Chế Phong: con trai danh ca Chế Linh, ông hoàng nhạc trữ tình, kếch xù ở Mỹ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Trần Thiện Thanh là tên tuổi nổi bật của dòng nhạc vàng, thành công trong cả vai trò nhạc sĩ và ca sĩ, được xưng tụng là một trong "tứ trụ nhạc vàng", là người tài hoa nhưng cũng rất lận đận, đặc biệt là sự nghiệp trong những năm cuối đời.
Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh năm 1942 tại Phan Thiết và mất năm 2005 tại Mỹ. Ngoài vai trò là một nhạc sĩ, Trần Thiện Thanh được biết đến như một ca sĩ nổi tiếng nhất với nghệ danh Nhật Trường và được xem như là một trong bốn giọng nam nổi tiếng nhất của dòng nhạc vàng.
Trần Thiện Thanh sinh vào năm 1942 tại Phan Thiết, Bình Thuận. Ngay từ khi còn nhỏ ông đã thích ca hát. Sau này khi đã trở thành ca sĩ với nghệ danh Nhật Trường, ông có chia sẻ câu chuyện về nghệ danh mình chọn: "Hồi nhỏ tôi thích ca hát lắm nhưng bố mẹ tôi không cho. Thế là tôi phải chờ đến ban đêm đợi bố mẹ đi ngủ rồi mới dám hát. Nhiều khi ban ngày thèm hát quá mà phải đợi đến tối, thấy ngày sao dài ghê nên tôi chọn tên Nhật Trường, có nghĩa là ... ngày dài." Mặc dù, bị bố mẹ cấm ca hát nhưng niềm yêu mến, đam mê với âm nhạc, ca hát không bị vùi lấp trong ông.
Ông đến Sài Gòn năm 1958, học xong thì làm giáo viên trung học. Sau đó, ông tốt nghiệp trường Hạ sĩ quan năm 1965, phục vụ Cục Tâm lý chiến thuộc Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa cho đến cuối tháng 4 năm 1975.
Đầu thập niên 1960, ông lập ban Tứ ca Nhật Trường gồm ông và 3 nữ ca sĩ: Như Thủy (em gái của ông), Vân Quỳnh và Diễm Chi. Với giọng hát trau chuốt, trời phú của mình ông đã chinh phục được giới yêu nhạc Sài Gòn thời bấy giờ. Trong thời gian này, bên cạnh việc đi hát thì ông cũng bắt đầu sáng tác nhạc.
Cũng trong những năm đầu thập niên 60, những sáng tác của Trần Thiện Thanh đã góp phần làm nên tên tuổi của nữ danh ca Phương Dung. Với ca khúc Tạ từ trong đêm của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, cô đã giành được nhiều giải thưởng danh giá như "Huy chương vàng" cho Ca sĩ trình bày xuất sắc nhất và Nữ ca sĩ được cảm tình nhất năm 1965.
Trong những năm cuối thập niên 60, ông thường mặc quân phục lên sân khấu để hát nhạc lính. Trong sự nghiệp ca hát, ông thường hát và diễn chung với ca sĩ Thanh Lan. Sự kết hợp ăи ý giữa hai người đã đưa cái tên Nhật Trường - Thanh Lan trở thành cặp đôi được yêu thích nhất, kéo theo đó là rất nhiều lời đồn đoán xung quanh chuyện tình của ông.
Trong các phim kịch với đề tài người lính, Nhật Trường hay diễn chung với Thanh Lan. Ông từng thực hiện nhạc cảnh về Đại úy Nguyễn Văn Đương mà trong đó, ông đóng vai người lính còn Thanh Lan đóng vai người vợ hậu phương Nguyễn Thị Lệ. Đây là một tiết mục thu hút nhiều khán giả xem TV và loạt nhạc cảnh này đã được chuyển thành phim với tên Trên đỉnh mùa đông chiếu trên Đài Truyền hình Việt Nam.
Ngoài nghệ danh Nhật Trường, ông cũng dùng một số nghệ danh khác như Anh Chương (tên con trai đầu của ông) hay Trần Thiện Thanh Toàn (để tưởng nhớ người em trai đã mất).
Có thể nói ông đã rất thành công trong vai trò một ca sĩ khi được xếp vào hàng ngũ Tứ Trụ nhạc vàng. Tuy nhiên, khi nhắc về ông người ta thường nói nhiều về tài năng sáng tác. Với gia tài khoảng 200 bài hát, các sáng tác của ông chủ yếu về đề tài tình yêu và người lính. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông có thể kể đến như: Chuyện hẹn hò, Chiếc áo bà ba (ca khúc mang âm hưởng dân ca), Hàn Mặc Tử, Hoa trinh nữ, Lâu đài tình ái, Mùa đông của anh, Gặp nhau làm ngơ...
Về sáng tác, hai chủ đề lớn trong sáng tác của Trần Thiện Thanh là tình yêu và tình lính. Ông sáng tác nhiều nhạc về lính, nhưng nhạc lính của ông không có thù hận, gay gắt, kích động hoặc u uất, bi thảm mà thường là trong sáng vui tươi, làm thi vị hóa và lãng mạn hóa đời lính gian khổ. Với tài sáng tác của mình, tên tuổi của ông luôn được nhắc đến cùng với những nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc vàng như Trúc Phương, Lam Phương, Anh Bằng, Hoàng Thi Thơ...
Ông từng là Trưởng ban văn nghệ của Đài Tiếng nói Quân đội, có riêng hai chương trình Nhạc Mùa Chinh Chiến phát từ 12 giờ 05 phút cho tới 12 giờ 55 phút trưa thứ hai và Tiếng Hát 20 phát vào 18 giờ 15 phút chiều thứ hai trên làn sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Quân đội. Sau năm 1968, ông phụ trách thêm chương trình phóng sự chiến trường.
Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông nằm trong danh sách những nghệ sĩ bị cấm hoạt động. Tới năm 1984, ông được cấp phép hoạt động trở lại, tuy nhiên ông từ chối làm việc cho chế độ mới.
Năm 1993, ông di dân sang Hoa Kỳ theo diện đoàn tụ gia đình nhưng gặp phải một số vấn đề trục trặc về vấn đề pháp lý cư trú nên Trần Thiện Thanh không được hợp thức hóa theo diện di trú. Mãi cho đến tháng 5 năm 2004, tức một năm trước khi mất, ông mới nhận được thẻ xanh để có thể đi trình diễn ngoài nước Mỹ. Do đó, có lần MC của trung tâm Asia đã xót xa nói rằng số phận của Trần Thiện Thanh là "vượt truông dài chưa thấy thẻ xanh".
Khi qua Hoa Kỳ, Trần Thiện Thanh cộng tác với một số trung tâm như: Trung tâm Asia, Trung tâm Làng Văи, Trung tâm Mây, Trung tâm Hoàn Mỹ... và lập một hãng đĩa riêng có tên Nhật Trường Proᴅuctions.
Trần Thiện Thanh kết hôn tại Phan Thiết với người vợ đầu tiên Trần Thị Liên khi ông chưa đầy 20 tuổi, rồi hai người cùng vào Sài Gòn sau đó. Hai người có với nhau 4 người con - 2 trai, 2 gái là Anh Chương, Thanh Trân, Thanh Trúc và Anh Châu. Tuy nhiên, hai người đã chia tay nhau một thời gian trước khi xảy ra sự kiện 30 tháng 4 năm 1975.
Thời điểm có những người con đầu tiên, nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đang làm thầy dạy học, có hoàn cảnh rất khó khăn. Lúc bấy giờ vợ ông có thai nhưng không có tiền, ông phải đem bài hát đầu tay là Chuyến Đi Về Sáng bán cho nhạc sĩ Mạnh Phát để lấy tiền nuôi gia đình. Như vậy mặc dù bài hát Chuyến Đi Về Sáng được phát hành với tên của nhạc sĩ Mạnh Phát, nhưng đó lại là 1 sáng tác hoàn toàn của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh.
Trong thời gian ở lại Việt Nam sau năm 1975, Nhật Trường đi trình diễn chui ở các tỉnh miền Tây và sống chung với Kim Dung - người trước đó cũng là một ca sĩ trong Biệt Đoàn Văn Nghệ Trung Ương.
Trần Thiện Thanh và người vợ thứ 2 - Kim Dung
Trần Thiện Thanh kết hôn lần hai và có với Kim Dung một con trai tên Anh Chính, nhưng sau hạnh phúc lại đổ vỡ, Kim Dung hiện cũng đã có gia đình khác ở Việt Nam. Sau đổ vỡ với Kim Dung, ông sống chung với Mỹ Lan ở miền Nam California.
Những năm cuối đời, ông vật lộn với căn bệnh hiểm nghèo - ung thư phổi và qua đời tại nhà riêng ở thành phố Westminster,quận Cam, California vào ngày 13 tháng 5 năm 2005. Thi thể của ông được hỏa táng và đưa về Việt Nam, thờ tại chùa Phước Huệ, thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng.
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Báo cáo