Vì sao người miền Tây thường đổ bánh xèo ăn tết Đoan Ngọ, có ý nghĩa thế nào?

Thiên Di16:21 10/06/2024

 4  |  1 Thảo luận  |  Báo cáo

Theo dõi trên

Bánh xèo là một trong những đồ ăn không thể nào thiếu vào dịp Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 của người dân miền Tây Nam Bộ. Đây là món ăn mang ý nghĩa sum họp, hội tụ gia đình.

Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 Âm lịch hiện hữu từ rất lâu đời và có ý nghĩa khá đặc biệt trong văn hóa của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng. Vào ngày này, các gia đình thường chuẩn bị mâm cúng để dâng lên các bậc cao nhằm cầu mong mùa màng được ấm no, mọi thứ đều thuận buồm xuôi gió.

Vì sao người miền Tây thường đổ bánh xèo ăn tết Đoan Ngọ, có ý nghĩa thế nào? - Hình 1

Người Nam Bộ ăn Tết Đoan Ngọ khá đơn giản, rất đơn giản như nhiều vùng miền khác nhưng với họ ngày Tết này cũng đều có một ý nghĩa đặc biệt. Người dân Nam Bộ gọi Tết Đoan Ngọ là Tết nửa năm để cầu mong công việc thuận lợi, mùa vụ tốt tươi, cây cối trĩu quả. Đây cũng chính là dịp để họ được quây quần bên gia đình sau nửa năm làm ăn khó nhọc và trang bị những đồ ăn truyền thống để dâng lên ông bà, tổ tiên.

Vì sao người miền Tây thường đổ bánh xèo ăn tết Đoan Ngọ, có ý nghĩa thế nào? - Hình 2

Đặc biệt, bánh xèo là món bánh dân gian đặc trưng của Nam Bộ, thường không thể thiếu trong nhiều gia đình vào ngày mùng 5/5 Âm lịch - Tết Đoan Ngọ. Vào ngày này, nhiều gia đình ở miền Tây thường dậy sớm, chuẩn bị nguyên liệu, đổ bánh xèo, làm mâm cỗ cúng ông bà cho ngày gia đình sum họp.

Vì sao người miền Tây thường đổ bánh xèo ăn tết Đoan Ngọ, có ý nghĩa thế nào? - Hình 3

Soạn giả Nhâm Hùng (73 tuổi), nhà nghiên cứu lịch sử miền Tây Nam bộ, cho biết phong tục ăn bánh xèo vào Tết Đoan Ngọ đã có từ lâu, khoảng 40 năm trở lại đây. Nếu ngày Tết Nguyên đán, nhà nào cũng có thịt kho, bánh tét, thì Tết Đoan Ngọ không thể vắng món bánh xèo, bên cạnh một mâm cúng ông bà riêng. "Đây là một nét văn hóa ẩm thực độc đáo, gắn với lễ nghi, tình cảm gia đình và gắn với nguyên phụ liệu về ẩm thực địa phương", ông chia sẻ.

Vì sao người miền Tây thường đổ bánh xèo ăn tết Đoan Ngọ, có ý nghĩa thế nào? - Hình 4

Soạn giả giải thích, có nhiều lý do để người miền Tây ăn bánh xèo vào dịp này, như bánh xèo là món ăn hội tụ, món phải nhiều người làm và nhiều người ăn, mang lại tinh thần gắn kết, chia sẻ niềm vui. Thứ hai đó là món ăn thay cơm trong cả một năm, vừa no vừa ngon lại lạ miệng.

Thứ ba, dịp mùng 5/5 Âm lịch, trời bắt đầu "sa mưa giông", có mưa lớn kèm sấm chớp, báo hiệu mùa mưa đã tới. Lúc này cây cỏ tốt tươi, rau dại mọc rất nhiều, đủ loại như đọt xoài non, lá cát lồi, lá cách, đinh lăng, đọt bằng lăng... rất thích hợp để ăn bánh xèo. Theo soạn giả Nhâm Hùng, rau sống ở miền Tây không chỉ là món ăn ngon mà còn là vị thuốc phòng, trị bệnh, ăn kèm với những món ăn khác giúp kích thích tiêu hoá.

Vì sao người miền Tây thường đổ bánh xèo ăn tết Đoan Ngọ, có ý nghĩa thế nào? - Hình 5

"Cứ đến ngày mùng 5/5 thì con cháu trong nhà sum họp, người đi hái rau, người đi xay bột đổ bánh, người xắt thịt, người lớn tuổi nhiều kinh nghiệm thì đổ bánh xèo cho cả nhà, mỗi người một việc. Bánh xèo chín, dọn lên mâm cúng ông bà, xong cả nhà quây quần bên nhau, ăn bánh xèo thay cơm, vừa ăn vừa nói chuyện vui vẻ", soạn giả nói thêm.

Theo nhiều người dân, cái tên bánh xèo bắt nguồn từ âm thanh khi chế biến loại bánh này. Bột khi đổ lên chảo có tiếng xèo xèo nên người ta dùng để đặt tên cho dễ nhớ. Tùy điều kiện, sở thích, người miền Tây có thể làm bánh xèo với các loại nhân khác nhau, đơn giản có nhân thịt bằm, tép sông, đặc sắc hơn có thịt vịt xiêm băm nhuyễn rồi nêm gia vị, xào chín.

Vì sao người miền Tây thường đổ bánh xèo ăn tết Đoan Ngọ, có ý nghĩa thế nào? - Hình 6

Cũng theo soạn giả Nhâm Hùng, bánh xèo miền Tây thường có kích thước lớn, một chiếc bánh phải 2 người mới ăn hết. Để có món bánh xèo ngon, pha bột là khâu quan trọng. Nguyên liệu cơ bản có bột gạo, nước cốt dừa, nghệ, hành lá. Người có kinh nghiệm khi đổ bánh thì vỏ bánh có màu sắc đẹp, thơm, giòn, có thêm vị béo, ngọt. Bánh xèo miền Tây ngon thì vỏ bánh phải mỏng, vành bánh giòn, không bị nát và tròn trịa, nhân trải đều sau khi được gập đôi lại.

Vì sao người miền Tây thường đổ bánh xèo ăn tết Đoan Ngọ, có ý nghĩa thế nào? - Hình 7

Vì sao người miền Tây thường đổ bánh xèo ăn tết Đoan Ngọ, có ý nghĩa thế nào? - Hình 8

Có khoảng 20 loại rau khác nhau như rau diếp cá, rau húng, xà lách, cải xanh, cát lồi, đọt bứa, kim thất, lá vông, mã đề, tía tô, đọt xoài, đọt cách, đọt bằng lăng, lá lốt... để ăn cùng bánh xèo. Khi ăn lấy rau, thêm phần vỏ bánh, nhân bánh cuộn tròn lại, chấm ngập trong nước mắm chua ngọt pha đường, chanh, ớt băm, củ cải đỏ, củ cải trắng cắt sợi mỏng.

Vì sao người miền Tây thường đổ bánh xèo ăn tết Đoan Ngọ, có ý nghĩa thế nào? - Hình 9

Vì sao người miền Tây thường đổ bánh xèo ăn tết Đoan Ngọ, có ý nghĩa thế nào? - Hình 10

Bên cạnh đó, cũng có thể có 1 số ý kiến cho rằng, 5 tháng 5 cũng là khi mà măng tre và nấm mối được mùa nhất. Đây chính là 2 nhiên liệu đặc biệt để chế tạo nên những chiếc bánh xèo thơm ngon vì thế, họ chọn ăn bánh xèo vào ngày này.

Nhiều người dân Nam Bộ chia sẻ: "Trong mâm cúng gia tiên trong ngày Tết Đoan Ngọ ở Nam Bộ nhất định phải có đĩa bánh xèo. Cái thú của món bánh đây là vừa thưởng thức vừa có thể nói chuyện rôm rả để chờ đón những chiếc bánh mới sắp ra đĩa. Bánh xèo quê giòn khậy, hương vị ngọt lành, ấm áp tình quê của những con người hiền lành, chân chất".

Và năm nào cũng thế, cứ sáng sớm mùng 5 tháng 5 Âm lịch, người dân Nam Bộ lại tất bật chuẩn bị nhiên liệu để chờ đổ món bánh truyền thống để dâng cúng tổ tiên và cùng nhau thưởng thức.

Vì sao người miền Tây thường đổ bánh xèo ăn tết Đoan Ngọ, có ý nghĩa thế nào? - Hình 11

Bạn có THÍCH bài viết này chứ?
Không
nhật kim anh mang thaiphan đạt phương lanbà phương hằngmiss charmgerard williamsbà hằngjackbích tuyềnphạm văn đôngroséđại namfanquang linh -lọ lemphương hằng