Doãn Văn Phương: "Ông lớn" FLC vừa bị bắt, từng cưới vợ hoa hậu kém 19 tuổi
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Xuất thân trong nghèo khó nhưng ông Trịnh Văn Quyết đã vươn lên trở thành tỷ phú, có thời điểm, ông là người giàu nhất sàn chứng khoán Việt.
Chủ tịch Tập đoàn FLC - ông Trịnh Văn Quyết vốn vẫn được biết tới là một vị doanh nhân thành đạt, một tỷ phú tiếng tăm trong giới bất động sản. Nhưng đi kèm với đó là ồn ào, đặc biệt liên quan đến vụ bán chui cổ phiếu gây bức xúc những ngày qua.
Ông Trịnh Văn Quyết sinh ngày 27/11/1975 tại Vĩnh Thịnh - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc. Ông sinh ra trong gia đình trí thức bố mẹ đều làm trong nhà nước chính vì thế mà từ nhỏ ông được dạy dỗ cẩn thận. Ông quyết định thi đại học Luật Hà Nội sau 2 năm tốt nghiệp cấp trung học phổ thông.
Ông cũng chia sẻ thêm, cuộc đời ông xuất phát cũng không mấy suôn sẻ chính vì vậy ông đã vào Sài Gòn học và làm nghề sửa chữa đồ điện tử. Sau khi góp được một số vốn nhỏ mới có thể tiếp tục thực hiện ước mơ với sự học. Vừa học vừa làm là áp lực lớn đối với một người mới bước sang tuổi 18 nhưng ý chí và lòng quyết tâm đã giúp ông chinh phục được mơ ước.
Đến năm 24 tuổi, ngoài tấm bằng cử nhân trường đại học Luật Hà Nội ông Trịnh Văn Quyết còn hoàn thành xong chương trình học tại trường Học viện Hành chính Quốc Gia. Đối với ông, học luôn là con đường ngắn nhất để đến với cánh cửa thành công.
Với những kinh nghiệm và kiến thức tích lũy trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại 2 trường đại học lớn, ông Quyết đã tự tin hơn khi mở một văn phòng tư vấn Luật. Năm 2008, công ty Tư vấn Đầu tư SmiC được thành lập với các dịch vụ tư vấn luật doanh nghiệp, luật sở hữu trí tuệ doanh nghiệp và luật đầu tư,...
Trải qua 15 năm hình thành và phát triển tiếng tăm của công ty SmiC đã vươn tầm quốc tế, đạt được nhiều giải thưởng, danh hiệu và bằng khen từ Bộ Tư Pháp. Cá nhân ông Quyết cũng lọt vào danh sách 1 trong 5 luật sư Việt Nam được vinh danh là "Luật sư tiêu biểu".
Cơ duyên khiến ông chuyển hướng đầu tư kinh doanh sang lĩnh vực bất động sản cũng là nhờ vào công việc tư vấn Luật. Trong quá trình xây dựng và phát triển công ty SmiC, ông Quyết đã tạo được nhiều mối quan hệ tốt, quen biết các các khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực này tại Hà Nội. Nhờ lợi thế am hiểu luật pháp cùng quá trình học hỏi không ngừng để hiểu hơn về cách tư vấn ông đã nhận thấy được tiềm năng lớn của thị trường bất động sản.
Quyết định đầu tư một cách chắc chắn sau khi đã tìm hiểu kỹ thông tin chính là điều giúp ông có được những thành công trong các dự án đầu tiên. Khi đã có trải nghiệm với thử thách của thị trường, ông thành lập công ty TNHH Đầu tư Trường phú Fortune. Sau này, công ty đổi tên thành Công ty cổ phần tập đoàn FLC. Đây cũng chính là mốc thời gian đánh dấu sự nghiệp của ông đang trên đà phát triển nhanh chóng.
FLC được xây dựng với hệ thống khu sinh thái du lịch nghỉ dưỡng cao cấp bậc nhất. Điển hình là dự án sân golf FLC Sầm Sơn tại Thanh Hóa và FLC Quy Nhơn thuộc tỉnh Bình Định. Ngoài ra, FLC còn thực hiện thi công nhiều dự án khác với tiến độ thi công thần tốc, quy mô lớn và gây được nhiều tiếng vang đáng nể trên thị trường kinh doanh và đầu tư.
Thời điểm hiện tại, ông được biết đến là tỷ phú số 1 sàn chứng khoán, giá trị tài sản từng ước tính khoảng 22.7 tỷ đồng (1,02 tỷ USD). Với những thành tựu đã đạt được trên thị trường bất động sản nghỉ dưỡng và hàng không, hình ảnh vị doanh nhân của tập đoàn lớn thường xuyên xuất hiện dày đặc trên các mặt báo, truyền thông.
Tuy nhiên, ông Quyết đã 2 lần gây xôn xao dư luận khi "bán chui" cổ phiếu.
Cụ thể, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn FLC đã bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC vào ngày 10.1 nhưng không báo cáo, không công bố thông tin trước khi thực hiện giao dịch theo quy định.
Ước tính với giá giao dịch trong phiên này, ông Quyết đã thu về hơn 1.795 tỉ đồng. Trong khi đó nếu để sang phiên 11.1 với giá sàn 19.700 đồng/cổ phiếu, vị Chủ tịch của FLC chỉ thu được hơn 1.473 tỉ đồng. Như vậy việc bán "chui" cổ phiếu này đã giúp ông Trịnh Văn Quyết nhanh tay bỏ túi mức chênh lệch hơn 322 tỷ đồng. Ngay sau đó, các tài khoản đứng tên ông Trịnh Văn Quyết đã bị phong tỏa và Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) cũng huỷ bỏ giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC hôm 10/1.
Đến chiều 13-1, TS Nguyễn Sơn, Chủ tịch HĐQT Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam, cho biết đến chiều 12-1, cơ bản công tác bóc tách, thực hiện hủy kết quả giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC của ông Trịnh Văn Quyết vào ngày 10-1. Nhiều nhà đầu tư đã được trả lại tiền đối ứng để mua số cổ phiếu này.
Câu chuyện tiếp theo về tài khoản của ông Quyết khi nào được giải phong tỏa và có được giao dịch phần cổ phiếu còn lại trong tổng số 175 triệu cổ phiếu đăng ký bán hay không còn phải chờ cơ quan chức năng xem xét và ra quyết định xử lý.
Đây không phải là lần đầu tiên ông Trịnh Văn Quyết bán "chui" cổ phiếu. Mặc dù là người lãnh đạo cao nhất của Tập đoàn FLC nhưng năm 2017, ông Quyết cũng đã bán "chui" 57 triệu cổ phiếu nhưng không công bố trước theo quy định. Khi đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Quyết 65 triệu đồng vì vi phạm này. Đồng thời khi đó, Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros (ROS - do ông Trịnh Văn Quyết làm chủ tịch HĐQT) cũng bị phạt số tiền 130 triệu đồng vì hành vi dự kiến bán hơn 13,6 triệu cổ phiếu Công ty cổ phần đầu tư và khoáng sản AMD Group (AMD) nhưng không báo cáo. Mức phạt hành chính này là quá ít so với số lãi thu được.
Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị tạm hoãn xuất cảnh một tháng, cổ phiếu giảm sàn hàng loạt Rosu00e913:49:19 28/03/2022Trước đó, vào tháng 1/2022, hành vi bán chui cổ phiếu của chủ tịch Tập đoàn FLC đã từng gây rúng động dư luận và làm chao đảo thị trường chứng khoán
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Báo cáo