Trần Bảng: Cha NSƯT Trần Lực, được mệnh danh "ông trùm chèo" lúc sinh thời

Như Lan14:29 19/02/2025

 6  |  0 Thảo luận  |  Báo cáo

Theo dõi trên

Cố nghệ sĩ Trần Bảng là một người tri thức xuất phát từ khoa bảng, có quan hệ mật thiết với nhà văn Khái Hưng. Thưở sinh thời, ông được mệnh danh là "ông trùm chèo" vì tiếp xúc sớm và có ảnh hưởng sâu rộng tới bộ môn hát nói này.

Ông nội của cố nghệ sĩ Trần Bảng là tuần phủ Trần Mỹ. Cha là nhà văn Trần Tiêu, đậu Thành chung, mở trường dạy học và là cộng tác viên đắc lực của Tự lực văn đoàn. Vốn yên vị với nghề dạy học ở quê nhà, không có ý định viết văn, nhưng chính sự khuyến khích của người anh ruột - nhà văn Khái Hưng (Trần Khánh Giư) - tác giả của những tiểu thuyết nổi tiếng, như: Hồn bướm mơ tiên, Nửa chừng xuân, Tiêu Sơn tráng sĩ, Trống mái,... nên ở tuổi 36, nhà văn Trần Tiêu mới bước chân vào làng văn. Dẫu vào nghề văn muộn, nhưng cụ đã khẳng định sức viết của mình qua tiểu thuyết Con trâu, Chồng con, Làng Cầm đổi mới; Dưới ánh trăng (1936, viết chung với Khái Hưng). Cụ được đánh giá là nhà văn Việt Nam đầu tiên viết về con trâu "đầu cơ nghiệp", "người bạn" thân thiết của nhà nông.

Trần Bảng: Cha NSƯT Trần Lực, được mệnh danh ông trùm chèo lúc sinh thời - Hình 1

Trần Bảng lớn lên trong truyền thống gia đình có thiên hướng văn chương, nghệ thuật. Ông học chữ quốc ngữ bên cạnh chữ Hán, thấm nhuần, tiếp nhận giáo lý Nho gia, am tường nhiều ngoại ngữ Anh, Pháp, Nga, Đức... đặc biệt thông thạo tiếng Pháp. Người học trò - TS Trần Đình Ngôn - nói về thầy hướng dẫn khoa học của mình với niềm kính trọng: "Ông tiếp nhận triết học Mác, đồng thời thấu hiểu tư tưởng triết học phương Đông. Xuất, xử, hành, tàng trong phương châm xử thế của các bậc thức giả cũng trở thành phương châm xử thế của giáo sư Trần Bảng - người luôn xây dựng, bảo vệ sự nghiệp chung và giữ gìn nhân cách một sĩ phu Bắc Hà".

Là một trí thức Tây học được đào tạo từ thời Pháp tài năng và uyên bác, GS. NSND Trần Bảng luôn giữ phong thái một "sĩ phu Bắc Hà" trọng nhân cách và tài năng. Ông đến với cách mạng, nhận thức được sứ mệnh của văn hóa "soi đường quốc dân đi". Rời vùng quê Vĩnh Bảo, người chiến sĩ văn nghệ Trần Bảng lên chiến khu Việt Bắc, bén duyên Đoàn Văn công Nhân dân Trung ương từ đó...

Trần Bảng: Cha NSƯT Trần Lực, được mệnh danh ông trùm chèo lúc sinh thời - Hình 2

Mang phẩm chất của "kẻ sĩ Bắc Hà", ông coi trọng nhân cách sống đẹp và truyền cách sống ấy cho con cháu. Có việc nhỏ là khi ông từ viện sắp về, hoặc đã về đến nhà, học trò của ông mới biết mà lục tục đến thăm. Diễn ra vài lần như thế, cô học trò được ông quý yêu như con gái - nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát - đến thăm có ý trách thầy, thì ông cũng chỉ cười hiền, nói một cách hài hước: "Là chú ngại mọi người mất việc, hơn nữa ngại ánh mắt người vào thăm cứ có cảm giác như mình sắp... "đi" đến nơi"!

Đầu năm 2017, Chủ tịch nước ký trao tặng và truy tặng cho 10 tác giả Giải Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt V, trong đó có học trò của ông - TS Trần Đình Ngôn. Không thấy tên mình trong danh sách trên, GS. NSND Trần Bảng chỉ cười hiền nói: "10 văn nghệ sĩ có cụm tác phẩm xuất sắc và đặc biệt xuất sắc góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và bảo vệ Tổ quốc, vinh dự được nhận Giải Hồ Chí Minh là hoàn toàn xứng đáng".

Trần Bảng: Cha NSƯT Trần Lực, được mệnh danh ông trùm chèo lúc sinh thời - Hình 3

An nhiên, ông nói với con trai: "Ở đời, quan trọng nhất vẫn là việc mình đã từng cống hiến được cho nghề". Cho đến ngày 19/4/2017, Chủ tịch nước ký quyết định tặng thêm 7 Giải Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật, trong đó có tên NSND Trần Bảng cùng 6 tác giả khác (nhạc sĩ Thuận Yến, nhà thơ Thu Bồn, nhạc sĩ Đinh Ngọc Liên, nghệ sĩ Lương Nghĩa Dũng, nghệ sĩ Tạ Quang Bạo), ông cũng vẫn chỉ cười hiền hiền. Đôi mắt như biết cười của ông nhìn xa xăm xúc động như đang bồi hồi nhớ lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Việt Bắc cách nay hơn 60 năm: "Chèo là viên ngọc quý. Phải gắng sức học, nhất là các nghệ nhân giỏi nghề để hiểu sâu, nắm vững và bảo tồn nghề chèo".

Ngày 19/7/2023, NSƯT Trần Lực cho biết - cha ông là NSND Trần Bảng đã qua đời lúc 6h cùng ngày, sau thời gian nằm viện. Ông hưởng thọ 97 tuổi. Vài ngày trước nghệ sĩ Trần Bảng bị ngã, phải phẫu thuật thay khớp. Đạo diễn Trần Lực đã báo tin mừng về ca phẫu thuật thành công. Tuy nhiên, sau đó, ông sốt nhiều ngày vì viêm phổi.

Trần Bảng: Cha NSƯT Trần Lực, được mệnh danh ông trùm chèo lúc sinh thời - Hình 4

Những năm gần đây, sức khỏe ông yếu nhưng tinh thần minh mẫn. Nghệ sĩ sống cùng gia đình con trai từ 6 năm trước. Ở tuổi ngoài 90, ông vẫn cập nhật tin tức qua mạng xã hội, sử dụng thành thạo iPad. Nghệ sĩ Trần Bảng được mệnh danh là "ông trùm chèo", bởi ông thuộc thế hệ đầu tiên khôi phục nghệ thuật chèo dần mai một trước phong trào Âu hóa những năm 1950. Ông vừa là đạo diễn, nhà soạn giả, vừa là nhà học thuật, lý luận chèo.

Ngay từ nhỏ ông đã say mê văn chương, kịch nghệ nước ngoài. Hai mươi tuổi, ông đã đọc được sách Hán Nôm, thông thạo nhiều thứ tiếng. Sau Cách mạng tháng 8, ông tham gia kháng chiến chống Pháp. Năm 1951, ông tham gia vào Đoàn Văn công Trung ương, cùng tổ kịch với Thế Lữ, Song Kim, Nguyễn Hoài... Ở đây, ông bắt đầu đến với nghệ thuật chèo.

Trần Bảng: Cha NSƯT Trần Lực, được mệnh danh ông trùm chèo lúc sinh thời - Hình 5

Năm 1957, ông với Bùi Đức Hạnh, Hoàng Kiều, Hà Văn Cầu, Hồ Ngọc Cẩn cùng các nghệ nhân Trùm Thịnh, Cả Tam, Lý Mầm, Năm Ngũ thành lập Ban học thuật về chèo. Ở đây ông đã khai thác, bảo tồn các vở chèo cổ, lưu giữ các lớp trò của các nghệ nhân. Từ những bài học thuật đó, ông đã cải biên, xây dựng lại nhiều vở chèo cổ như Quan Âm Thị Kính, Xuý Vân (từ vở Kim Nham), Nàng Thiệt Thê (từ vở Chu Mãi Thần)...

Riêng với vở Quan Âm Thị Kính đã được ông dàn dựng lại 3 lần (1956, 1968, 1985). Với những vở diễn này, ông đã đóng góp đáng kể trong việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật chèo cổ, đưa chèo cổ sống lại trên sân khấu chèo hiện đại. Cùng với đó, trong hơn 60 năm gắn bó với nghệ thuật chèo, NSND Trần Bảng đã sáng tác hơn 10 vở chèo nổi tiếng như Con trâu hai nhà (1956), Đường đi đôi ngả (1959), Cô gái và anh đô vật (1976), Tình rừng (1972), Câu chuyện tình những năm 80 (1981), Máu chúng ta đã chảy (1996), Lọ nước thần...

Trần Bảng: Cha NSƯT Trần Lực, được mệnh danh ông trùm chèo lúc sinh thời - Hình 6

Bạn có THÍCH bài viết này chứ?
Không

Chủ đề liên quan

Cao Ngọc Sơn: Nổi danh "thần tốc" trong làng chèo, quá khứ đầy khó khăn

Cao Ngọc Sơn: Nổi danh "thần tốc" trong làng chèo, quá khứ đầy khó khăn
Hoa Chỉ15:36:44 07/02/2025
Từ nhiều năm nay, cái tên Sơn chèo - nghệ danh của Trung tá, Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) Cao Ngọc Sơn (Nhà hát Chèo Quân đội) đã trở nên quen thuộc với đông đảo công chúng yêu chèo.

 1  |  0 Thảo luận  |  

Hồ Ngọc Trinh: Tỏa sáng với vai trái ngang, thế hệ trẻ tiếp lửa nghệ thuật chèo

Hồ Ngọc Trinh: Tỏa sáng với vai trái ngang, thế hệ trẻ tiếp lửa nghệ thuật chèo
Mặc Lan12:52:13 23/01/2025
Vốn có giọng ca trời phú , từ năm 14 tuổi, NSND Hồ Ngọc Trinh bén duyên cùng ca hát khi cộng tác với Trung tâm Văn hóa huyện Mộc Hóa lúc bấy giờ. Để giúp đỡ gia đình, chị vừa đi học, vừa đi hát kiếm thu nhập.

 4  |  1 Thảo luận  |  

NS Thanh Hoài: "Chuông vàng, khánh bạc" làng chèo, mê đắm tái hiện truyện Kiều

NS Thanh Hoài: "Chuông vàng, khánh bạc" làng chèo, mê đắm tái hiện truyện Kiều
Hoa Chỉ14:47:11 17/01/2025
Nghệ sĩ Thanh Hoài là người con Thái Bình, sinh ra đã là con nhà nòi có truyền thống nghệ thuật. Bà say mê với nghệ thuật chèo và truyện Kiều, đến khi về hưu vẫn là người truyền lửa và người thầy truyền dạy cho thế hệ nghệ sĩ chèo trẻ.

 4  |  0 Thảo luận  |  

NSND Thúy Mùi: Người truyền lửa làng Chèo, vẫn miệt mài với nghệ thuật ở tuổi 61

NSND Thúy Mùi: Người truyền lửa làng Chèo, vẫn miệt mài với nghệ thuật ở tuổi 61
Hoa Chỉ15:54:03 09/01/2025
NSND Thúy Mùi là người con của Ninh Bình - cái nôi của bộ môn nghệ thuật Chèo. Bà được xem là một trong những cây đa cây đề làng chèo. Ở tuổi 61, bà vẫn còn tâm huyết và dẫn dắt người trẻ để nghệ thuật truyền thống không mai một.

 2  |  0 Thảo luận  |  

NSND Trần Hoài Thu: Nữ nghệ sĩ chèo trẻ nhất được phong tặng NSND, kết hôn cùng chồng hơn 34 tuổi

NSND Trần Hoài Thu: Nữ nghệ sĩ chèo trẻ nhất được phong tặng NSND, kết hôn cùng chồng hơn 34 tuổi
Vân Anh20:18:38 18/12/2023
Theo quyết định do Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ký ngày 28/11, có 42 cá nhân được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân đợt 2 năm 2023. Trong đó, nghệ sĩ Hoài Thu là diễn viên chèo trẻ tuổi nhất trong số các nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu NSND.

 3  |  1 Thảo luận  |  

NSND Quốc Anh: "Cụ lý" làng hài đất Bắc đánh đổi hạnh phúc gia đình nhận lại hào quang sự nghiệp

NSND Quốc Anh: "Cụ lý" làng hài đất Bắc đánh đổi hạnh phúc gia đình nhận lại hào quang sự nghiệp
Huỳnh Phúc10:34:14 20/09/2023
NSND Quốc Anh được công chúng biến đến rộng rãi thông qua đĩa, tiểu phẩm hài. Với nét diễn xuất có duyên gây cười khán giả, ông trở thành hình ảnh gắn liền tuổi thơ của nhiều người.

 5  |  0 Thảo luận  |