Vi phạm giao thông ngày xưa: Bị vua nghiêm trị, hoàng tử cũng khó thoát!

JLO16:36 26/02/2024

 3  |  1 Thảo luận  |  Báo cáo

Các điều luật trong pháp luật phong kiến đều có sự phân định các hành vi khác nhau có nguy cơ gây nguy hại đến cộng đồng khi tham gia giao thông và kèm theo chế tài xử phạt tùy từng mức độ vi phạm.

Trong Quốc triều hình luật (thường được gọi là bộ luật Hồng Đức), tại điều 553 có quy định như sau: "Người vô cớ mà phóng ngựa chạy trong phố phường, đường ngõ trong kinh thành hay là trong đám đông người thì bị xử phạt 60 trượng. Nếu vì thế mà làm bị thương hay thiệt hại về người thì bị xử tội nhẹ hơn tội làm người bị thương hay chết người một bậc; làm bị thương hay chết các súc vật thì phải đền số tiền theo sự mất giá (ví như con vật đáng 10 phần, nay làm chết giá chỉ còn 2 phần thì phải đền giá 8 phần; làm bị thương mất 1 phần thì phải đền giá 1 phần). Nếu vì việc công hay tư cần phải đi gấp mà phóng ngựa chạy thì không phải tội; vì thế mà làm bị thương hay chết người thì xử theo tội vì lầm lỡ để xảy ra. Nếu vì ngựa sợ hãi lồng lên, không thể ghìm được, để xảy ra việc làm bị thương, chết người thì được xử giảm nhẹ hơn một lầm lỡ hai bậc".

Vi phạm giao thông ngày xưa: Bị vua nghiêm trị, hoàng tử cũng khó thoát! - Hình 1

Kế thừa một số quy định trong hệ thống pháp luật triều Hậu Lê, bộ luật đầu tiên và quan trọng nhất của triều Nguyễn là bộ Hoàng Việt luật lệ (thường được gọi là bộ luật Gia Long) cũng có điều khoản về hành vi "vi phạm trật tự giao thông". Trong phần Hình luật ở mục Nhân mạng có điều luật quy định về việc "Phóng xe và ngựa sát thương người" như sau:

"Phàm kẻ nào vô cớ phóng xe, ngựa ở nơi phố phường, thị trấn, nhân đó làm người khác bị thương thì giảm 1 bậc so với tội đánh nhau gây thương tích thông thường. Làm thiệt hại con người thì phạt đánh 100 trượng, lưu đày 3.000 dặm. Nếu kẻ nào vô cớ phóng xe, ngựa ở nơi thôn quê, ngoài cánh đồng vắng vẻ nhân đó làm người khác bị thương (không làm chết người thì không bị xử tội); làm chết người thì bị phạt đánh 100 trượng. Các tội đã phạm kể trên đều bị truy thu 10 lạng bạc mai táng phí. Nếu kẻ nào vì công vụ cấp tốc mà phóng nhanh gây sát thương người khác thì xử theo luật "lỡ tay" (theo luật thu tiền chuộc tội cấp cho gia đình người đó)".

Vi phạm giao thông ngày xưa: Bị vua nghiêm trị, hoàng tử cũng khó thoát! - Hình 2

Trong sách sử triều Nguyễn, cụ thể là trong sách Đại Nam thực lục có chép một chuyện về hành vi "vi phạm trật tự giao thông" dẫn đến thiệt hại về người đã bị xử lý nghiêm khắc. Theo đó thì một hoàng tử tên là Miên Phú, tính tình ngang bướng, hay chơi bời; một đêm tháng 11 năm Ất Mùi (1835) Miên Phú cùng một số thuộc hạ đua ngựa ở ngoài hoàng thành, được một lúc thì vị hoàng tử này về trước, nhưng đám thuộc hạ thì vẫn tiếp tục cho ngựa chạy thi.

Vi phạm giao thông ngày xưa: Bị vua nghiêm trị, hoàng tử cũng khó thoát! - Hình 3

Một bà lão đi đường tránh không kịp bị ngựa của Hoàng Văn Vân làm cho bỏ mạng. Được tin báo, vua Minh Mạng lập tức sai triều thần điều tra. Mặc dù không trực tiếp gây ra cái chết của bà lão nhưng hoàng tử Miên Phú bị vua trách mắng nặng nề.

Sau đó Minh Mạng sai tước hết áo mũ của Miên Phú, cắt hết lương bổng hàng năm, bắt đóng cửa ở trong nhà để tự sửa lỗi, không cho dự vào hàng các hoàng tử, lại còn phải bồi thường 200 lạng bạc cho gia đình người mất. Riêng Hoàng Văn Vân bị lấy đầu sau khi hết hạn tạm giam, những thuộc hạ khác của Miên Phú có tham gia vào cuộc đua ngựa đều bị đi đày nơi xa, khi đến nơi lưu đày còn bị đánh 100 gậy.

Bên cạnh quy định xử lý "vi phạm trật tự giao thông", pháp luật đương thời còn có các điều luật đề cập đến trách nhiệm của các cá nhân có thẩm quyền trong việc đảm bảo an toàn cho đường xá, cầu cống, tránh để xảy ra các sự việc đáng tiếc cho mọi người khi tham gia giao thông.

Vi phạm giao thông ngày xưa: Bị vua nghiêm trị, hoàng tử cũng khó thoát! - Hình 4

- Xử tội khi để cầu cống, đường xá đổ nát, hư hỏng: Điều 85 bộ Quốc triều hình luật có nội dung như sau: "Các chủ ty thấy cung điện, cửa thành hư hỏng hay là đường xe vua đi, cầu cống đổ nát mà không tâu trình, khi có chiếu chỉ vua sai sửa chữa mà lại không sửa cho bền chắc thì đều phải biếm một tư và bãi chức; để tổn hại đến xa giá thì xử nặng thêm hai bậc".

Cũng trong bộ luật này, tại điều 633 quy định: "Ở các phủ, huyện và trấn, những đường sá, cầu cống mà là nơi qua lại xung yếu thì các quan lộ, huyện, trấn phải bắt dân sở tại sửa sang luôn, nếu để hủy hoại làm ngăn trở việc đi lại của quân dân thì bị xử tội biếm hay tội phạt".

Trong sách Sĩ hoạn châm quy đề cập đến trách nhiệm của người làm quan, trong đó có việc tu sửa cầu đường: "Phàm các đoạn cầu, đường nhất thiết phải gia cố, xem xét. Những cầu, cống bị hỏng, gãy, đường sá bị sạt lở đi lại khó khăn thì phải sửa chữa cốt sao cho được chắc chắn, bằng phẳng, thuận tiện việc đi lại, tránh được cái họa bị nước ứ đọng phải leo cầu treo, cho nên khi Từ Sản làm quan ở nước Trịnh đã dùng xe giúp dân vượt qua sông Trăn, sông Hữu; nếu như tu sửa cầu giúp dân qua sông thì không có điều lo lắng việc qua sông nữa. Nói đó là ơn nhỏ, nhưng đó là điều nhân giúp người".

Vi phạm giao thông ngày xưa: Bị vua nghiêm trị, hoàng tử cũng khó thoát! - Hình 5

Có thể thấy rằng, mặc dù ở thời kỳ mà các quan hệ xã hội còn chưa đa dạng, phức tạp như hiện nay, nhưng ở mức độ nhất định, các quan hệ xã hội chủ yếu đều có quy phạm pháp luật điều chỉnh, trong đó có lĩnh vực "trật tự giao thông" và "hạ tầng giao thông". Điều này chứng tỏ từ hàng trăm năm trước, cha ông ta đã có tầm nhìn và quan điểm rõ ràng về mặt luật pháp đối với một trong những lĩnh vực thiết yếu của đời sống xã hội.

Vi phạm giao thông ngày xưa: Bị vua nghiêm trị, hoàng tử cũng khó thoát! - Hình 6

Bạn có THÍCH bài viết này chứ?
Không

Chủ đề liên quan

Vi phạm tốc độ, xe khách đâm liên tiếp ô tô tuần tra của CSGT để bỏ trốn

Vi phạm tốc độ, xe khách đâm liên tiếp ô tô tuần tra của CSGT để bỏ trốn
Mẫn Nhi13:52:23 26/02/2024
Không chỉ bỏ chạy sau khi thấy lực lượng chức năng ra tín hiệu dừng phương tiện, lái xe ô tô chở khách hợp đồng còn đâm nhiều lần vào đuôi xe chuyên dụng của cảnh sát giao thông (CSGT) khiến phương tiện này hư hỏng.

 4  |  1 Thảo luận  |  

Từ Hi Thái Hậu mang thai năm 46 tuổi, thái y lỡ miệng chúc mừng liền "bay màu"?

Từ Hi Thái Hậu mang thai năm 46 tuổi, thái y lỡ miệng chúc mừng liền "bay màu"?
Đình Như16:22:26 31/01/2024
Từ Hi Thái Hậu là người phụ nữ quyền lực nổi tiếng của nhà Thanh. Nhiều thông tin truyền miệng kể rằng, bà bí mật nuôi sủng nam trong hậu cung, thậm chí còn để mang thai. Tuy nhiên, không 1 thái y nào dám hé lộ tin này.

 2  |  1 Thảo luận  |  

Thư đồng thời phong kiến có 6 loại, chẳng khác tỳ nữ, sống với chủ như vợ chồng

Thư đồng thời phong kiến có 6 loại, chẳng khác tỳ nữ, sống với chủ như vợ chồng
JLO16:37:42 22/01/2024
Những câu chuyện ly kỳ về thời phong kiến Trung Hoa vẫn luôn là chủ đề thu hút sự quan tâm đặc biệt. Trong đó, vị trí thư đồng khiến nhiều người tò mò vì được phân ra tới 6 loại.

 4  |  1 Thảo luận  |  

Vua triều Nguyễn chỉ ăn cơm bằng đũa cây Kim Giao, lý do gây bất ngờ!

Vua triều Nguyễn chỉ ăn cơm bằng đũa cây Kim Giao, lý do gây bất ngờ!
Thảo Mai17:02:27 17/01/2024
Từ xa xưa, vua chúa đã có quy trình chặt chẽ nhằm đảm bảo an toàn khi ăn uống các món sơn hào hải vị. Đặc biệt, để đề phòng bị hạ độc, các vua triều Nguyễn đã dùng đũa Kim Giao để ăn.

 2  |  1 Thảo luận  |  

Từ Hi Thái hậu tháo chạy khỏi Tử Cấm Thành, phải đi vay tiền và cái kết muối mặt

Từ Hi Thái hậu tháo chạy khỏi Tử Cấm Thành, phải đi vay tiền và cái kết muối mặt
Keng19:05:18 13/01/2024
Năm xưa, khi liên quân 8 nước xông vào Tử Cấm Thành, tới Thái hậu hét ra lửa như Từ Hy cũng bị dọa tới run rẩy. Lão Phật gia vốn thích ăn vận đã không còn đoái hoài gì tới quy củ, vội vã mặc trang phục của thường dân, bí mật trốn khỏi kinh thành.

 7  |  1 Thảo luận  |  

Lộ diện công chúa nhiều chồng nhất lịch sử Trung Quốc, sống truỵ lạc, bê tha

Lộ diện công chúa nhiều chồng nhất lịch sử Trung Quốc, sống truỵ lạc, bê tha
Gia Nhi17:14:09 12/01/2024
Tuy là công chúa của hoàng tộc danh giá, nhưng cô gái này lại có lối sống truỵ lạc, buông thả, thậm chí còn bị mệnh danh là nhiều chồng nhất nhất lịch sử Trung Quốc.

 3  |  1 Thảo luận  |  

Ninh Cổ Tháp là nơi đáng sợ ra sao mà tù nhân bị lưu đày đều kinh hồn bạt vía?

Ninh Cổ Tháp là nơi đáng sợ ra sao mà tù nhân bị lưu đày đều kinh hồn bạt vía?
Đình Như16:32:20 12/01/2024
Lưu đày tới Ninh Cổ Tháp trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với tù nhân thời nhà Thanh. Thậm chí, nhiều tù nhân chấp nhận bỏ mạng hơn là bị đày đến nơi này. Vì sao lại vậy?

 2  |  1 Thảo luận  |  

Lã Hậu dã tâm cao, vì sao Lưu Bang vẫn để yên, lịch sử nêu rõ ra sao?

Lã Hậu dã tâm cao, vì sao Lưu Bang vẫn để yên, lịch sử nêu rõ ra sao?
Pinky16:49:50 08/01/2024
Nhân vật Lưu Bang và Lã Hậu trong lịch sử Trung Hoa đã ghi dấu sâu sắc. Tuy có dã tâm cao, nhưng Lã Hầu vẫn ngang nhiên không bị Lưu Bang xử lý, lí do vì sao được nêu rõ.

 3  |  1 Thảo luận  |  

Nhà Thanh bị chèn ép, lạc hậu, mất chức bá chủ châu Á do đâu?

Nhà Thanh bị chèn ép, lạc hậu, mất chức bá chủ châu Á do đâu?
Keng18:11:07 06/01/2024
Trước thế kỷ 19, Đế chế Trung Quốc của nhà Thanh là cường quốc bá chủ châu Á. Tuy nhiên, sang thế kỷ 19, nhà Thanh suy yếu đi và sự thịnh vượng cũng sút giảm. Nó đến từ nhiều nguyên nhân...

 3  |  1 Thảo luận  |  

Cùng hầu hạ Hoàng đế, nhưng vì sao thái y không bị ép "tịnh thân" như thái giám?

Cùng hầu hạ Hoàng đế, nhưng vì sao thái y không bị ép "tịnh thân" như thái giám?
JLO17:13:41 02/01/2024
Cùng làm việc cho hoàng đế Trung Quốc, thái giám trải qua quá trình tịnh thân nhưng thái y thì không. Điều này khiến nhiều người tò mò lý do vì sao thái y được hoàng đế đối xử ưu ái như vậy?

 1  |  1 Thảo luận  |  

Hé lộ vị võ tướng nước Việt biến vùng nông thôn hẻo lành thanh thương cảng tấp nập

Hé lộ vị võ tướng nước Việt biến vùng nông thôn hẻo lành thanh thương cảng tấp nập
Pinky16:59:47 25/12/2023
Trong lịch sử nước ta, có ghi chép lại câu chuyện của vị võ tướng, có công khai hoang vùng nông thôn hẻo lánh, biến thành một thương cảng tấp nập, sầm uất kẻ mua người bán, có tiếng trong thế kỷ XVIII.

 4  |  1 Thảo luận  |  

Khách Ẩn Nguyệt: Vú nuôi tư tình với hoàng đế đáng tuổi con, mỗi ngày đều cho ăn 1 món này

Khách Ẩn Nguyệt: Vú nuôi tư tình với hoàng đế đáng tuổi con, mỗi ngày đều cho ăn 1 món này
Hoàng Phúc16:44:44 25/12/2023
Từ một nhũ mẫu như những người phụ nữ khác, bằng thủ đoạn, bà đã vươn tới đỉnh cao của danh vọng, tiền tài. Đó là Khách Thị, hay còn có tên thật là Khách Ấn Nguyệt, nhũ mẫu của vua Minh Hy Tông.

 2  |  1 Thảo luận  |