Cung nữ, thái giám trong Tử Cấm Thành không bao giờ dám ăn đồ thừa của vua, vì sao lại thế?
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Tử Cấm Thành là một phức hợp cung điện nằm ở quận Đông Thành, thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc.
Với tổng diện tích 720.000 m2, Tử Cấm Thành là cung điện lớn nhất thế giới. Nơi đây từng là hoàng cung, trung tâm kinh thành, nơi ở của hoàng đế và gia đình từ thời nhà Minh (bắt đầu từ Vĩnh Lạc Đế) tới cuối thời nhà Thanh, đồng thời là trung tâm lễ nghi và chính trị của chính phủ Trung Quốc trong suốt hơn 500 năm. Cho đến nay, Tử Cấm Thành vẫn được bảo tồn vẹn nguyên, trở thành một trong những địa điểm du lịch hot nhất tại Bắc Kinh.
Tử Cấm Thành có hơn 70 cái giếng nhưng không ai dám ăn uống
Không chỉ là địa điểm du lịch, Tử Cấm Thành còn thu hút sự chú ý của nhiều người, gợi sự tò mò về những bí ẩn, những câu chuyện khó hiểu. Một trong số đó là câu chuyện về hơn 70 cái giếng trong Tử Cấm Thành nhưng lại không bao giờ dùng để ăn uống. Thời xưa, giếng nước vô cùng quen thuộc, là nơi cung cấp nước sinh hoạt cho con người. Tuy nhiên ở trong Tử Cấm Thành, hơn 70 chiếc giếng chỉ cung cấp nước để rửa, giặt đồ, tưới cây, cọ rửa bàn ghế, lau nhà... chứ không bao giờ dùng làm nước ăn uống, nấu nướng. Các vị hoàng đế không bao giờ lấy nước giếng pha trà, thượng thiện không dùng nước giếng để nấu ăn, ngay cả cung nữ và thái giám cũng không uống nước giếng, tất cả đều có lý do của nó.
Nguyên nhân đầu tiên đến từ chất lượng nước. Vốn dĩ, không phải nước giếng trong Tử Cấm Thành không sạch đến nỗi không ăn uống được mà nó bắt nguồn từ con người. Trong hoàng cung trước đây, chuyện đấu đá nhau giữa các phi tần trong hậu cung, giữa các quan thần lẫn nhau, giữa các thái giám cung nữ với nhau hoặc các thế lực khác, thậm chí có thể là âm mưu mưu phản, người ta có thể nghĩ đủ mọi cách để đầu độc đối thủ, mà một trong những cách đơn giản nhất là đầu độc vào đồ ăn, nước uống.
Do đó, hoàng tộc và những người sống trong Tử Cấm Thành không bao giờ dám dùng nước giếng để ăn uống vì sợ có người bỏ chất độc xuống đây, nếu uống phải có thể bị ngộ độc, thậm chí là chết người. Không chỉ là thuốc độc, những kẻ xấu còn có thể bỏ thuốc tiêu chảy, thuốc vô sinh hay thuốc sảy thai... xuống giếng, gây nên hậu quả khó lường. Hơn thế nữa, do mạch nước của các giếng thông nhau nên chỉ cần một giếng bị bỏ độc thì những giếng còn lại cũng bị nhiễm. Những giếng nước trong Tử Cấm Thành cũng thông với sông Ngự ở ngoài thành. Do sông này chủ yếu phục vụ người dân thường nên không tránh khỏi sự ô nhiễm. Với những người quyền cao chức trọng, chân mệnh thiên tử thì việc ăn uống thứ nước ô nhiễm này là không thể chấp nhận được.
Vậy nước ăn uống trong hoàng cung được lấy từ đâu? Câu trả lời nằm trên núi Ngọc Tuyền. Theo đó, hầu hết nước sinh hoạt trong Tử Cấm Thành đều lấy từ núi Ngọc Tuyền về bởi nguồn nước ở đây rất sạch và đảm bảo, lại được lọc tự nhiên, không bao giờ sợ bị tẩm độc. Bên cạnh đó, vẫn còn nguyên nhân khác liên quan đến việc nước giếng trong Tử Cấm Thành không dùng để ăn uống. Do những sự cạnh tranh, đấu đá thời xưa trong hoàng cung, thậm chí là những vụ giết người âm thầm, không ít thi thể của các phi tần, cung nữ hay thái giám đã bị vứt xuống giếng để trừng phạt hoặc phi tang. Đó là chưa kể việc một số cung nữ, thái giám hoặc lính canh đã tự tử dưới giếng vì gặp phải những chuyện uất ức hoặc bị đe dọa vì những thế lực lớn hơn. Chính vì vậy, chẳng ai dám ăn hoặc uống nước giếng đã từng có người chết ở dưới.
Một trong những câu chuyện huyền thoại về việc sự việc này phải kể đến "giếng Trân phi". Đây là giếng nước vẫn còn tồn tại tới ngày nay và trở thành điểm thăm quan nổi tiếng tại Tử Cấm Thành. Sử sách ghi chép lại, vào đêm liên quân 8 nước tấn công vào Tử Cấm Thành, Từ Hi Thái hậu trong lúc tháo chạy vì không muốn mang theo Trân phi - người luôn chống đối mình, do đó đã sai người dìm chết Trân phi xuống giếng. Bi kịch của Trân phi là một điển hình về những cuộc tranh giành quyền lực vô cùng tàn độc chốn thâm cung trong hàng trăm năm phong kiến trị vì. Những giếng nước được coi là "mồ chôn oan hồn" khiến người ta lo sợ, không bao giờ dám dùng để ăn uống.
Bên cạnh việc này, những giếng nước trong Tử Cấm Thành còn có một chức năng khác, đó là dập lửa. Thực tế, Tử Cấm Thành trước đây được xây dựng chủ yếu bằng chất liệu gỗ, rất dễ bị bắt lửa hoặc bị sét đánh trúng gây ra hỏa hoạn. Trong cuốn "Minh sử" có ghi chép, năm Gia Tĩnh thứ 36 và năm Vạn Lịch thứ 25, trong Tử Cấm Thành đã xảy ra những vụ hỏa hoạn lớn khiến nhiều cung điện bị thiêu rụi, gây ra tổn thất cực kỳ nghiêm trọng. Do đó, việc cho đào nhiều giếng nước trong Tử Cấm Thành là để khi có xảy ra hỏa hoạn, người trong cung sẽ dễ dàng múc nước từ giếng lên để dập lửa, từ đó giảm thiểu mức độ tổn thất cho người và của.
Tử Cấm Thành luôn đóng cửa trước 5h chiều
Mỗi ngày Tử Cấm Thành đón rất nhiều lượt du khách tới tham quan, có thể đón 8 triệu du khách mỗi năm, nhưng nơi này lại có quy định đóng cửa lúc 5 giờ chiều. Rất nhiều du khách thắc mắc trước vấn đề này. Khi tìm hiểu nguyên nhân, việc đóng cửa lúc 5 giờ chiều hóa ra có liên quan tới một sự kiện xảy ra cách đây 61 năm, tức là vào năm 1959. Theo đó, vào ngày 16/8/1959, khi nhân viên đi tuần tra như thường lệ, khi đến nơi trưng bày các bảo vật, họ phát hiện cửa sổ bị phá vỡ, một số di vật cổ bị đánh cắp, trong đó có cuốn sách quý giá của Hoàng hậu Nhân Nhĩ năm Khang Hy thứ 20 của nhà Thanh. Hơn nữa, đồ đính hôn, thư của Hoàng đế Càn Long, mọi thứ đều được mạ vàng quý giá cũng không cánh mà bay.
Ngay lập tức, phía cảnh sát đã vào cuộc điều tra và bắt được thủ phạm thông qua nhận dạng dấu vân tay, đó là một người đàn ông tên Wu Qinghui.
Người này khai rằng, sau khi tham quan những di tích ở đây, lúc đến phòng trưng bày các đồ vật cổ thì nảy sinh tính tham lam muốn ăn trộm. Sau khi bị bắt, người này bị kết án tù. Trong Tử Cấm Thành có hơn 70 cung điện lớn nhỏ, một khu vực cũng có thể lên tới 9.000 phòng. Một số gian phòng đã xuống cấp, chưa được tu sửa, việc du khách tự tiện đi vào có thể đối diện với nhiều nguy hiểm. Hơn nữa, có rất nhiều bí ẩn trong cố cung, một số nơi không thể tự tiện vào tham quan, vì vậy du khách cần cẩn trọng trước những nơi mình định đi.
Để bảo vệ an toàn cho các di tích văn hóa và khách du lịch, Tử Cấm Thành đã quyết định đóng cửa vào lúc 5 giờ chiều. Đây cũng là một quyết định sáng suốt, bởi trong Tử Cấm Thành có rất nhiều di tích văn hóa quý giá và bảo vật có giá trị.
Phòng ngủ Hoàng đế trong Tử Cấm Thành chỉ có 10m2, kém xa cả dân nghèo, lý do vì đâu? Như Ý16:31:21 14/02/2022Tử Cấm Thành hay Cố Cung ở Trung Quốc là một trong những cung điện quy mô lớn nhất thế giới còn tồn tại hiện nay. Diện tích tổng thể của Tử Cấm Thành là 720.000 m2 và tương truyền có 9.999 căn phòng. Vào năm 1407, vị vua thứ ba nhà Minh...
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
6 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
6 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Báo cáo