn phải tranh đấu với rất nhiều phi tần khác. Khi ấy, sự xuất hiện của những thái giám "được việc" sẽ giúp những vị chủ tử này giải quyết mọi vấn đề.
Thái giám hay còn gọi là hoạn quan, chỉ những người đàn ông bị thiến ở thời đại phong kiến Trung Quốc. Nhà Thanh đã cải cách tổ chức thái giám cồng kềnh của thời nhà Minh, giảm hơn 90.000 thái giám trong những năm cuối của Minh Sùng Trinh xuống còn 9.000 người.
Cấp bậc của thái giám thời này cũng vô cùng nghiêm ngặt, được quản lý bởi "Kính sự phòng". Trong chốn thâm cung nguy nga, nhiệm vụ của thái giám chính là hầu hạ Hoàng đế, phi tần, một số tiểu thái giám còn hầu hạ tỳ nữ riêng của phi tần.
Thái giám vừa có thể tiếp cận hoàng đế, vừa dễ dàng qua lại trong cung cấm nên được xem là nhân tố vô cùng đắc lực. Tuy nhiên, để những thái giám này làm việc cho mình thì phi tần phải thực hiện các "quy tắc ngầm": Phi tần xuất thân từ danh gia dùng nhiều tiền để mua chuộc, cung nữ, phi tần nào nghèo quá thì phải hứa hẹn "ăn chia", đôi khi có người còn chấp nhận "đối thực" để có thể tiến thân.
Sau khi "ngã giá" xong thì thái giám sẽ tiết lộ về sở thích, nơi hoàng đế hay lui tới,... cho phi tần để tự bày kế tiếp cận, lấy lòng "thiên tử". Ngay cả chuyện thị tẩm, thái giám cũng có thể giúp đỡ bằng cách cố tình đặt thẻ bài của phi tần ở vị trí dễ thấy hay gợi ý trực tiếp cho hoàng đế. Dĩ nhiên nếu phi tử đắc sủng thì thái giám cũng được "thơm lây", tiền bạc sẽ "rủng rỉnh" hơn.
Kể cả sau khi đã có được địa vị trong cung thì phi tần vẫn buộc phải cấu kết với các thái giám vừa để tăng quyền lực, vừa để đối phó với những phi tần khác trong cung. Ngay cả Hoàng hậu cũng luôn phải có thái giám thân cận cùng nhiều thái giám tay sai thì mới có thể kiểm soát được hậu cung.
Được biết, các tiểu thái giám trong cung phải được kiểm tra ba năm một lần, sau đó cứ năm năm lại kiểm tra xem có thịt lồi ra không, đây là lệnh của cung đình. Nhưng nếu một quý phi sủng ái một thái giám trẻ tuổi nào đó, nàng chỉ cần ra lệnh "miễn" thì thái giám này sẽ được cho qua. Bằng cách này, ngay cả khi phần dưới của thái giám có thịt nhô ra, nó vẫn có thể tiếp tục phát triển.
Ngoài ra, có một số trường hợp hối lộ của nhiều gia đình muốn con vào cung trở thành thái giám mà không cần trải qua bước "tịnh thân". Đồng thời, những đứa trẻ này có thể chơi với các hoàng tử và công chúa nhỏ. Chỉ cần chúng có quan hệ tốt với hoàng thất thì trong cung cũng không dám kiểm tra quá khắt khe. Đây cũng là đối tượng mà các phi tần, thậm chí là cung nữ lựa chọn.
Một thái giám đẹp trai chịu trách nhiệm hầu hạ một phi tần cao quý, ngày đêm gặp nhau và yêu nhau lâu dài không phải là không thể. Bên cạnh đó, không phải phi tần nào cũng nhận được ân sủng của Hoàng đế, thậm chí có người vào cung mấy năm trời cũng chưa từng gặp mặt hôn phu, chứ đừng nói cơ hội được thị tẩm. Do đó, thái giám là sự lựa chọn an toàn nhất để họ giải tỏa nhu cầu sinh lý.
Cũng do mối liên kết qua lại giữa hậu cung và thái giám mà đã sản sinh ra tình trạng: Thái giám nạp thiếp (lấy vợ). Học giả Nhật Bản Terao Yoshio đã viết trong cuốn sách "Chuyện kể thái giám" (tạm dịch) như sau: "Thái giám lập gia đình với phụ nữ chủ yếu để thoát khỏi sự cô đơn. Họ bị thiên hạ coi thường nên khát khao được xoa dịu bởi sự ấm áp của người vợ. Điều này hoàn toàn dễ hiểu".
Đáng nói, hầu hết vợ của các thái giám đều là nữ quan trong cung. Vì cuộc sống trong cung cấm tách biệt với thế giới bên ngoài, chỉ nữ tử này mới có thể kết đôi với thái giám, để họ nương tựa vào nhau.
Thái giám đã mất đi khả năng của đàn ông, cũng không phải là phụ nữ, nên tâm sinh lý bị méo mó, trái tim không còn nơi nương tựa. Do đó, tính cách của họ rất bất thường. Họ khóc và tức giận vô cớ chỉ vì một chuyện nhỏ nhặt. Khi thấy ai mạnh hơn mình, họ sẽ van xin, cúi đầu phục tùng, thể hiện sự tự ti, yếu đuối.
Tính cách khó lường khiến người ta không muốn ở bên họ. Vì cô đơn lạc lõng nên sự trống trải trong lòng khiến họ khát khao được quan tâm, "lấy vợ" để vơi đi sự quạnh hiu này.
Đương nhiên thái giám "lấy vợ" ở đây chỉ mang tính hình thức và được hiểu ngầm trong cung, chứ không có bất kỳ nghi thức tổ chức rình rang nào. Phi tần hiểu được nỗi khổ của thái giám, cũng như trân trọng mối quan hệ chủ-tớ giúp đỡ lẫn nhau trong hoạn nạn nên cũng nhắm mắt làm ngơ, thậm chí còn ủng hộ việc này.
Tịnh thân - Quá trình đau đớn tựa địa ngục của các nam-nữ thái giám Trung hoa team youtuber13:42:10 25/09/2020Thái giám - còn gọi là hoạn quan, công công, tự nhân... là những nam nhân được tuyển riêng để phục vụ cung đình, hầu hạ vua chúa và phi tần trong xã hội Trung Quốc thời phong kiến. Nhưng tất nhiên để được làm việc trong cấm cung không phải là chuyện...
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Báo cáo