Vì sao 3 kim tự tháp Ai Cập thẳng hàng đến mức hoàn hảo?
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Với đôi mắt đầy vẻ bí hiểm và có cái nhìn không ai có thể giải thích nổi. Mắt con Sphinx nhìn chằm chằm ra phía sa mạc với cái vẻ kênh kiệu khó hiểu.
Ai Cập nổi tiếng và thu hút du khách không chỉ bởi các kim tự tháp mà còn ở các công trình nhuốm màu thần thoại. Một trong số đó là bức tượng nhân sư lớn The Great Sphinx ở Giza.
Tượng nhân sư tượng trưng cho sức mạnh và trí tuệ
Trong tiếng Hy Lạp thì "Nhân sư" có nghĩa là "Người bóp cổ", vì vậy trong quan niệm của họ, nhân sư đại diện cho thế lực nguy hiểm, độc ác. Trái với quan điểm của người Hy Lạp, hình tượng nhân sư của người Ai Cập có phần đầu là nam giới, tượng trưng cho sức mạnh và trí tuệ, thường được đặt tại lối vào của các đền thờ, kim tự tháp như người giữ cửa.
Tượng Nhân sư khổng lồ nằm ở cao nguyên Giza, trên bờ tây của sông Nile, cách thủ đô Cairo 10km. Tượng cao hơn 18 mét và trải dài tới 57 mét, mặt có bề ngang 5 mét, tại 1,57 mét, mũi 1,7 mét. Những người trị vì Ai Cập coi đây là biểu tượng của thần mặt trời do đó họ gọi là "Hor-Em-Akhet", có nghĩa là Horus của Đường chân trời. Bức tượng Nhân sư thuộc một phần của thành cổ Memphis, một nơi được coi là vị trí quyền lực của các Pharaoh, cách không xa ba kim tự tháp lớn bao gồm - Kim tự tháp Khufu (Cheops), Khafre (Chephren) và Menkaura (Mycerinus).
Người ta cho rằng tượng Sphinx đã tồn tại ít nhất 5.000 năm nay! Tại sao người ta lại thiết kế tượng này? Một bằng chứng mà ta có được xuất phát từ việc tìm thấy một am thờ nằm giữa những cái chân của quái vật này. Am thờ nhỏ này có bút tích của hai vị hoàng đế cổ Ai Cập. Hai vị giải thích rằng tượng Sphinx biểu thị một trong những hình dạng của thần Mặt trời Harmachis. Và hai vị còn nói rằng mục đích làm tượng Sphinx là để xua đuổi tất cả những điều bạo ác, tội lỗi khỏi khu nghĩa địa quanh kim tự tháp.
Ở Ai Cập có nhiều tượng Sphinx, ngoài tượng Sphinx lớn ở Giza. Đầu tượng biểu thị các vị hoàng đế. Trong các sách thánh của người Ai Cập, Sphinx có nghĩa là "vua chúa". Đối với các tôn giáo nguyên thủy ở Ai Cập cũng như ở các nơi khác, nhà vua được coi là sức mạnh và sự khôn ngoan của nhiều con thú bằng cách khoác cái lốt của chúng. Vì vậy người Ai Cập đã chạm các vị thần và các vị hoàng đế của họ nửa người, nửa thú.
Quan niệm về Sphinx đã từ Ai Cập truyền tới các nền văn minh khác, chẳng hạn như Assyria và Hy Lạp. Ở các vùng này, Sphinx thường có thêm cánh. Ở Assyria Sphinx thường là đàn ông, nhưng ở Hy Lạp Sphinx lại có đầu đàn bà.
Người Hy Lạp cổ đại cho rằng từ Nhân sư xuất phát từ một từ Hy Lạp có nghĩa là "kìm hãm" (sphingein). Nhưng có thể nguồn gốc thực sự của nó có thể là từ Ai Cập shesep ankhi (hình ảnh sinh động), là tên gọi khác có ý nghĩa dành các tác phẩm điêu khắc và đôi khi dành để gọi tượng Nhân sư lớn.
Truyền thuyết về tượng nhân sư
Hình tượng Nhân Sư không chỉ xuất hiện trong nền văn minh Ai Cập mà hình tượng này cũng hiện diện trong thần thoại Hy Lạp, đây là loại linh vật có thân sư tử, đầu người và đôi cánh của loài chim. Nhân sư nổi tiếng nhất ở Hy Lạp là con từng gác cửa vào thành phố Thebes.
Tương truyền Sphinx là yêu quái thời đại xa xưa, sống ở ngoại thành Thebes, Ai Cập, là một quái vật do người khổng lồ Typhon và yêu quái rắn Echidna lấy nhau mà sinh ra. Tuy có chiếc đầu mang hình người nhưng thân lại là sư tử và có thêm đôi cánh. Hắn đã từng theo học nữ thần trí tuệ Mu-si nên rất có bản lĩnh nhưng lại có tính nết hung tàn, và thích ăn thịt người. Để cho người bị nó ăn thịt phải tâm phục, khẩu phục, nó thường đứng chờ ở cửa rừng, cạnh núi, bắt ép người qua đường phải đoán những câu đố mà nó đưa ra nếu không trả lời được sẽ ngay lập tức bị nó xé xác.
Một hôm, con trai của quốc vương Ai Cập cũng bị Sphinx bắt phải giải đố . Do ông đã không đoán nổi câu đố mà trở thành mồi ngon trong miệng Sphinx. Quốc vương nghe tin vô cùng thương xót bèn truyền lệnh ra toàn quốc và thông báo cho các nước láng giềng: Ai có thể hàng phục được Sphinx, khiến nó không hại người nữa thì ông sẽ trao quyền ngôi vị quốc vương và người hoàng hậu xinh đẹp của ông cũng trở thành vợ người hùng ấy.
Có một người thanh niên Hy Lạp ở bên bờ biển bên kia tên là Oedipus dũng mãnh và mưu trí, khi nghe tin, đã liền vượt biển sang, bóc tờ cáo thị của vua, và quyết đi tìm diệt trừ Sphinx.
Khi đến gặp Sphinx, quả nhiên nó lại đưa ra một câu đố bắt Oedipus phải giải:
"Ngươi hãy đoán xem, con gì buổi sáng đi bằng 4 chân, buổi trưa đi bằng 2 chân, buổi tối đi bằng 3 chân. Trong muôn loài, chỉ có nó mới đi đường trong thời gian khác nhau thì dùng bước chân khác nhau. Khi nó đi nhiều là lúc tốc độ và sức lực nhỏ nhất ?"
Sphinx nói xong thản nhiên nở nụ cười thần bí. Sau đó, nó lặng lẽ đứng chờ câu trả lời của người thanh niên xấu số tự mò đến tìm nó . Nào ngờ, Oedipus chả cần phải nghĩ gì thêm, lập tức đáp lại:
"Đó chính là con người! Khi còn bé, là buổi sáng của sinh mệnh, trẻ con mới học đi đều phải dùng chân lẫn tay mà bò, đó chẳng phải là bằng 4 chân đấy sao. Lúc này tuy phải dùng nhiều chân nhưng tốc độ và sức lực lại nhỏ nhất. Sau đó lớn lên vào lúc tráng niên, cũng là buổi trưa của sinh mệnh, đi lại bằng 2 chân. Tới tuổi về già, cơ thể suy nhược, đi lại phải dùng đến gậy, đó có phải là 3 chân đấy sao!"
Đó là câu trả lời đúng, do đó con Sphinx điên tiết lên đã lao từ trên tảng đá xuống và chết. có nguồn khác thì cho rằng: do Sphinx là học trò của nữ thần thông thái ! nữ thần từng phán rằng, nếu ai giải được câu đố của Sphinx thì Sphinx sẽ phải chết!
Qua nhiều thế kỷ, bí mật tượng Nhân sư (Sphinx với mặt người, thân sư tử) tại cao nguyên Giza, Ai Cập, vẫn chưa được ai tìm thấy câu trả lời thỏa đáng. Đó là ai đã xây tượng, tại sao xây và tượng có ý nghĩa gì? Mới đây nhà Ai Cập học Vassil Dobrev thuộc Viện khảo cổ Pháp tại Cairo cho biết đã vén màn bí mật cho bức tượng, sau 20 năm nghiên cứu của ông.
Chiếc mũi của tượng Nhân sư
Sau khi giành được quyền lực tại Pháp và xưng bá tại Châu Âu, Napoleon bắt đầu nhìn sang lãnh thổ châu Phi. Đạo quân nước Pháp bắt đầu đổ bộ lên bờ biển Alexandria và tiến thẳng tới Cairo vào mùa hè năm 1798. Nhưng sự khắc nghiệt của thời tiết, cùng với màn chào đón không lấy gì làm thân thiện lắm của cư dân bản địa trở thành một thách thức thật sự với những người lính Pháp. Một số kêu gào đòi được trở về, một số khác tiêu khiển bằng những chuyến du ngoạn đến tượng đài Nhân Sư, một trong những kỳ quan bí ẩn của Ai Cập, tại thời điểm đó gần như đã bị chôn sâu dưới lớp cát dày.
Những người lính này đã bị cáo buộc vì đã đánh đổ chiếc mũi của tượng Nhân sư. Một vài nhà sử học cho rằng, họ đã sử dụng biểu tượng thiêng liêng này như một chiếc bia tập bắn. Nhưng những nghiên cứu của Frederick Lewis Norden cho thấy, chiếc mũi này đã biến mất khoảng 50 năm trước khi binh đoàn của Napoleon đặt chân đến đây. Thậm chí, nó có thể đã biến mất từ cách đây vài thế kỷ.
Sự vắng mặt của chiếc mũi chỉ là một trong những câu đố nan giải xung quanh bức tượng vĩ đại này. Đầu của tượng nhân sư, được khoác lên kiểu tóc truyền thống, vươn cao hơn 20 mét so với mặt đất, nằm yên lặng trên thân mình được khắc họa như hình dáng của một con sư tử với chiều dài gần 60 mét. Tượng nhân sư, cùng với Kim tự tháp và vô số những ngôi mộ khác cùng tọa lạc trong khuôn viên của Thành phố của người chết - một công trình vĩ đại được dựng lên bởi các Pharaoh khoảng thời gian từ năm 2560 tới 2450 trước Công nguyên.
Từ lâu, người ta cho rằng chính vua Khafre thuộc Triều đại thứ 4 (ông đã xây một kim tự tháp nằm sau tượng Nhân sư) đã xây tượng có mặt giống hình ảnh ông. Tuy nhiên ông Dobrev tin rằng bức tượng, vốn được thực hiện cách đây hơn 4.500 năm, được xây dựng theo lệnh của vua Djedefre, anh em cùng cha khác mẹ của Khafre và là con của Khufu, vị vua đã xây Kim tự tháp lớn nhất ở Giza.
Sau khi vua Khufu qua đời, người dân Ai Cập cổ buồn sầu, nên đã xây nhiều kim tự tháp trong mấy thập niên. Dobrev lập luận rằng vua Djedefre, người kế vị Khufu, đã xây tượng nhân sư có mặt giống vua cha, đồng hóa vua cha với thần mặt trời Ra, nhằm cổ động thần dân luôn kính trọng triều đại vua. Dobrev nói đây là lần đầu tiên ông đưa ra kết luận rằng tượng Nhân sư được vua Djedefre xây dựng sau khi vua cha Khufu qua đời.
Có rất nhiều truyền thuyết liên quan đến tượng nhân sư, nhưng nổi tiếng nhất là câu chuyện về hoàng tử Ai Cập tên là Thutmose. Vì được cha yêu mến nên Thutmose trở thành cái gai trong mắt những người anh chị em mình. Một số thậm chí còn âm mưu giết chết hoàng tử. Để được bình yên, Thutmose bắt đầu cuộc sống xa nhà. Ông dành phần lớn thời gian trên sa mạc, và được dân gian nhớ đến là một người mạnh mẽ, rất thích đi săn và bắn cung. Trong chuyến đi săn định mệnh, Thutmose tới trước tượng Sphinx và cầu nguyện. Một trong những lời hứa mà vị hoàng tử dành cho nhân sư chính là nếu trở thành Pharaoh tiếp theo, ông sẽ giải thoát bức tượng khỏi sự chôn vùi của bão cát. Khi đó, Shinx bị cát vùi lấp đến vai.
Hoàng tử lưu lạc sau này trở thành người cai trị tiếp theo của Ai Cập, và đã thực hiện lời hứa với nhân sư. Ông cho tiến hành một cuộc khai quật có quy mô lớn, và dần dần đào được hai chân của nhân sư. Ông đặt giữa chúng một tấm bia làm bằng đá hoa cương, được biết đến với tên gọi Tấm bia Giấc mơ.
Trong khi nụ cười của nàng Monalisa đã tiêu tốn không biết bao nhiêu công sức của nhiều nhà nghiên cứu trong vô số những cuộc tranh luận không có hồi kết, vẻ mặt khắc khổ và đầy vẻ chịu đựng của tượng Nhân sư dường như lại là thứ ít được đem ra bàn tán nhất trong số những bí ẩn xung quanh bức tượng này. Đa số các sử gia Ai Cập đều thống nhất với nhau rằng, khuôn mặt ấy có những nét gần nhất với khuôn mặt của Pharaoh Khafre - cũng là điều dễ hiểu vì nó được khởi công trong thời kỳ trị vì của vị vua này.
Bí ẩn được khám phá
Sự kỳ bí của bức tượng Nhân sư đã thu hút rất nhiều sự chú ý, đồng thời đặt ra vô số những giả thiết về sức mạnh siêu nhiên của bức tượng này. Một trong số đó là con đường dẫn đến thành phố Atlantis huyền thoại. Thực ra, những lời đồn đại về mối liên hệ này đã bắt đầu dấy lên từ khi Pluto bắt đầu viết về một xã hội không tưởng. Khoảng đầu thế kỷ 20, nhà ngoại cảm người Mỹ, Edgar Allan Cayce nói rằng ông đã nhìn thấy một căn phòng bên trong tượng nhân sư, nơi ẩn chứa bí mật về địa điểm của Atlantis. Ông cũng đưa ra tiên đoán rằng, căn phòng này sẽ được tìm thấy vào năm 1998.
Có rất nhiều truyền thuyết về những lối đi bí mật khác nhau liên quan đến tượng Nhân sư. Các cuộc điều tra của trường Đại học bang Florida, trường đại học Waseda Nhật Bản và trường đại học Boston cho thấy nhiều điều dị thường xung quanh bức tượng.
Năm 1995, một nhóm công nhân đang cải tạo một bãi đậu xe gần đó phát hiện hàng loạt các đường hầm và lối đi, hai trong số đó nối xuống lòng đất gần tượng Nhân sư. Trong khoảng thời gian từ năm 1991 đến năm 1993, khi đang kiểm tra tình trạng xói mòn của tượng Nhân sư bằng cách sử dụng địa chấn, nhóm nghiên cứu của Anthony West đã tìm thấy bằng chứng về sự xuất hiện của các lỗ rỗng có hình dạng như những căn phòng chỉ vài mét bên dưới mặt đất ngay gần phần móng của tượng Nhân Sư. Tuy nhiên việc nghiên cứu sâu hơn đã không được cho phép.
Gần như tất cả các chữ khắc còn lưu trên bia liên quan đều gọi nó bằng cái tên Terrifying One (Kẻ đáng sợ). Tượng Nhân sư khổng lồ liên quan với thần Mặt trời Ra, cũng như vị thần xuất hiện dưới hình dạng của một con chó rừng là Anubis - vị thần của nghĩa địa, thành phố của người chết. Hơn 1.000 năm sau ngày xây dựng được chấp nhận, nó đã được khai quật và phục hồi lần đầu.
Kể từ khi được con người khám phá, tượng Nhân sư khổng lồ đã để lại nhiều dấu ấn kèm theo những bí ẩn khó giải mã, khiến đau đầu nhiều thế hệ. Napoleon từng nhìn chằm chằm vào bức tượng và thể hiện sự sợ hãi thực sự còn các nhà khảo cổ, thám hiểm, sử học và du khách thì đã và đang tìm hiểu, nhưng xem ra tượng Nhân sư vẫn là một trong những công trình bí ẩn nhất của thế giới cổ đại.
Thủ thuật ướp xác của người Ai Cập cổ đại: Sau hàng ngàn năm vẫn khiến người đời kinh ngạc Hoàng Anh11:42:01 09/05/2022Nhắc tới Ai Cập cổ đại, chúng ta không chỉ nhắc tới Kim tự tháp ẩn chứa nhiều bí mật và mảnh đất huyền bí, còn nổi tiếng với những xác ướp hàng ngàn năm tuổi vẫn còn nguyên vẹn cho tới ngày nay
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Báo cáo