Trấn Thành tiết lộ chuyện gia đình bất hòa: Bất bình khi thấy mẹ chịu thiệt thòi
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Từng là sinh viên bị đuổi học, Trấn Thành đi diễn hài, lấn sân làm phim và thành công với hai tác phẩm ăn khách nhất điện ảnh Việt đến nay. Tuy nhiên, nam MC vẫn bị chê là 'tẩm ướp' sơ sài ẩm thực Việt.
Theo đó, những năm gần đây, phim đề tài cuộc sống hôn nhân và gia đình như một dòng chủ lưu của màn ảnh nhỏ. Bữa cơm gia đình do đó xuất hiện không ít. Tuy nhiên, không vì vậy mà ẩm thực Việt được giới thiệu khéo léo, đặc sắc và ấn tượng hơn.
Ở màn ảnh rộng, số lượng phim điện ảnh Việt chứa yếu tố văn hóa ẩm thực gần như khan hiếm. Khán giả khó để tìm kiếm được một bộ phim Việt mà món ăn Việt trở thành điểm nhấn có chủ ý.
Đầu xuân Quý Mão, Nhà bà Nữ của Trấn Thành thống trị rạp chiếu bằng câu chuyện gia đình của một người phụ nữ bán bánh canh - Lê Giang đóng. Yếu tố ẩm thực được sử dụng trong phim rõ ràng là ý tưởng hay để làm "mồi nhử" thổi bật đề tài văn hóa thị dân - vốn là dòng phim tạo nên tên tuổi của đạo diễn Trấn Thành.
Phim từng được kỳ vọng sẽ có nhiều cảnh đậm chất điện ảnh hơn về món bánh canh. Và món bánh canh có thể có "linh hồn" trong phim. Tuy nhiên, việc lồng ghép văn hóa ẩm thực vẫn chưa đủ "chín" để làm thỏa mãn những người yêu phim.
Dù có cảnh mở đầu đắt giá và đậm chất điện ảnh, bánh canh vẫn không "cứu vớt" được mối liên kết lỏng lẻo giữa ẩm thực và nội dung phim. Thậm chí, ẩm thực chỉ đóng vai trò phục vụ mục đích minh họa cho câu chuyện, làm nền cho diễn biến và hoàn toàn bị lãng quên về cuối.
Trước đó, vào năm 2020, bánh mỳ bắt đầu rục rịch xuất hiện trên màn ảnh nhỏ với Vua bánh mì và Bánh mì ông Màu. Nhìn chung, phản ứng khán giả đều không mấy tích cực. Hai bộ phim bị đánh giá là những câu chuyện đơn thuần sử dụng yếu tố ẩm thực như đồ trang trí làm đẹp bối cảnh.
Nói về hình ảnh ẩm thực trong phim, nữ đạo diễn Lê Đỗ Ngọc Linh - phim 11 tháng 5 ngày - chia sẻ với báo chí: "Chúng tôi định hướng khán giả nhiều hơn ở những câu chuyện khác, chứ không phải vào những món ăn. Như ở một bữa ăn, chúng tôi muốn khán giả quan tâm nhiều hơn đến diễn biến câu chuyện xung quanh bữa ăn đó, còn món ăn chỉ là đạo cụ để nhân vật tương tác với nhau".
Chia sẻ này gây tiếc nuối, bởi lẽ, có trong tay một nền ẩm thực đáng ngưỡng mộ nhưng những món Việt vẫn chưa thực sự mang lại nhiều dấu ấn qua phim ảnh, giống như cách phim ảnh Hàn, Trung đã làm được.
Ẩm thực Việt hiếm khi được coi như một "nhân vật" cụ thể trên phim, thay vào đó, vẫn xuất hiện manh mún như một "gia vị" góp vui cho kịch bản.
Trong khi các ê-kíp làm phim thế giới, không chỉ Hollywood mà cả châu Á, đều có những dấu ấn riêng biệt trên bản đồ phim ẩm thực, dường như Việt Nam vẫn đang giậm chân tại chỗ. Những tác phẩm có chủ đề về ẩm thực Việt hoặc cài cắm để quảng bá, giới thiệu sự tinh túy của ẩm thực Việt là rất ít. Những phim như Mùi đu đủ xanh, Mùi ngò gai chỉ là ký ức.
Theo nhà sản xuất Vũ Thị Bích Liên: "Dù việc quay về ẩm thực không khó, phức tạp như làm phim về bệnh án hay vụ án nhưng phim phá án hay đề tài ngành y lại dễ lôi cuốn, hấp dẫn hơn là khai thác các món ăn hết tập này đến tập khác khi mà nhà làm phim không biết làm sao cho thú vị... Nói về đề tài ẩm thực, nhưng cuối cùng phim vẫn xoay quanh câu chuyện xã hội, gia đình, tình yêu".
Năm 2015, sự xuất hiện của Kungfu phở được nhiều người kỳ vọng sẽ "thay máu" cho phim ẩm thực Việt và hứa hẹn làm "nên chuyện" khi hướng tới tôn vinh món phở nổi tiếng. Đáng tiếc, với yếu tố võ thuật được lồng ghép dễ dãi, Kungfu phở được xem là bộ phim mang màu sắc giang hồ, xã hội đen nhiều hơn một tác phẩm truyền bá văn hóa.
Những năm gần đây, một số bộ phim truyền hình Việt hóa đã quan tâm nhiều hơn đến yếu tố ẩm thực với những hình ảnh đẹp như Gạo nếp gạo tẻ (bún đậu), Thương ngày nắng về (bún riêu) . Đây là hai phim có nhiều cảnh giới thiệu ẩm thực nhận được phản hồi tích cực.
Hai phim đều gây ấn tượng bởi câu chuyện gia đình và những bài học tình thân thấm thía, cùng với đó là đan xen văn hóa ẩm thực. Nhưng triết lý ẩm thực hay "ngón nghề" gia truyền vẫn chưa được truyền tải một cách sâu sắc.
Ẩm thực và văn hóa bản địa của một quốc gia khi rời biên giới muốn giữ được những nét riêng biệt đặc thù cần được truyền tải thông qua những câu chuyện mang tính khái quát và có sức ảnh hưởng. Đây là công thức chung mà những bộ phim quốc tế áp dụng, duy trì để không chỉ tái hiện những thước phim sinh động mà còn góp phần quảng bá văn hóa ẩm thực.
Phim Việt cũng đã đến lúc cần quan tâm hơn đến những điều, có thể vốn được coi là nhỏ, như vậy!
Phim Mai - Trấn Thành xuất khẩu sang Mỹ, Châu Âu sau khi thu về 500 tỷ tại VN Minh Phúc16:06:06 12/03/2024Sau khi liên tục lập kỷ lục phòng vé và thu về lượng doanh thu khủng, Trấn Thành tiếp tục nhận về tin vui khi đứa con tinh thần được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Báo cáo