Vụ cậu bé bị ép dùng chất cấm: Khung hình phạt và hệ lụy nghiêm trọng có thể xảy ra
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Hôm 17/3, Tòa hình sự quốc tế (ICC) đã phát lệnh bắt Tổng thống Nga Vladimir Putin, cáo buộc ông phạm "các tội ác chiến tranh" tại Ukraine.
Ngoài Tổng thống Nga Vladimir Putin, trong lệnh bắt của Tòa Hình sự Quốc tế (ICC) còn có bà Maria Lvova-Belova, ủy viên về quyền trẻ em của Nga, với cùng tội danh.
Theo ICC, Tổng thống Putin "chịu trách nhiệm trực tiếp khi thực hiện hành vi", cũng như "không kiểm soát hoặc cho phép các cơ quan dân sự và quân sự dưới quyền làm điều này".
Phản ứng trước quyết định này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova gọi đây là một hành động "vô nghĩa" và không dựa trên bất kỳ cơ sở pháp lý nào. "Nga không phải là một bên của Quy chế Rome về ICC nên chúng tôi không có nghĩa vụ gì với tòa này", bà nói.
Người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov nói các quyết định của ICC là vô hiệu, Nga không công nhận thẩm quyền ICC. "Đây là vấn đề không thể chấp nhận được. Nga, cũng như một số quốc gia khác, không công nhận thẩm quyền của tòa án này. Theo đó, bất kỳ quyết định nào thuộc loại này đều vô hiệu đối với Nga về mặt pháp luật", ông nói.
Quyết định được ICC đưa ra sau cuộc điều tra về cáo buộc Nga phạm tội ác chiến tranh và chống lại loài người liên quan đến chiến sự Ukraine. Công tố viên ICC Karim Khan mở cuộc điều tra ở Ukraine cách đây một năm. Ông thực hiện các chuyến đi tới Ukraine, nhấn mạnh sẽ xem xét các cáo buộc tội ác đối với trẻ em và việc nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng dân sự.
Tuy nhiên, Moskva nhiều lần phủ nhận điều này. Nga không công nhận thẩm quyền của ICC, do đó chưa rõ cơ quan này sẽ thực hiện lệnh bắt ra sao.
Nga đã ký Quy chế Rome về ICC vào năm 2000, song chưa bao giờ phê chuẩn để trở thành thành viên của ICC. Nước này rút lại việc ký kết vào năm 2016. Vào thời điểm đó, Nga chịu áp lực quốc tế về việc sáp nhập Crimea từ Ukraine vào năm 2014, cũng như chiến dịch không kích ở Syria để hỗ trợ Tổng thống Bashar al-Assad tiến hành cuộc chiến chống quân nổi dậy.
Sau khi Tòa Hình sự quốc tế (ICC) phát lệnh bắt Tổng thống Nga Putin, Tổng thống Mỹ Biden cũng đã lên tiếng về thẩm quyền của tòa này và bình luận về trát trên của ICC.
Tổng thống Mỹ Biden thừa nhận rằng Washington không công nhận Tòa Hình sự quốc tế (ICC) nhưng đồng ý với các tuyên bố của tòa này cho rằng Tổng thống Nga Putin đã "phạm các tội ác chiến tranh" ở Ukraine.
Nói với đội phóng viên Nhà Trắng hôm 17/3, ông nói rằng Tòa Hình sự quốc tế là có lý nhưng ông cũng chỉ ra rằng "vấn đề là, chúng tôi không công nhận tòa này trên bình diện quốc tế".
Khi được một phóng viên khác hỏi, ông Biden đã trả lời rằng ông Putin "rõ ràng đã phạm tội ác chiến tranh".
Trước đó, Mỹ cũng bày tỏ sự không hài lòng với tòa án này vào năm 2020 khi các công tố viên của ICC cho biết họ muốn điều tra về tội ác của quân nhân Mỹ ở Afghanistan.
ICC được xây dựng theo mô hình các tòa án được Mỹ hậu thuẫn ở Nam Tư và Rwanda nhưng Mỹ đã rút khỏi tòa này vào năm 2002. Mỹ cũng thông qua một đạo luật cho phép sử dụng "tất cả các phương tiện cần thiết và thích hợp", bao gồm cả vũ lực, để phóng thích bất cứ người Mỹ nào hoặc công dân của một nước đồng minh nếu họ bị ICC bắt giữ.
Khoảng 45 quốc gia không công nhận thẩm quyền của Tòa Hình sự quốc tế, trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ, Israel, Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ.
Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine kéo dài khiến nền kinh tế Nga gặp nhiều khó khăn bởi các lệnh cấm vận từ nhiều quốc gia. Đồng thời cũng khiến độ tín nhiệm của Tổng Thống Nga Putin bị giảm đi đáng kể và có nhiều biến động.
Mức độ tin tưởng của công chúng Nga đối với Tổng thống Vladimir Putin trong tuần qua giảm 0,3%, xuống còn 79,7%.
Hãng tin TASS dẫn kết quả một cuộc thăm dò do Trung tâm Nghiên cứu Dư luận toàn Nga thực hiện được công bố ngày 17/3 cho hay, khi được hỏi về sự tin tưởng đối với ông Putin, 79,7% người được thăm dò trả lời là có (giảm 0,3% trong 7 ngày).
Trong khi đó, tỷ lệ tán thành công việc của Tổng thống Nga giảm 0,7% so với kết quả cuộc khảo sát trước, xuống còn 76%.
Tổng thống Ukraine chỉ trích NATO vì không lập vùng cấm bay, Putin nêu điều kiện đối thoại Ukraine Hoàng Phúc08:51:56 05/03/2022NATO đã cố tình quyết định không đóng cửa bầu trời Ukraine, Tổng thống Zelensky viết trên mạng xã hội Facebook vào cuối ngày 4/3. Chúng tôi tin rằng các nước NATO đã tự nghĩ ra câu chuyện rằng, việc đóng cửa bầu trời Ukraine sẽ kích động sự đối đầu trực tiếp...
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Báo cáo