Thái Hiền: "Ái nữ" nhạc sĩ Phạm Duy, chị vợ Tuấn Ngọc, giọng hát thổn thức, vang danh ở hải ngoại
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Văn Cao được biết đến là tác giả của ca khúc Tiến quân ca - quốc ca chính thức của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời ông cũng là một trong những nhạc sĩ có sức ảnh hưởng lớn nhất của nền Tân nhạc Việt.
Văn Cao tên thật là Nguyễn Văn Cao, sinh ngày 15 tháng 11 năm 1923 tại Lạch Tray, Hải Phòng. Xuất thân trong một gia đình viên chức, cha của ông vốn là giám đốc của một nhà máy nước tại Hải Phòng.
Do gia đình có điều kiện tốt, nên thuở nhỏ, Văn Cao được học ở trường tiểu học Bonnal, sau đó ông được học tại trường dòng Saint Josef - đây cũng là nơi ông bắt đầu học âm nhạc. Năm 1938, khi mới 15 tuổi, gia đình ông trở nên sa sút, Văn Cao bỏ học sau khi kết thúc năm thứ hai bậc thành chung. Ông làm nhân viên trực điện thoại ở sở Bưu điện tại Hải Phòng, nhưng được một tháng thì bỏ việc.
Cuối những năm 1930, tân nhạc Việt Nam ra đời. Ở Hải Phòng khi đó tập trung nhiều nhạc sĩ thế hệ tiên phong như Đinh Nhu, Lê Thương, Hoàng Quý... Văn Cao may mắn được tham gia vào nhóm Đồng Vọng của Hoàng Quý cùng với các nhạc sĩ Tô Vũ, Canh Thân, Đỗ Nhuận... Kể từ đây, ông bắt đầu sự nghiệp sáng tác nhạc của mình. Được biết ca khúc đầu tay của ông là Buồn Tàn Thu, bài hát sau đó đã trở thành một tuyệt tác của tân nhạc thời kỳ đầu.
Cũng trong thời gian ở Hải Phòng, Văn Cao quen với Phạm Duy - người đang là ca sĩ trong gánh hát Đức Huy, cũng là một trong những ca sĩ hát tân nhạc nổi tiếng nhất thời đó. Trong những chuyến lưu diễn dài ngày theo gánh hát dọc đất nước, chính Phạm Duy đã giúp cho Buồn Tàn Thu trở nên phổ biến khắp nơi.
Sau này, nhạc sĩ Văn Cao đã tri ân người bạn của mình khi ghi thêm lời đề tựa cho ca khúc này là: Tương tiến Phạm Duy, kẻ du ca đã gieo nhạc buồn của tôi đi khắp chốn.
Tình bạn của Văn Cao và Phạm Duy nổi danh là tình bạn đẹp, sau này vẫn được nhiều người nhắc lại với sự ngưỡng mộ, đặc biệt là khi họ vẫn dành cho nhau sự tôn trọng rất lớn dù sinh sống và phục vụ cho 2 chế độ khác nhau.
Nhạc sĩ Phạm Duy - người bạn tri kỷ hiếm có trong âm nhạc với Văn Cao, đã ghi lại trong hồi ký: "...thấp bé hơn tôi, khép kín hơn tôi, nhưng Văn Cao tài hoa hơn tôi nhiều. Chắc chắn là đứng đắn hơn tôi. Lúc mới gặp nhau, anh ta chưa dám mày - tao với tôi, nhưng tôi thì có cái tật thích nói văng mạng từ lâu, kết cục, cu cậu cũng theo tôi mà "xổ chữ nho". Nhưng Văn Cao bản tính lầm lì, ít nói, khi nói thì bàn tay gầy gò luôn luôn múa trước mặt người nghe".
Tiếp tục với câu chuyện "đời" của cố nhạc sĩ. Năm 1940, Văn Cao có một chuyến đi vào miền Nam. Ở Huế, Văn Cao đã viết Một đêm đàn lạnh trên sông Huế, được coi là bài thơ đầu tay của ông.
Năm 1942, nam nhạc sĩ rời Hải Phòng lên Hà Nội. Ông thuê căn gác nhỏ số 171 phố Mongrant (nay là 45 Nguyễn Thượng Hiền) và theo dự thính tại Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.
Năm 1943 và 1944, Văn Cao hai lần xuất hiện trong triển lãm Salon Unique tổ chức tại nhà Khai Trí Tiến Đức, Hà Nội với các bức tranh sơn dầu: Cô gái dậy thì, Sám hối, nửa đêm. Đặc biệt tác phẩm Cuộc khiêu vũ những người tự tử được đánh giá cao và gây chấn động dư luận.
Cuối năm 1944, Văn Cao gặp lại Vũ Quý - một Việt Minh mà ông đã quen biết trước đó. Vũ Quý thuyết phục ông tham gia Việt Minh, với nhiệm vụ đầu tiên là sáng tác một hành khúc. Được biết, Văn Cao đã nhận lời, ông bắt tay vào sáng tác ca khúc Tiến Quân Ca trong nhiều ngày tại căn gác nhỏ ở phố Mongrant.
Tiến quân ca được in trên trang văn nghệ của báo Độc Lập tháng 11 năm 1944. Ngày 13 tháng 8 năm 1945, Hồ Chí Minh đã chính thức duyệt Tiến quân ca làm quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam).
Sau khi sáng tác bài hát "trứ danh", Văn Cao tiếp tục tham gia hoạt động trong đội Trừ gian của Việt Minh. Ông viết và phụ trách ấn loát cơ quan Phan Chu Trinh, in sách báo và truyền đơn. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Văn Cao làm phóng viên và trình bày cho báo Lao Động.
Cuối năm 1949, Văn Cao thôi làm báo Văn Nghệ, ông chuyển sang phụ trách Đoàn Nhạc sĩ Việt Nam. Thời kỳ này, ông tiếp tục sáng tác các một số ca khúc nổi tiếng khác như Làng tôi (1947), Ngày mùa (1948), Tiến về Hà Nội (1949)... và đặc biệt là Trường ca Sông Lô năm 1947.
Năm 1952, Văn Cao có cơ hội sang Liên Xô nghiên cứu về âm nhạc. Sau hiệp định Genève 1954, Văn Cao hồi cư về Hà Nội, làm việc cho Đài Phát thanh, nhưng rất ít sáng tác.
Tháng 7 năm 1958, Văn Cao dừng công việc để học tập chính trị. Lúc bấy giờ, tên tuổi của Văn Cao hầu như không còn xuất hiện trên các tạp chí văn nghệ ở Hà Nội. Những năm sau đó, cố nhạc sĩ tiếp tục bằng nhiều công việc, như viết nhạc không lời cho các truyện phim và truyện kịch, trang trí sân khấu cho các đoàn kịch, vẽ quảng cáo các báo, vẽ nhãn diêm...
Đến cuối năm 1975, ông viết Mùa xuân đầu tiên, nhưng ca khúc bị phê bình là không đi đúng đường lối của Đảng, không phục vụ cho Cách Mạng, vì thế bản nhạc mới phát hành đã bị tịch thu. Nhưng các chương trình Việt Ngữ tại Moskva vẫn cho trình bày bài hát, và nhờ vậy Mùa xuân đầu tiên đã không bị lãng quên.
Năm 1981, Việt Nam phát động phong trào cả nước thi sáng tác quốc ca nhưng sau đó không công bố kết quả, cuộc thi cũng không được nhắc lại. Bài Tiến quân ca vẫn là quốc ca của Việt Nam. Cho đến cuối thập niên 1980, nhờ chính sách Đổi mới của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, các tác phẩm của Văn Cao cùng những nhạc sĩ tiền chiến khác được biểu diễn trở lại.
Có thể nói, Văn Cao là một người nghệ sĩ đa tài, thử sức trên mọi lĩnh vực: truyện, thơ, tranh vẽ...Nhưng người ta vẫn biết đến nhiều hơn về ông với tư cách là một nhạc sĩ rất mực tài hoa.
So với 2 nhạc sĩ Phạm Duy ( có khoảng 1000 ca khúc) và Trịnh Công Sơn (600 ca khúc), Văn Cao sáng tác không nhiều, nhưng những tác phẩm của ông đều được thính giả đón nhận bởi tính lãng mạn và giá trị nghệ thuật sâu sắc trong từng lời ca, điệu nhạc.
Sự nghiệp âm nhạc của Văn Cao được chia làm 2 mảng chính: tình ca và hùng ca. Trong giai đoạn sáng tác đầu tiên, giống như các nhạc sĩ tiền chiến khác, Văn Cao chủ yếu viết nhạc phẩm trữ tình, mang nặng âm hưởng phương Đông như Buồn tàn thu, Suối Mơ, Thu cô liêu, Trương Tri, Cung đàn xưa, Bến Xuân, Thiên Thai...được đánh giá là "cực điểm của lãng mạn tính trong ca nhạc Việt Nam".
Với hùng ca, ngay từ khi còn trong nhóm Đồng Vọng của Hải Phòng, Văn Cao đã viết các ca khúc hướng đạo khỏe khoắn. Ông thường sử dụng đề tài lịch sử để thể hiện tình ái quốc, như trong ca khúc Gò Đống Đa, Hò kéo gỗ Bạch Đằng Giang...Sau đó là lần lượt các tác phẩm Tiến quân ca, Tiến về Hà Nội, Thăng Long hành khúc...ra đời.
Trong đó Tiến quân ca đã trở thành Quốc ca Việt Nam và Trường ca sông Lô được nhận xét: "là tác phẩm vĩ đại... chẳng thua bất cứ nhạc phẩm nào của Tây phương...", là đỉnh cao nhất của nhạc kháng chiến nói riêng, Tân nhạc Việt Nam nói chung và Văn Cao là "cha đẻ" của hùng ca Việt Nam.
Là một người tài hoa nhưng ngay từ thời còn niên thiếu, ông đã là một người có thiên hướng khép kín, trầm tư, ít bộc lộ bản thân trước đám đông. Sau biến cố Nhân Văn - Giai Phẩm cuối thập niên 1950, bị phê bình trước tổ chức, ông lại càng có xu hướng sống thu mình và cô độc hơn, mặc dù luôn có gia đình và một số bạn văn nghệ thân quen làm chỗ dựa.
Cuộc đời của Văn Cao cũng ít có những tiếp xúc mang tính lãng mạn với phái nữ. Ông từng bộc bạch trong một cuốn phim tài liệu về mình rằng, "Tôi là một cái người luôn luôn thất bại về tình yêu, cái thất bại này là bởi vì tôi là người không giỏi về cách tôi giao lưu với những người đàn bà, mà lại đối với những người đẹp tôi lại càng bối rối, tôi không bao giờ nói được với người ta, thì tôi bèn nói trong thơ thôi".
Ngày 10 tháng 7 năm 1995, sau một thời gian mắc bệnh ung thư phổi, Văn Cao mất tại bệnh viện Hữu Nghị, Hà Nội. Thời điểm đó, đông đảo người dân Việt Nam đã vô cùng tiếc thương trước sự ra đi của cố nhạc sĩ. Với họ ông mãi là một người nghệ sĩ xuất chúng và là một "tượng đài" trong nền âm nhạc Việt Nam.
Ngọc Chánh: trưởng đệ nhất ban nhạc "Shotguns", có khả năng thẩm định âm nhạc đạt mức tuyệt đỉnh Hàn Di13:44:04 11/08/2023Nhạc sĩ Ngọc Chánh được biết đến là một trong những nhạc sĩ tài năng, đình đám một thời trong làng nhạc Việt. Ông từng cùng nhạc sĩ tài ba - Phạm Duy sáng tác bài hát - Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Bao Giờ Biết Tương Tư và Tuổi Biết Buồn.
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Báo cáo