TP.HCM "vỡ trận" vì Lễ Phật đản, nguồn gốc và ý nghĩa của Đại lễ này là gì?

Phúc Sen19:40 20/05/2024

 1  |  1 Thảo luận  |  Báo cáo

Theo dõi trên

Giữa không khí người dân đang hướng về tâm linh Phật pháp, chào đón Đại lễ Phật đản, ngày lễ cực kỳ lớn của những người tín ngưỡng đạo Phật. Thì ý nghĩa và nguồn gốc của Đại lễ này cũng được netizen quan tâm tìm hiểu.

Ngày Phật Đản là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật (Phật Đản, Vu lan, Thành đạo). Trước năm 1959, các nước Đông Á thường tổ chức ngày lễ Phật Đản vào ngày 8/4 âm lịch. Nhưng tại Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên, tại Colombo (Sri Lanka) được tổ chức từ ngày 25/5 đến ngày 8/6/1950, 26 nước là thành viên thống nhất lấy ngày Phật Đản quốc tế là ngày rằm tháng tư âm lịch hàng năm (15/4).

TP.HCM vỡ trận vì Lễ Phật đản, nguồn gốc và ý nghĩa của Đại lễ này là gì? - Hình 1

Từ năm 1999, ngày lễ Phật Đản ngày 15/4 (âm lịch) đã được Liên Hiệp Quốc công nhận là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới. Lễ Phật Đản là một trong ba lễ cấu thành Lễ Tam hợp mà Liên Hiệp Quốc gọi là Vesak (lễ Phật Đản sinh, lễ Phật thành đạo và lễ Phật nhập Niết bàn).

Lễ Phật Đản được tổ chức hàng năm, vào ngày rằm tháng tư, để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất thân là Thái tử Tất Đạt Đa, dòng họ Cồ Đàm, vương tộc Thích Ca. Ngài được cho là sinh vào ngày rằm tháng tư âm lịch năm 624 trước Tây lịch (theo lý giải của phái Nam tông), mùng 8/4 âm lịch (theo lý giải của phái theo Bắc tông) tại vườn Lâm Tỳ Ni - nơi nằm giữa Ca Tỳ La Vệ và Devadaha ở Nepal.

TP.HCM vỡ trận vì Lễ Phật đản, nguồn gốc và ý nghĩa của Đại lễ này là gì? - Hình 2

Vào ngày lễ, Phật tử thường vinh danh Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng (qua các hình thức như dâng cúng, tặng hoa, đến nghe thuyết giảng), và thực hành ăn chay và giữ Ngũ giới, thực hành bố thí và làm việc từ thiện, tặng quà, tiền cho những người yếu kém trong cộng đồng.

Theo truyền thống Đại lễ Phật đản ở Việt Nam được Phật giáo tổ chức trang trọng, thành kính. Lễ chính được tổ chức vào ngày rằm tháng 4 âm lịch, Giáo hội các tỉnh thành và các chùa, tịnh xá thường tổ chức các hoạt động để mừng ngày đại lễ như: làm lễ đài để tổ chức chương trình văn nghệ, diễu hành xe hoa, thả đèn hoa đăng trên sông, thuyết giảng về Phật pháp, nghi thức tắm Phật... để những người con Phật tưởng nhớ kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời, Đức phật đã mang ánh sáng chân lý soi rọi vào cuộc sống, xóa tan những nỗi khổ niềm đau.

TP.HCM vỡ trận vì Lễ Phật đản, nguồn gốc và ý nghĩa của Đại lễ này là gì? - Hình 3

Vào ngày Phật Đản, các Phật tử không sát sinh, mọi người đều ăn chay, lau dọn vệ sinh nhà cửa và trang trí bàn thờ Phật thật đẹp. Các Phật tử có thể đến chùa để phụ giúp làm công quả, nghe các bài thuyết giảng về cuộc sống, tự chiêm nghiệm về hành động của bản thân để làm cho tâm hồn được thanh tịnh.

Ngoài ra, trước và trong dịp Đại lễ, Giáo hội Phật giáo các tỉnh thành, các chùa tích cực tổ chức các hoạt động từ thiện, thăm hỏi và tặng quà cho những tăng, ni, Phật tử có uy tín, có công lao với Đạo pháp hoặc những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, người tàn tật.... Thông qua các hoạt động này là dịp để mỗi người con Phật nhận diện về vai trò của mình đối với trách nhiệm xây dựng xã hội, xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc, theo đúng phương châm của đạo Phật "sống tốt đời, đẹp đạo".

TP.HCM vỡ trận vì Lễ Phật đản, nguồn gốc và ý nghĩa của Đại lễ này là gì? - Hình 4

Tối ngày 19/5 vừa qua (tức 12/4 Âm lịch), hàng nghìn người dân, phật tử khắp TPHCM đã đổ về chùa Pháp Hoa (quận 3) thả hoa đăng, cầu nguyện nhân dịp Đại lễ Phật đản - Phật lịch 2568. Đây là một trong những nét đẹp tín ngưỡng được người dân TPHCM duy trì qua nhiều năm.

Thả đèn hoa đăng là một việc làm ý nghĩa trong Phật giáo. Khi ngọn đèn hoa đăng được đốt lên, mỗi người sẽ cầu nguyện vào đó một tâm niệm thiện lành, an lạc cho bản thân và gia đình. Do chỉ có một lối duy nhất xuống dòng kênh nên phía nhà chùa đã hạn chế người dân trực tiếp thả xuống nước, thay vào đó, một đội tình nguyện phụ trách nhận đèn hoa đăng từ mọi người để thả xuống kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.

TP.HCM vỡ trận vì Lễ Phật đản, nguồn gốc và ý nghĩa của Đại lễ này là gì? - Hình 5

Đại lễ Phật đản là thể hiện đoàn kết trên tinh thần hợp tác hòa bình, hạnh phúc. Trong mùa Phật đản, những người con Phật khắp nơi thực hiện tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ động viên nhau vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo.

Đại lễ Phật đản cũng là đề cao tinh thần tương trợ giúp đỡ nhau, khắc phục khó khăn xây dựng cuộc sống an vui mọi người mọi nhà cùng hạnh phúc. Vào ngày lễ, Phật tử thường vinh danh Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng (qua các hình thức như dâng cúng, tặng hoa, đến nghe thuyết giảng), và thực hành ăn chay và giữ Ngũ giới, thực hành bố thí và làm việc từ thiện, tặng quà, tiền cho những người yếu kém trong cộng đồng.

TP.HCM vỡ trận vì Lễ Phật đản, nguồn gốc và ý nghĩa của Đại lễ này là gì? - Hình 6

Ngoài ra, trước và trong dịp Đại lễ, Giáo hội Phật giáo các tỉnh thành, các chùa tích cực tổ chức các hoạt động từ thiện, thăm hỏi và tặng quà cho những tăng, ni, Phật tử có uy tín, có công lao với Đạo pháp hoặc những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, người tàn tật.... Thông qua các hoạt động này là dịp để mỗi người con Phật nhận diện về vai trò của mình đối với trách nhiệm xây dựng xã hội, xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc, theo đúng phương châm của đạo Phật "sống tốt đời, đẹp đạo".

TP.HCM vỡ trận vì Lễ Phật đản, nguồn gốc và ý nghĩa của Đại lễ này là gì? - Hình 7

Bạn có THÍCH bài viết này chứ?
Không
việt phương thoa mất bahằng du mụcvợ quang hảiá hậu phương nhichu thanh huyềnjack (j97)ca sĩ jacktôn bằngtriệu lộ tưbé solquỳnh lươngjackxuân sơnthiên ânhồng loan