Thảm kịch Itaewon: Cô gái Việt kể lý do thoát nạn hy hữu, chạnh lòng cảnh mọi người tìm thân nhân
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Siết chặt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo tinh thần Chỉ thị số 16, TP.HCM đã tăng cường các biện pháp giãn cách xã hội. Việc đảm bảo nguồn lương thực, thực phẩm cho người dân trong thời gian này được đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy các phường, xã tại TP đã tổ chức thực hiện việc đi chợ giúp người dân.
Tuy nhiên, nhiều địa phương phản ánh tình trạng cán bộ đi chợ giúp nhưng khi đến lúc giao lại không có người nhận, một số trường hợp người dân cho biết, "chỉ là đặt thử". Ông Phan Thanh Hòa, chủ tịch UBND phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, cho biết sáng 27-8, có khoảng 30 đơn hàng người dân đặt mà không lấy. Khi gọi tới thì một vài số điện thoại không bắt máy, những trường hợp còn lại thì nói không đặt.
Mỗi ngày, lực lượng địa phương phải làm nhiều công tác phòng, chống dịch, nên khi người dân đặt thì sẽ xác nhận và kiếm nguồn hàng giao, chứ không thể đến từng nhà xác minh trước được. Trước đó có đến 30 đơn hàng không có người nhận đã được bên siêu thị hỗ trợ nhận lại.
Trong khi đó, tại một số phường ở quận Tân Phú như phường Hiệp Tân, phường Tân Quý, phường Phú Thạnh... cũng gặp tình trạng tương tự. Lãnh đạo phường Phú Thạnh, quận Tân Phú, cho biết những ngày qua phường cũng gặp một vài trường hợp đặt hàng nhưng không nhận, người dân cho biết lý do không nhận vì hàng giao trễ.
Theo các phường, việc đi chợ giúp dân cũng phụ thuộc thời gian tại đơn vị cung cấp hàng. Có ngày đến cả ngàn đơn nên công tác tổng hợp và đợi hàng về cần thêm thời gian "chứ không phải đặt là có thể giao ngay". Sau khi nhận hàng, lực lượng địa phương cùng các chiến sĩ bộ đội sẽ đến giao cho người dân nhanh nhất có thể. "Chúng tôi mong bà con thông cảm, thấu hiểu sự khó khăn này, đồng thời bà con phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đặt hàng để tránh trường hợp giao nhưng không nhận", vị này chia sẻ.
Trước tình trạng này, chia sẻ trong buổi Livestream "Dân hỏi - Thành phố trả lời" trước đó, ông Lê Quang Tự Do, Phó cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) đề nghị người dân "không thử nữa" mà chỉ liên hệ khi thật sự cần. Các cán bộ tham gia chống dịch, đặc biệt là lực lượng tuyến đầu, rất vất vả. Do đó, ông mong muốn công sức đó cần dành để giúp đỡ những người thực sự khó khăn.
Thực tế, khi nhận đi chợ hộ, cán bộ phụ trách sẽ tự trả tiền trước cho các đơn hàng, người dân chuyển trả lại khi nhận được hàng hoá. Từ đó dẫn đến nguy cơ cán bộ bị "bom" hàng dù đã vất vả từ khâu soạn đơn, chọn sản phẩm đến giao cho người dân.
Chị Phương Anh, một cán bộ đi chợ hộ tại TP. Thủ Đức (TP. HCM) cho biết bị "bom" đơn hàng có giá trị 700.000 đồng. Khi đứng trước chung cư chờ giao cho người nhận, chị gọi hàng chục cuộc vẫn không được phản hồi.
"Các đơn hàng ít thì giá vài trăm, nhiều lên đến tiền triệu. Nhiều người dân khi được cán bộ mang hàng đến tận nhà thì mới báo chỉ định thử xem có được không, trong khi đó chúng tôi phải mất nhiều công sức", chị Phương Anh chia sẻ.
Ngược lại, nhiều người dân tại chung cư Masteri (phường Thảo Điền, TP. Thủ Đức, TP. HCM) lại chật vật để nhờ đi chợ hộ, bởi hiện nay số đơn hàng đã quá tải, các tình nguyện viên phải làm việc xuyên đêm nhưng vẫn không đáp ứng kịp.
"Phường thông báo cho các gia đình danh sách 17 số điện thoại để người dân liên hệ gửi phiếu nhờ đi chợ hộ. Điền phiếu xong, tôi kết bạn Zalo với cả chục số trong danh sách nhưng không được, gọi cũng không ai nghe", anh Nguyễn Đức Vinh (ngụ phường Thảo Điền) cho biết.
Ngụ phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, chị Ngô Thị Kim Thoa được hướng dẫn đi chợ hộ theo các gói combo của siêu thị. Tuy nhiên, chị cho rằng mức giá lại quá cao trong khi thu nhập gia đình chị đang hạn hẹp.
"Tôi cũng tham gia và đăng ký theo nhóm đi chợ hộ của Bách hóa Xanh trên Zalo, nhưng nhóm có tới cả ngàn thành viên, mọi người tranh mua, tin nhắn tới tấp nhìn rất ngán", chị Thoa kể.
Hiện tại TP Hồ Chí Minh bước sang ngày thứ 6 thực hiện siết chặt giãn cách xã hội theo nguyên tắc Chỉ thị 16. Sức ép từ việc phải phân phối hàng thiết yếu đến tay gần 9 triệu người dân đang đè nặng lên lực lượng hỗ trợ bởi hầu hết các điểm bán hàng lưu động, thương mại điện tử hay shipper giao thực phẩm đều đã tạm ngừng hoặc chỉ hoạt động cầm chừng.
Tuy vậy, sau khi ngày triển khai, công tác đi chợ hộ đã diễn ra suôn sẻ hơn. Các lực lượng cũng đang tăng cường nhân sự bởi theo dự báo, sức mua ngày cuối tuần sẽ tăng lên rất nhanh. Đến cuối tuần này, nhu cầu rau xanh và thịt cá tươi tại TP Hồ Chí Minh sẽ tăng mạnh do một phần người dân dần hết lượng thực phẩm đã dự trữ từ trước đó. Đây là dự báo từ Tổ công tác phía Nam của Bộ NN&PTNT.
Áp lực lên khâu phân phối hàng với lực lượng hỗ trợ đang ngày càng lớn đòi hỏi những cách tổ chức cung ứng hàng chủ động, linh hoạt, áp dụng yếu tố công nghệ để việc cung ứng hàng thiết yếu đến người dân không bị đứt gãy, trong thời điểm đặc biệt khó khăn này.
Theo Sở Công Thương, mỗi ngày có hơn 70.000 đơn hàng đi chợ hộ được thực hiện và sẽ còn tăng trong những ngày tới do lực lượng đi chợ hộ đã dần quen công việc.
Chủ trại hòm bị bom hàng: Thủ phạm được tha nhưng phải lạy tổ nghiệp 100 lạy, nghi có người xúi giục Keng07:34:28 21/08/2023Những ngày qua, mạng xã hội xôn xao với việc một chủ trại hòm ở Cà Mau bị bom hàng . Khi thủ phạmđến xin lỗi, chủ trại hòm không làm khó, chỉ yêu cầu đốt nhang lạy tổ nghiệp. Người này đặt nghi vấn có người đứng sau xúi giục.
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Báo cáo