Pam Yêu Ơi bật chế độ "lườm nguýt" fan, mẹ Salim đón sinh nhật bất ổn vì con gái
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Lịch sử Việt Nam ghi nhận một trường hợp độc nhất vô nhị khi đại tướng quân lừng lẫy thời Lê Trung Hưng lại có xuất thân thấp kém, thậm chí còn là phạm nhân. Ông là Đinh Văn Tả, người làng Hàm Giang, tỉnh Hải Dương.
Từ bé Đinh Văn Tả đã nổi tiếng khỏe mạnh nhưng tính tình hung hăng. Lớn hơn một chút, Đinh Văn Tả lại chơi với bọn côn đồ, được chúng bầu làm anh cả dẫn đầu.
Một hôm cả lũ đang chơi thì nghe tiếng chiêng, trống tế thần bên kia sông. Sau đó họ kéo nhau bơi sang sông, lẻn vào đình trộm chiêng rồi bơi về. Giữa đường Đinh Văn Tả sung sướng quá mà khua chiêng vang dội. Dân làng kia biết mất chiêng thì đuổi theo nhưng đáng tiếc đã quá muộn.
Nhưng cuối cùng Đinh Văn Tả cũng bị bắt giam trong ngục Đông Môn. Triều đình khi đó đang cần tuyển lính. Chúa Trịnh ra lệnh cho tướng võ phải đến lầu Ngũ Long tập bắn. Thấy các tướng bắn đều lệch, Đinh Văn Tả cười chê. Họ lại thách đố "tên phạm nhân" này bắn thử. Nào ngờ, vừa dứt 3 tiếng súng thì vỡ 3 cái bia. Tất cả mọi người có mặt đều kinh ngạc nhìn Đinh Văn Tả, công nhận ông có tài.
Chuyện đến tai chúa Trịnh, chúa ra lệnh tha cho Đinh Văn Tả rồi cho ra trận. Trên chiến trường, Đinh Văn Tả lập hàng loạt chiến công, được phong làm Quận công. Thế nhưng khi có được chức sắc cao, ông lại xin trả cho vua, chỉ mong được rút tên trong sổ án. Vua chẳng những đáp ứng mà còn giữ nguyên chức vụ Quận công cho vị tướng này.
Chuyện kể rằng đến thời vua Lê Hy Tông, Mạc Kính Vũ cùng dư đảng vẫn làm loạn trên Cao Bình. Đinh Văn Tả đã thống lĩnh đại quân đại phá nhà Mạc. Mạc Kính Vũ sau lần đó phải bỏ chạy sang Long Châu, nhà Mạc chính thức chấm dứt
Năm Đinh Văn Tả 80 tuổi, ông bị bệnh nặng. Biết chuyện, chúa Trịnh đã đích thân đến thăm vị đại tướng quân năm nào và hỏi xem ông có nguyện vọng gì. Ông đáp lại: "Giá thử đang lúc tôi chưa chết, mà chúa phong cho tôi làm Phúc thần, thì tôi nhắm mắt cũng không còn điều gì hối hận nữa".
Quả thật chúa Trịnh liền sai người soạn thảo sắc phong cho Đinh Văn Tả làm Phúc thần thành hoàng làng. Sau khi tạ ơn chúa, vị danh tướng cũng ra đi, thọ 87 tuổi. Năm đó là Ất Sửu niên hiệu Chính Hòa (1685). Sau đời Đinh Văn Tả, con cháu ông tiếp tục tiếp nối truyền thống, làm tướng đánh giặc nổi tiếng. Hiện ở TP Hải Dương vẫn còn cụm di tích đình, lăng, miếu thờ Đinh Văn Tả.
Cụm di tích đình, lăng, miếu Đinh Văn Tả ở phường Quang Trung (TP Hải Dương) nơi phụng thờ ông đã được cấp bằng công nhận khu di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia năm 1993. Hiện khu di tích còn 15 tấm bia nói về Đinh tướng công, trong đó có 7 tấm khắc dựng từ khi tướng công còn sống. Tác giả biên soạn những văn bia này phần lớn là các vị đại Nho đương thời.
Đinh Văn Tả sinh ngày 26.11 năm Kỷ Hợi, niên hiệu Quang Hưng thứ 2 (1599). Thân phụ là Đinh Văn Phú, có công dẹp nhà Mạc, được phong Hùng quận công. Thân mẫu là Nguyễn Thị Năng, nổi tiếng là người hiền hoà, nhân hậu, sinh thời được tôn là hiền mẫu. Chưa đầy 2 tuổi, Đinh Văn Tả mồ côi cha, được mẹ đưa về Hàn Giang nuôi dạy cho đến lúc trưởng thành.
Cuộc đời của tướng công Đinh Văn Tả gắn liền với các chiến công quân sự đánh dẹp các cát cứ của nhà Nguyễn ở đàng trong và nhà Mạc ở đàng ngoài, sự phản loạn của một số quần thần trong triều đình vua Lê, chúa Trịnh. Với 74 lần ra trận, tên tuổi của ông được ghi trong sử sách và lưu danh trong dân gian.
Trong sách "Tang thương ngẫu lục" do đôi bạn thân là Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án cùng hợp soạn vào khoảng cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19 có đoạn viết về Đinh Văn Tả như sau: Vào thời Lê Trung Hưng, ở làng Hàm Giang, tỉnh Hải Dương có người tên là Đinh Văn Tả, sức vóc mạnh mẽ, tính khí hung hăng. Lúc còn nhỏ, ông thường chơi bời với lũ côn quang và được chúng bầu lên làm anh cả.
Cạnh làng có một con sông to rộng hơn một dặm, ngày ngày, ông thường cùng đám bạn ra tắm. Một hôm, khi nghe bên kia sông có tiếng chiêng, trống tế thần, ông cùng đám bạn đố nhau bơi được qua sông sang ăn trộm cái chiêng của làng kia đem về. Ngay sau đó, Đinh Văn Tả lội xuống sông bơi sang bên kia, lẻn vào đình và lấy trộm được cái chiêng đem ra rồi lại xuống sông bơi về. Khi ra đến giữa dòng sông, ông còn khua chiêng vang cả khúc sông, khi ấy làng bên kia mới biết là mất trộm chiêng và tìm thuyền đuổi theo nhưng không kịp.
Về sau, vì phạm tội bị bắt quả tang nên Đinh Văn Tả bị bắt giam trong ngục Đông Môn. Khi ấy, triều đình đương có việc dụng binh, chúa Trịnh sai các tướng võ tập bắn ở lầu Ngũ Long. Đinh Văn Tả và tên lính canh ngục đứng xem thấy không mấy người bắn trúng bia nên ông cười mà nói rằng: "Bia rành rành thế kia mà bắn không trúng, sao mà họ hèn kém vậy?". Các tướng đứng bắn nghe tiếng giận lắm, đưa súng cho Văn Tả và bảo rằng: "Mi nói khoác làm gì thế, súng đây, mi thử bắn đi này!".
Đinh Văn Tả ba phát làm vỡ ba cái bia. Những người chứng kiến ai cũng chịu ông là người có tài. Sau đó, những người lính lại sai ông bắn thử lần nữa xem sao và lần này ông cũng bắn phát nào trúng phát ấy. Việc ấy đến tai chúa Trịnh, chúa đã tha tội, rồi cho theo đánh giặc. Về sau, ông lại lập được nhiều chiến công và được chúa Trịnh phong cho làm Quận công. Nhưng Đinh Văn Tả đã nộp trả bằng sắc không nhận, chỉ xin được rút tên trong sổ án nhưng chúa Trịnh cũng cứ phong cho.
Cô đồng bổ cau "đúng nhận, sai cãi" kêu oan bất thành, "bóc lịch" 7 năm 3 tháng Tuyết Ngọc20:39:59 12/09/2024Lợi dụng sự mê tín của người dân để lấy tiền, cô đồng bổ cau xem bói đúng nhận, sai cãi chính thức trả giá. Như vậy, màn ra sức kêu oan trước đó của cô đã đổ sông đổ bể.
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Báo cáo